Hăy Ngủ Yên T́nh Yêu   Quỳnh Dao Pages  1  2  3  4  Next 
Chương 1

Hôm nay, nhà có dạ hội, nhưng tôi vẫn ở yên trong pḥng, hướng mắt về những chuỗi sáo đan bên cửa sổ. Những chuỗi sáo tạo bằng những hạt cây, lớn có, nhỏ có, tṛn, dài, mắc thành hàng trước mặt. Chính v́ nó mà có lần Lục B́nh - chị tôi đă khó chịu.


- Đây là pḥng ngủ chứ phải quán cà phê đâu mà lại mắc sáo? Con nhỏ ǵ lúc nào cũng kỳ cục khác người!

Tôi nhún vai:

- Chị tôi quả chẳng hiểu ǵ hết, sáo là vật trữ t́nh nhất của Trung Hoa xưa naỵ Không tin chị cứ đọc thơ cổ nhiều sẽ biết ngay.

- Thôi, đừng dở giọng gàn đó ra nữa.

Chị B́nh nhún vai.

- Ai lại không biết tiểu thư thứ hai trong nhà này là thi sởi một cây chứ?

Tôi chua ngoa không kém:

- Không dám ạ. Niêm luật c̣n chưa rành làm ǵ tôi dám nhận danh dự cao quư đó. Chị đừng chọc quê, ai cũng biết nhà này có hai đứa con gái, một đứa th́ mới tốt nghiệp ở đại học T, tương lai sáng chói, trái lại cũng có đứa học dốt như ḅ, thi lên đại học mà cũng không đậu!

- Thôi mà!

Chị B́nh bước đến xoa vai tôi:

- Đừng buồn nữa Lăng ạ, trên đời này đâu phải chỉ có ḿnh em thi rớt đâu? Năm nay chẳng đậu th́ c̣n năm tới, năm tới chẳng đậu cũng c̣n năm kia cơ mà.

- Sợ đến lúc chị làm giáo sư đại học rồi em vẫn c̣n lẹt đẹt thi cử mới khổ chứ.

- Lại nói xàm nữa rồi.

Chị B́nh thở ra:

- Tao chịu không hiểu nổi mày, với khối óc thông minh thế này, tao nghĩ...

- Thôi đừng nghĩ ǵ hết.

Tôi cắt ngang:

- Nghĩ cũng vô ích thôi, chẳng giúp được ǵ đâu.

Chị Lục B́nh thương hại nh́n tôi. Chị thế đấy, lúc nào cũng dễ xúc động nhưng thật tốt bụng. Một bà chị gương mẫu! Đột nhiên bao nhiêu buồn phiền vỗ cánh bay hết, tôi cười với chị:

- Thôi, chị cứ ra ngoài đi, yên tâm! Em chẳng hề buồn về chuyện thi cử nữa đâu, cả ngàn người chớ đâu phải chỉ có ḿnh em, vả lại..

Nh́n về phía tấm sáo, tôi đổi nhanh đề tài:

- Chị B́nh này, chị thấy bức sáo này đẹp trang nhă không?

Chị B́nh đưa mắt về phía cửa sổ, tôi biết chị không hề thấy được cái nét đẹp của nó, nhưng cũng gật đầu, chậm răi:

- à, nh́n kỹ, nó cũng đẹp đấy!

Chị Lục B́nh lúc nào chẳng ngoan ngoăn tốt bụng, nhă nhặn, dễ thương. Tuy không thấy bức sáo đẹp, nhưng chị chẳng bao giờ để tôi thất vọng. Cả đời, chị êm xuôi như con nước trên gịng. Học giỏi, hiền lành, không mích ḷng ai. Với mẹ cha, chị đúng mẫu con ngoan. Cha mẹ muốn suốt quảng thời gian cắp sách chị đừng yêu ai, th́ chị vui vẻ vâng theo ngaỵ Đó là sự thực. Chính v́ sự chói sáng của chị, mà trước mắt cha mẹ tôi chỉ là một bóng mờ. Sáo đan thành một bức màn thanh nhă, từng hạt từng hạt rủ xuống như những hạt nước... Sáo buồn chăng? Tôi ngồi yên khi nghĩ đến dạ hội hôm nay ngoài nhà.

Buổi dạ hội hôm nay được mở ra để mừng chị Lục B́nh. Mùa học vừa qua, chị đă tốt nghiệp ở đại học T, trong khi tôi cũng vừa có được mảnh bằng tú tài. Lúc đầu cha định mở tiệc khoa riêng từng đứa, nhưng mẹ không chịu, mẹ bảo đợi tôi thi vào đại học đậu xong sẽ khao luôn. Không ngờ, sau cuộc thi, tôi lại lọt tên trên bảng vàng. Niềm vui chưa kịp th́ nỗi buồn đă đến. Mẹ tôi rầu mấy tháng trong khi tôi cũng không vui được. Buổi tiệc dự tính lặng lẽ quên lăng. Mùa Thu qua rồi Đông đến. Đột nhiên, chị B́nh lại được một hăng buôn danh tiếng ngoại quốc thu nhận, lương bổng hậu, địa vị cao khiến mẹ tôi vui lại, bao nhiêu nỗi buồn phiền cũ như biến mất. Sự sáng chói của chị B́nh đă che khuất được bóng tối của tôi khiến mẹ không phải xấu hổ với bạn bè. Mẹ tôi đánh điện ngay đến nhà hàng đặt tiệc, mời đầy đủ khách quen từ thân nhân đến những người bạn cũ của ḿnh thời c̣n ở đại học. Tất cả mọi người đều vui, chỉ có tôi là tối tăm với bức rèm buồn.

Sắp hơn bảy giờ rồi, khách chắc đă đến đầy đủ, tiếng cười nói từ pḥng khách vọng ra khiến bụng tôi như bị cồn cào. Định xuống nhà bếp kiếm món ǵ để ăn, nhưng không hiểu sao tôi vẫn không đứng dậy được, không lẽ ngồi yên đây chịu đói? Những hạt sáo trước mặt tṛn như món cá ṿ viên, như những viên kẹo chocolat thơm phức. Hay là, ta cứ giả vờ tỉnh bơ chường mặt ra tham dự? Chia xẻ niềm vui của chị Lục B́nh? Tôi nghĩ. Nhưng khi nghĩ đến những ánh mắt giả vờ thương hại của mấy d́ mấy cô, nhất là của cả nhà họ Sở. Đúng rồi! Họ cũng có đến dự, năy giờ tuy ngồi trong pḥng nhưng tôi cũng đă nghe giọng ồn ào của bà chủ gia đ́nh này. Lúc nào cũng lớn tiếng khoe khoang. Biết đâu lại chẳng có cả sự hiện diện của hai đứa con của bà tả Sở Liêm và Sở Kỳ. Thôi chịu vậy, thà đói c̣n sướng hơn.

Không biết ngồi thế được bao lâu. Có điều mũi và tai tôi đặc biệt thính, mùi tôm nướng thơm phức từ ngoài qua bao lớp cửa vẫn ḅ được vào mũi tôi, tiếng chén muỗng lách cách đập vào tai như một h́nh phạt. Tối nay có lẽ v́ mời khách quá đông, nên bữa cơm được dọn theo lối self servicẹ Nhắm mắt lại tôi vẫn có thể tưởng tượng đuợc cảnh ồn ào bên ngoài.

Cơn đói bắt đầu hành hạ. Tay chân tôi ră rời trong khi bụng lại rên rỉ. Những chuỗi sáo trước mặt không c̣n đẹp như cách đây mấy tiếng đồng hồ. Tựa lưng vào thành ghế, gác chân lên bàn, tôi nhăn nhó rồi ngâm thơ nhưng cơn đói vẫn không hạ.

H́nh như có tiếng gỏ cửa, tôi giật ḿnh nhỏm dậy:

- Ai đó?

Cửa mở và người bước vào là cha tôi. Người yên lặng đến trước mặt tôi ngắm nghía một lúc hỏi:

- Con ḅ, bộ con định tuyệt thực luôn nơi đây à?

Tôi nghiêng nghiêng đầu, mím môi không đáp:

- Khùng thật.

Cha kéo tôi đứng dậy, vỗ mạnh vào mông đít:

- Sao không đi thay áo, trang điểm ǵ cả; nh́n vào mái tóc rối của con cha thấy chẳng khác con vịt lười xấu xí tí nào. Thấy bà chị con không? Nhưng thôi con là con, cha không bắt con phải giống nó. Con không muốn tham dự dạ hội cũng được, nhưng không có quyền chết đói… Để coi nào...

Cha giả vờ nghĩ ngợi một chút:

- Hay là cha ra ngoài ăn cắp hai dĩa cơm vào đây để cha con ḿnh cùng ăn nhé?

Tôi không nhịn được cười, bá lấy cổ cha hôn mấy cái.

- Cha dễ thương quá, thôi để con cùng ra với cha vậy. Con đói quá rồi.

Cha tôi trợn mắt:

- Con quyết định tham dự dạ hội nữa à? Đồ quỷ, thế mà cứ măi làm eo!

- Lúc bụng đói rồi th́ muốn làm eo làm cũng không nổi.

Cha cười:

- Thế ra ngoài ấy con không sợ cọp cắn sao?

Tôi trợn mắt:

- Con sợ bây giờ có nguyên con cọp con ăn cũng không đủ nữa là...

Cha tôi cười, người vuốt lấy mái tóc ngắn của tôi:

- Tử Lăng, cha cho con biết, tuy con không rạng rỡ bằng chị con, nhưng con mới là hạt ngọc quư của chạ Đi gỡ đầu đi để chúng ta c̣n tham dự dạ hội nữa chứ? Hôm nay khách đông lắm đấy, con c̣n nhớ chú Quư Vân Châu không? ông ấy hôm nay mang cả cậu em trai lại, anh chàng trông “phông” lắm, ra nghe hắn nói dóc đă ghiền lắm... à mà c̣n anh chàng Đào Kiếm Ba nữa, hắn cứ đeo chặt chị con như sam... Nhà họ Sở hôm nay đến dự cả nhà. Sở Liêm, Sở Kỳ đông đủ... Con mà không dự hôm nay th́ uổng lắm...

Tôi đến bàn trang điểm thật nhanh, gỡ lại mái tóc rối, nhưng càng gỡ nó càng rối thêm, đôi mi sậm của tôi trông thô quá, mong ḿnh đẹp như chị Lục B́nh chỉ là một sự mơ tưởng viễn vông... Nhưng không hiểu sao phải mơ thế chứ? Ta là ta mà? Tôi hất hàm nh́n vào kính. H́nh ảnh đứa con gái mặc áo hoa đỏ với chiếc quần túm cao bồi trông ngơ ngáo quá chừng. Đây không phải là y phục của dạ hội. Nhưng mặc! Ta là ta mà. Quay lại tôi nắm tay cha:

- Xong rồi, đi cha!

Cha ngắm tôi một lúc, hỏi:

- Mặc thế này à?

- Vâng, có mặc đẹp hơn th́ con vịt xấu xí cũng không biến thành thiên nga được.

Cha nghe tôi nói cười to:

- Thôi được, ra nhanh để không món cà ri ḅ với tôm nướng hết bây giờ!

Tôi đánh ực nước bọt. Nghe cha nói thèm ghê, cha nh́n tôi có vẻ thích thú. Chúng tôi cùng bước ra pḥng, đóng cửa lại xuống lầu và đi thẳng vào pḥng khách.

Chương 2

Vừa bước đến cửa. Khung cảnh trước mặt đă khiến tôi chùn chân. Khách không ngờ lại đông thế, người nào quần áo cũng sang trọng cả, họ tụ từng nhóm đứng rải rác khắp pḥng. Tiếng cười nói ồn ào, tiếng bát đĩa khua động khiến tôi bâng khuâng không hiểu có nên bước vào không?

Chỉ cần nh́n phớt tôi cũng thấy được hai thành phần chánh tham dự. Lớp tuổi già với mẹ làm trọng tâm gồm bác Sở, bác Đào, d́ Hà... Đều là những người bạn cũ của mẹ thời Đại Học. Họ đang huyên thuyên về quá khứ vàng son, về sự kiêu hănh với lớp con cái mới lớn và chồng con... May là cha tôi khá thuận buồm trên đường sự nghiệp, đỡ cho mẹ cảnh thua kém mấy d́, cũng như sự rạng rỡ của chị Lục B́nh che khuất được sự tối tăm của tôi, khiến mẹ hănh diện với khách, bằng không có lẽ nguy mất... Hạng tuổi thứ hai đến dự là lớp trẻ trang lứa với chúng tôi. Sở Liêm, Sở Kỳ, Đào Kiến Ba, Hứa Băng Khiết, Hứa Băng Thanh... Đang quây cuồng bên chị Lục B́nh. Máy đang buông những điệu nhạc dễ thương của Love Story, Đào Kiến Ba không rời chiếc Tây Ban Cầm, có lẽ anh chàng vừa mới trổ tài xong... Khung cảnh vui vẻ thế này chắc không tránh được màn khiêu vũ... Và có lẽ sẽ kéo dài đến khuya.

Cha và tôi vừa bước vào, chú Quư Vân Châu đă chạy đến. Chú là bạn thân của cha lại làm cùng sở nên lúc nào cũng gần như một bầu tâm sự. Cha nh́n tôi rồi đưa mắt về những đĩa thực phẩm ra hiệu xong bỏ theo chú Châu. C̣n lại một ḿnh, thấy chẳng ai để ư đến sự hiện diện của ḿnh, thoáng buồn. Nhưng rồi lại vui ngay, họ thấy chỉ tổ khổ thêm với những lời an ủi thương hại.

Tôi lặng lẽ bước tới bàn, lấy dĩa gắp đầy thức ăn. Càng không được thiên hạ chiếu cố càng no bụng. Ai cũng đă có khẩu phần riêng cả, chỉ có tôi đứng tại bàn ăn nên tha hồ. Chọn xong thức ưa thích, tôi bước ra sân thượng. Đúng như điều dự đoán ngoài sân thật vắng, lựa chiếc bàn thấp, ngồi xuống, tôi bắt đầu “làm việc”.

Tiếng cười nói gần như bị nhốt kín trong pḥng. Sân thượng vắng và lạnh. ánh trăng với những cḥm sao treo cao trên bầu trời. Gió thoảng nhẹ, chiếc áo ngắn của tôi không đủ cản bớt sự rét mướt của đêm. Nhưng tôi không vào nhà. Cà ri ḅ và tôm nướng khá hấp dẫn. Sự no nê sẽ làm ấm dần cơ thể, tôi bắt đầu nghĩ ra tại sao người xưa hay xử dụng từ ngữ “đói rét” đi chung. Có đói người ta mới cảm thấy rét.

Chiếc đĩa sạch nhẵn, th́ miệng tôi lại khô và cay, bây giờ mới nhớ ra là ban năy quên lấy thêm một bát canh hay một ly nước. Tôi bắt đầu thấy bực ḿnh và ước ao một thức uống.

Có bóng đen ở đâu hiện ra trước mặt.

- Nếu tôi không lầm th́ h́nh như cô đang cần một món giải khát?

Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên. Trước mặt là một gă đàn ông có đôi mắt sáng và tô chè ngút khói. Gă không c̣n trẻ lắm, ít ra cũng trên ba mươi. ánh trăng tỏa rộng soi tỏ đôi mày sậm và nụ cười phớt nhẹ khiêu khích.

- Ông là ai?

Tôi khó chịu:

- Năy giờ ông nh́n trộm tôi ăn phải không?

Gă đàn ông cười. Hắn tự ư kéo ghế đến ngồi trước mắt tôi.

- Làm ǵ mà khó chịu như vậy? Tôi thích nhất những người ăn uống tự nhiên như cô.

- Hừ.

Tôi trợn mắt, nhưng không quên nâng chén chè nóng lên hớp một hơi:

- Nhưng tôi đâu có quen ông?

- Th́ tôi cũng thế.

Gă đáp. Tôi nóng mũi.

- Lăng xẹt!

- Tôi không quen ông làm sao ông quen tôi được chứ?

Gă đàn ông vẫn tỉnh bơ.

- Thế tại sao Elizabeth Taylor không quen tôi mà tôi vẫn biết cô ta thế?

- Nhưng tôi không phải là Elizabeth Taylor.

Gă con trai b́nh thản, móc thuốc ra cầm trên tay.

- Tôi hút thuốc được chứ?

- Không!

Tôi quắc mắt. Gă nhún vai, rồi bỏ thuốc và diêm vào túi.

- Cô khó tính quá!

- Ai bảo ông gây sự trước làm ǵ? Người ta đă trốn vào kẹt dùng cơm, cứ chạy lại phá đám.

Gă chống tay lên cằm, chăm chú nh́n tôi.

- Nhưng tại sao cô phải trốn?

Tôi quắc mắt.

- Ông làm ǵ ṭ ṃ như vậy?

- Tôi nào có ṭ ṃ? Chẳng qua tôi buồn cho chủ nhân buổi dạ hội hôm nay thôi.

- Buồn cái ǵ?

- Trong một dạ hội thành công thế này mà chủ nhân lại thiếu sót để cho một cô khách bị bỏ bê.

Trời! Th́ ra là hắn lầm tưởng tôi cũng là khách. Tôi trợn mắt nín cười nhưng không được. Gă ngạc nhiên.

- Cô cũng biết cười nữa à? Nhưng cười ǵ đó?

Tôi nhún vai.

- Cười sự tốt bụng của ông. Ông là ǵ của chủ nhân? Bạn à? Chủ nhân nhờ ông tiếp đón tôi đó chứ?

Hắn thật thà.

- Không, đây là lần đầu tiên tôi đến đây.

- Tôi biết.

- Làm sao cô biết? Cô là khách thường xuyên ở đây?

- Vâng.

Tôi dùng nĩa vẽ vẽ lên bàn:

- Thường lắm, gần như ở hẳn nơi đây.

- Thế tại sao cô không vào trong kia với mấy người trẻ tuổi. Họ đàn hát vui vẻ quá cô thấy không?

Tôi lắng tai, quả thật có tiếng đàn Guitar. Có lẽ Đào Kiếm Ba đang biểu diễn tài nghệ, ngón đàn của chàng thật tuyệt vời. Bản “Oh!Hge” của ban The Beattle với tiếng hát của Sở Liêm giọng thổ âm thanh trầm ấm, phụ họa bằng những giọng nữ trong đó có cả giọng chị Lục B́nh. Sở Liêm cũng giống như chị Lục B́nh, bao giờ cũng là trung tâm thu hút của các cô.

Tôi cắn nhẹ môi, gă lại tiếp.

- Đó, cô nghe chứ? Sao không vào trong ấy vui với họ đi?

Tôi quay lại.

- Thế c̣n ông?

- Tôi à? Tôi không c̣n thuộc lớp tuổi sung sướng đó nữa.

Gă đáp. Tôi ngắm gă.

- Tôi chẳng thấy ông già tí nào.

Gă cười.

- Nhưng so với cô th́ tôi già lắm rồi, ít ra tôi cũng hơn gấp đôi tuổi của cô.

Tôi bực ḿnh.

- Ông tưởng tôi c̣n trẻ lắm à? Lầm rồi, đừng thấy tôi ăn mặc giản dị thế này mà ông cho tôi là con nít, cho ông hay năm nay tôi mười chín rồi đấy.

Gă đàn ông nhướng mày.

- Thấy chưa, tôi đoán có sai đâu, tôi vừa hơn cô đúng mười chín tuổi.

- Thế ông ba mươi tám rồi à?

Gă gật gù.

- à, thế có già chưa?

Tôi lắc đầu cười, không đáp. Gă tiếp:

- Già như vậy, tôi c̣n có quyền dự cuộc vui của họ không?

Tôi gật đầu.

- Thế cô sẵn sàng cùng tôi nhập bọn với họ chứ?

Tôi nghiêng nghiêng đầu làm dáng suy nghĩ, rồi đứng dậy xoa tay vào quần.

- Vâng, tôi xin ch́u theo ư ông.

Gă thanh niên mở to mắt.

- Cô nói thế là thế nào?

Tôi mỉm cười.

- Tôi không muốn trong một buổi dạ hội thành công lại có người lẻ loi..

- Cô nói thế nghĩa là...

- Vâng.

Tôi đứng khom người tới trước:

- Tôi là con gái thứ hai của gia đ́nh họ Uông này. Ông đă từng trông thấy bà chị vừa đẹp vừa duyên dáng và thông minh của tôi th́ ông cũng nên biết qua tôi, một đứa con gái vô tích sự. Ông trời bao giờ cũng thật b́nh đẳng, đă mang đến cho gia đ́nh này một đứa con gái thông minh, th́ phải cho thêm một đứa ngu dốt để cân xứng...

Gă yên lặng đứng nghe tôi nói rồi chậm răi.

- Ngu dốt kiểu cô, sợ có người muốn mà vẫn không được chứ.

Tôi bối rối.

- Tại ông không biết đó, chứ tôi vừa mới thi rớt... Đại Học.

Gă nhướng mày:

- Cô thi rớt đại học?

- Vâng, ngay cả trường bết nhất tôi cũng thi không lọt.

Gă tṛn mắt:

- Vậy có sao đâu?

Tôi bứt rứt:

- Thế mà không sao à? ông không biết ở trong một gia đ́nh như gia đ́nh chúng tôi th́ không vào được đại học là cả một sỉ nhục lớn. Chị tôi đấy suông sẻ không, tốt nghiệp đại học, sắp xuất ngoại tu nghiệp để lấy chồng thạc sĩ, tiến sĩ... C̣n tôi, chẳng ra ǵ cả, thế mà vẫn chưa nhục à?

Gă lắc đầu:

- Đâu phải học Đại Học mới nên người, chỉ cần sống hồn nhiên vui vẻ như cô là đời quá đẹp, vả lại trong xă hội mới có nhiều điều ta cần học hỏi hơn ở Đại Học chứ?

Tôi đứng yên nh́n gă không chớp mắt.

- Ông là ai?

- Tôi họ Quư tên Vân Hoàn.

Tôi chợt hiểu:

- à, th́ ra ông là em của chú Châu, thế tôi có phải kêu ông bằng chú không?

Gă lại cười, nụ cười thật ấm.

- Tùy ư cô, nhưng tôi phải gọi cô là ǵ chứ? Không lẽ gọi là kẻ bất đắc dĩ của gia đ́nh họ Uông à?

Tôi cười:

- Tôi là Uông Tử Lăng - Cánh ấu màu tím, v́ tôi ra đời nhầm mùa hoa ấu nỡ.

- Tử Lăng à? Tên nghe đẹp quá.

Anh chàng lại nh́n tôi:

- Bây giờ bỏ qua chuyện cũ hết nhé? Chúng ḿnh vào nhà đi, ở ngoài này thêm một tí nữa tôi sợ cô bị cảm đỏ mũi quá.

Tôi lại cười:

- Ông vui thật, tôi không muốn xem ông như người lớn tí nào cả.

- Nhưng tôi cũng không thích cô xem tôi như một tên hề.

Hoàn nói, tôi cười tọ Gió lộng làm rối cả tóc, tôi thích thú:

- Vậy chúng ḿnh cùng vào nào anh Hoàn!

Vân Hoàn nhún vai, h́nh như anh chàng chẳng để ư lắm đến cách xưng hô của tôi. Sự trưởng thành và kinh nghiệm của chàng khiến người gần cảm thấy tự tin và cởi mở. Khi đặt chân đến cửa pḥng, tôi nói thêm một câu với chàng:

- Cho anh biết, thật ra tôi không buồn lắm về chuyện tôi rớt Đại Học đâu, chẳng qua tôi bực ḿnh với sự giả vờ thương hại của kẻ khác.

Hoàn cười nhẹ:

- Vâng, tôi biết điều đó.

Chúng tôi bước vào, đúng lúc mấy ông bồi đang lăng xăng t́m đĩa và bát của tôi, tôi chỉ họ với sự thích thú. Gian pḥng đă đổi khác, bàn ăn đă dẹp sang bên, nên rộng hơn, thực khách lớn tuổi cũng về bớt nhiều, chỉ c̣n lại vợ chồng bác Sở, chú Châu, d́ Hà... và đám trẻ. Anh chàng Sở Liêm, Đào Kiếm Ba... bây giờ đă tụ lại giữa pḥng, đàn hát. Sở Liêm và chị Lục B́nh đang biểu diễn một điệu Tango lả lướt, cả hai cùng có những bước nhảy khá đẹp. Họ có vẻ xứng lắm. Nh́n họ đột nhiên tim tôi nhói đau, Vân Hoàn đứng cạnh h́nh như phát giác được sự bàng hoàng của tôi, lo lắng:

- Tử Lăng làm sao thế?

Tôi lấp liếm:

- Vừa đứng ngoài trời lạnh, bây giờ vào chỗ nóng hơi khó chịu một chút.

Rồi không đợi gă lên tiếng, tôi tiếp:

- Xem bà chị tôi ḱa, chị ấy có đẹp không? Tên Lục B́nh nên lúc nào bà ta cũng thích y phục màu lục cả.

Vâng, hôm nay chị B́nh mặc Mini Robe màu lục với chiếc quần patte, thướt tha như một bà tiên. Mái tóc dài óng ả và đôi mắt trữ t́nh của chị nổi bật trong ánh đèn màu. C̣n Sở Liêm? Chàng gần như say trong tiếng nhạc, tiếng bước chân đều nhún nhảy, với đôi mắt dại trong mơ.

Vân Hoàn ngắm chị B́nh một lúc, nói:

- Vâng, chị cô xinh thật!

- Đúng là niềm kiêu hănh của gia đ́nh tôi phải không?

- Vâng.

Anh chàng quay sang tôi:

- Nhưng cô mới chính là linh hồn của gia đ́nh họ Uông này.

Tôi ngơ ngác:

- Ông nói thế là thế nào?

- Cô hồn nhiên, thành thật, lanh lợi, cô có đủ tất cả những yếu tố của một cô gái dễ thương.

Tôi xúc động.

- Cám ơn lời ca ngợi của anh.

Chàng cười, h́nh như Hoàn c̣n định nói thêm ǵ nữa, nhưng cha tôi và chú Châu đă bước đến.

- Hoàn, năy giờ cậu đi đâu mà tôi măi chẳng gặp chứ?

Chú Châu hỏi, anh Hoàn cười nh́n tôi:

- Em bận cứu rỗi một linh hồn cô độc.

Tôi trừng mắt định phản kháng, nhưng cha đă giữ chặt lấy vai tôi.

- Con nói chuyện với chú Hoàn thấy vui không? Chú có nói chuyện ở âu Châu cho con nghe không chứ?

Tôi ngạc nhiên quay sang Vân Hoàn, th́ ra anh chàng vừa từ âu Châu trở về. Chưa kịp hỏi han th́ mẹ tôi lại chạy đến.

- Trời ơi, Tử Lăng. Con ăn mặc ǵ mà kỳ cục vậy? Suốt buổi chiều con ở đâu chứ? Lớn rồi mà chẳng nên nết, mau sang chào các bác các d́ ḱa..

Tôi bị mẹ kéo về phía bác Sở. Bác Sở là người “rất mới”, vừa trông thấy tôi, bác đă vồn vă.

- Sao con không khiêu vũ?

Tôi nhún vai.

- V́ con không muốn phải chào họ trước.

Bác cười x̣a quay sang mẹ.

- Vũ Quyên, coi bộ cô con gái nhỏ của bà càng lớn càng giống tính Triển Bằng đấy.

Triển Bằng là tên ông bố tôi. Nghe nói, thuở c̣n trẻ, người cùng mẹ và bác Sở cùng là bạn thiết, nhiều lúc tôi ngạc nhiên, không hiểu sao cha lại không đi cưới bác Sở mà lại cưới mẹ? Có lẽ... v́ cha tôi quá yếu, bác Sở trai là người đàn ông khá beau.

Mẹ tôi có vẻ không hài ḷng:

- Chị c̣n phải nói, anh Bằng tôi cứ măi nuông ch́u nó mới hư như vậy, có cái đại học mà thi cũng không đậu..

Nữa rồi! Tôi tṛn xoe mắt, nghe mẹ nói tôi muốn độn thổ. May thay, giữa lúc đó Sở Liêm chạy đến.

- Năy giờ Lăng trốn ở đâu? Mau lại đây! Lại đây nhảy cho anh xem cô có khá hơn nào?

Vừa nói chàng vừa kéo tôi ra piste, bây giờ tôi mới để ư thấy, Đào Kiếm Ba đă bỏ chiếc guitar của chàng và đang quay cuồng với chị Lục B́nh. Bản Agogo vui nhộn phát ra từ máy hát, khiến không một người trẻ tuổi nào dừng được chân. Tôi cũng bắt đầu thấy ngứa ngáy, Sở Liêm cười nh́n tôi khuyến khích.

- Bỏ quên chuyện thi rớt đi nhé, Tử Lăng! Tự nhiên nào, cô bé!

Mắt tôi chợt ướt. Chàng trẻ tuổi, đẹp trai có đôi mắt đen nháy lúc nào cũng đa t́nh... Tôi chợt nhớ đến tuổi thơ, ngày đó, tôi, chị Lục B́nh và anh em Sở Liêm, Sở Kỳ suốt ngày vui bên nhau. Chị Lục B́nh với bản tính hiền lành ít nói cố hữu lúc nào cũng im ĺm, trái lại tôi là đứa con gái nghịch ngợm nhất. Sở Liêm thường gọi chị B́nh là “Cô công chúa”, c̣n tôi là “Con bé điên”. Không ngờ, mới đó mà bây giờ đứa nào cũng lớn cả. Chị Lục B́nh vừa tốt nghiệp Đại Học. Sở Kỳ hiện học năn thứ ba, Sở Liêm ra trường đă lâu bây giờ là kiến trúc sư cho một hăng thấu lớn. Thời gian trôi nhanh quá. Trong đám bạn bè chỉ có tôi là không ra ǵ, nhưng khi nh́n ánh mắt trong sáng của Sở Liêm, đột nhiên ḷng tôi ấm lại.

Bản nhạc ồn ào rồi cũng trôi qua, thay vào đấy là một điệu Valse êm dịu, Sở Liêm không buông tôi, đôi tay chàng thật rắn.

- Sao tới tối ṃ mới chịu ra?

Chàng hỏi. Tôi cười nhẹ:

- Nhưng anh đâu có t́m em đâu?

- Nếu ban năy em chưa ra anh đă đi t́m.

- Hừ!

Tôi trề môi:

- Thế anh không sợ chị B́nh bị anh Đào Kiếm Ba cuổm mất à? Suốt buổi chiều anh cứ ngồi canh chừng chị B́nh măi chứ bằng không anh đă thấy em rồi, em ngồi ngoài sân thượng chứ có đi đâu đâu?

- Thế à?

Sở Liêm có vẻ ngạc nhiên:

- Nhưng anh vẫn...

Giữa lúc đó cặp Đào Kiếm Ba và chị B́nh rề đến gần chúng tôi. Chị B́nh nh́n Sở Liêm cười, khiến chàng quên mất đoạn tiếp. Tôi khó chịu nhưng cố nén.

- Anh Liêm, anh muốn tôi giúp không?

- Giúp ǵ?

- Bắt chị B́nh lại.

Sở Liêm nh́n tôi cười.

- Bằng cách nào?

Tôi kéo chàng đi về phía chị B́nh, nói to:

- Chị B́nh, đổi nhau đi!

Tôi đẩy Sở Liêm qua chị B́nh và kéo lấy Đào Kiếm Bạ Cặp Liêm B́nh đă đi xa, tôi mới nh́n thấy đôi mắt khó chịu của anh chàng.

- Định làm tṛ quỷ ǵ thế, cô bé?

Tôi cười buồn.

- Em thích nhảy với anh, vả lại em cũng không phải là cô bé.

Anh chàng có vẻ bực ḿnh.

- Cô đúng là khỉ!

- Nếu thế, chào anh!

Tôi buông Kiếm Ba ra bỏ đi. Đào Kiếm Ba lải nhải cái ǵ sau lưng tôi nghe không rơ. Bây giờ tôi là kẻ đứng ngoài ṿng nh́n vào cuộc vui. Chị B́nh và Sở Liêm có vẻ âu yếm lắm, họ Ôm nhau thật chặt, môi gần kề môi, trong khi Kiếm Ba cũng đă t́m được đồng minh, anh chàng tiếp tục quay cuồng với Sở Kỳ.

Đứng yên lặng một lúc, tôi bước đến ghế, chiếc đàn guitar của Kiếm Ba nằm yên trên mặt nệm. Ôm lên khảy nhẹ, những âm thanh nhỏ vừa tuôn ra đă bị tiếng nhạc trong máy cuốn mất. H́nh như chị B́nh đang cười, những h́nh ảnh ngày thơ lại hiện ra trong đầu tôi..

Có người bước đến ngồi cạnh.

- Cho mượn cây đàn một tí, được không?

Tôi ngước mắt nh́n lên, th́ ra Vân Hoàn, người tôi bỏ quên năy giờ. Trao guitar cho anh chàng, tôi vẫn c̣n ngơ ngác:

- Đi ra ngoài chơi?

Hoàn đề nghị. Tôi bước theo chàng ra cửa. Gió thổi mạnh mang theo hương thơm của hoa. Trăng vẫn sáng, soi tỏ bóng những cành ṭng xanh xuống đường. Hoàn chọn một bậc thềm ngồi xuống, nâng guitar lên khẩy nhẹ, những âm thanh điêu luyện vang lên, tôi ngạc nhiên.

- Tôi không ngờ anh cũng biết đàn.

- Thế à?

Chàng tiếp tục khảy.

- Lúc c̣n ở nước ngoài, tôi đă từng đàn cho một ban nhạc.

Vân Hoàn thật tự nhiên:

- Cô muốn nghe tôi hát không?

Tôi máy móc.

- Vâng.

Và chàng bắt đầu:



... ”Có người thiếu nữ thật buồn,

Nỗi buồn khép kín trong tim,

Nàng mơ t́m một người hiểu ḿnh... ”

Tôi mở to mắt nh́n, khiến Vân Hoàn ngưng hát, cười với tôi.

- Sao? Thế nào?

Tôi lắp bắp:

- Anh thật là kỳ cục.

- Thế cô có muốn cùng anh chàng kỳ cục khiêu vũ không?

Tôi lắc đầu:

- Không. Pḥng khách không phải là nơi để người bất đắc chí khiêu vũ, tôi thích ngồi ở đây nghe anh đàn hơn.

- Thế à?

Vân Hoàn nh́n tôi cười:

- Nhưng cô đừng có buồn như vậy mới được.

- Tôi..

Tôi ngơ ngác. Vân Hoàn tảng lờ, tiếp tục khảy đàn và hát.

“... Có bao giờ nàng biết cho, t́nh trên mắt môi đă cho người thấy vẻ cô đơn...

Tôi yên lặng và mơ hồ cuốn theo tiếng hát, quên hết tất cả.

Chương 3

Sau dạ hội mấy hôm, chị Lục B́nh bắt đầu đến sở.

Chuyện đến sở của chị thật ra chỉ có nghĩa tạm thời, v́ chị đang chuẩn bị cho việc xuất ngoại. Học bổng với chị quá dễ lấy, chuyện thi text sinh ngữ cũng không đáng quan tâm. Nhưng chỉ c̣n chù chừ chưa đi chẳng qua v́ mẹ. Mẹ muốn chị B́nh ở lại thêm một năm. Đó là lư do thứ nhất, lư do thứ hai h́nh như có liên hệ đến chuyện trăm năm của chị, mà tôi đoán tám phần mười là dính dấp đến tên Sở Liêm đáng ghét.

Tại sao Sở Liêm đáng ghét! Tôi cũng không biết? Một buổi sáng, mẹ nói với tôi.

- Mẹ đă nói với bác Sở và thằng Liêm xong, bắt đầu tuần sau, thứ hai, tư và sáu Liêm sẽ đến đây giúp con luyện thêm toán lư hóa và sinh ngữ để sang năm con thi lại Đại Học, gắng nhe con!

Tôi châu mày:

- Thôi con không muốn thi nữa đâu.

Mẹ ngạc nhiên:

- Con nói ǵ? Không thi vô đại học con làm được ǵ? Sợ lấy chồng c̣n không được chỗ khá nữa là...

Tôi khó chịu:

- Ngoài chuyện thi vào Đại Học và lấy chồng ra bộ con gái không c̣n làm được ǵ nữa sao mẹ?

Mẹ trừng mắt:

- Con thấy bây giờ có sở nào nhận nhân viên tú tài không? Vả lại gia đ́nh chúng ta thế này mà...

- Thôi được rồi.

Tôi cắt ngang:

- Vậy th́ sang năm con lại thi Đại Học. Được chứ?

Mẹ cười ngay:

- à, thế mới là con gái ngoan của mẹ.

Tôi ngập ngừng:

- Nhưng nếu sang năm không đậu th́ sao?

- Th́ năm tới nữa.

Mẹ cương quyết:

- Vậy th́ mẹ đi mua thuốc nhuộm tóc cho con đi.

- Chi vậy?

Mẹ ngạc nhiên hỏi:

- Th́ pḥng hờ vậy mà, nếu hai mươi năm nữa mà con vẫn không chịu đậu th́ phải dùng nó, chớ không lẽ để đầu bạc đi thi Đại Học à?

Nụ cười tắt ngay trên môi mẹ, người thở dài:

- Con lúc nào cũng vậy, tại sao con không giống chị con, mẹ đỡ phải lo biết chừng nào.

Tôi buồn buồn:

- Đó chính là lỗi ở mẹ.

Mẹ tôi nhăn mặt:

- Sao con lại nói thế?

- Sanh chị Lục B́nh hoàn toàn như vậy là đủ lắm rồi, ai biểu mẹ tham lam sinh thêm con nữa làm ǵ?

Mẹ ngỡ ngàng, mắt mở to, thật lâu người mới nói:

- Lúc nào con cũng cay đắng với mẹ.

Người bỏ đi về phía cửa, tôi nh́n hàng sáo nơi khung cửa buồn. Bây giờ mới thấy hối hận.

- Mẹ!

Mẹ đứng lại.

- Con xin lỗi mẹ, con không cố t́nh muốn nói như vậy.

Tôi nói, mẹ trở vào vuốt lấy mái tóc ngắn của tôi.

- Mẹ biết, con thi rớt buồn bực nên mẹ không chấp đâu. Sang năm con gắng đậu nhé? Con thông minh chẳng kém chị B́nh con. Chỉ cần cố gắng một chút, đừng thơ thẩn nữa th́ mẹ chắc con sẽ đậu ngaỵ Mẹ sẽ bảo Sở Liêm chăm sóc bài vở con cẩn thận.

Tôi cắn nhẹ môi, nhưng vẫn không ngăn được sự bực dọc.

- Chẳng qua anh ấy muốn lấy ḷng chị B́nh thôi.

Mẹ ph́ cười:

- Con lộn xộn quá, nó đến đây với mục đích ǵ mặc nó, miễn nó vui ḷng kèm con học là tốt rồi.

Tôi nói nhỏ:

- Sức mấy mà anh Liêm vui ḷng làm chuyện đó.

Hôm nay thứ hai, thế là tối nay Sở Liêm sẽ đến kèm tôi. Để quyển Anh văn dày cộm lên bàn, nhưng chẳng học được chữ nào, tôi nh́n chuổi sáo nơi khung cửa mà ḷng vẩn vơ.

Ngồi như thế mấy tiếng đồng hồ, tuổi nhỏ như những chuổi sáo tṛn đan trong đầu. Nó khiến tôi nhớ lại những viên bi ngày cũ. Xưa kia tôi cũng là một tay chơi bi có hạng. Người lớn bảo con gái không nên chơi bi v́ chơi bi sẽ lấm bẩn cả quần áo. Nhưng mặc, v́ Đào Kiếm Ba và cả Sở Liêm lúc ấy cũng không chơi lại.

Với thân tác nhỏ nhắn, tôi hay rủ.

- Anh Liêm, bắn bi với em đi!

Sở Liêm bấy giờ rất hách, chàng tưởng lớn hơn tôi những năm tuổi là to lắm rồi.

- Thôi, Lăng c̣n nhỏ quá!

Tôi không chịu, lắc mạnh đôi bính nhỏ:

- Em lớn rồi, nếu anh không chơi, em khóc ngay cho xem.

Thế là Sở Liêm chịu thua.

- Thôi được rồi, tôi sợ cô lắm!

Chúng tôi bắt đầu, Liêm bị cuốn hút, và cuộc chơi thường kéo dài cả tiếng đồng hồ, măi đến khi áo quần lem luốt vẫn chưa thôi. Chị B́nh và Sở Kỳ đứng gần theo dơi một cách khó tính.

- Thế này có ǵ hay đâu mà mê dữ vậy?

Sở Liêm tuy mê như chết, nhưng vẫn cố chống chế.

- Tại Tử Lăng đấy, nếu không chơi nó giận th́ sao.

- Đúng là nhỏ mít ướt.

Sở Kỳ nói. Tôi có phải là đứa mít ướt hay không? Điều đó có lẽ chỉ có tôi hiểu. Thật ra tôi cũng khá kỳ cục, trừ lúc tôi muốn chơi mà chẳng ai chịu chơi th́ tôi mới khóc, chứ đôi lúc tôi cũng rất lỳ. Có lần, khi tôi vừa mười tuổi và Liêm mười lăm, chàng đă tập tôi lái xe, chúng tôi mượn sân trường sư phạm làm băi tập, Liêm bảo.

- Cứ giữ vững tay lái đi, có anh vịn phía sau cho.

Một ṿng rồi lại một ṿng, tay lái tôi bắt đầu vững, cưỡi xe đạp thú thật, tôi cứ mê mẩn đạp, măi đến lúc Liêm nói.

- Em lái khá lắm rồi, đă năm ṿng qua anh chẳng hề vịn em tí nào cả!

Tôi mới giật ḿnh quay lại. Quả thật chàng cách tôi một quăng khá xa, đột nhiên tôi luưnh quưnh, và chuyện phải đến đă đến. Theo tiếng hét của Liêm, cả xe lẫn người tôi ngă nhoài xuống đất, chân nhói đau, tôi không làm sao đứng lên được, ống quần bị rách một đường dài, máu nhuộm đỏ đầu gối. Tuy đau, nhưng tôi vẫn không khóc.

- Đừng khóc, đừng khóc Lăng nhé!

Sợ tôi khóc, Liêm tái mặt van xin, tôi cảm động.

- Không sao đâu, em chẳng đau tí nào cả.

Tuổi trẻ đă trôi quạ Nó đi thật nhanh, bây giờ tôi đă lớn, tôi không c̣n ba gai như trước, và chàng, chàng đă trở thành một kiến trúc sư trẻ tuổi, tài cao, như mẹ đă nói với cha hôm qua mà tôi lén nghe được.

- Sở Liêm có tương lai, gia đ́nh ta và nó thân nhau từ lâu, em nghĩ nó rất xứng với Lục B́nh, nếu chúng thành hôn nhau, th́ em không mong ǵ hơn.

Lục B́nh và Sở Liêm? Tôi thẩn thờ nh́n lên hàng sáo, từng chuỗi từng chuỗi hạt, lớn có nhỏ có đẹp như những ḥn bị Những ḥn bi mà sự trưởng thành đă đánh mất cũng như tuổi trẻ đă xa vời.

Có tiếng chuông cửa reo, tôi giật ḿnh lắng nghe. Cổng đă mở và tiếng nổ xe gắn máy. Sở Liêm đến kèm tôi học? Tôi ngồi yên trong pḥng, cửa đóng kín không nghe được lời đối thoại trong pḥng khách, nhưng tôi biết chị B́nh đang bận rộn trong ấy. V́ chuyện “học” của tôi, chị đă thay hết ba bộ áo trong một ngày. Tháo chiếc đồng hồ tay xuống, đặt trên quyển văn phạm Anh Văn, tôi yên lặng nh́n sự di động của từng cây kim đồng hồ. Năm phút, mười phút, hai mươi phút... Thời gian trôi qua thật chậm đến hơn bốn mươi lăm phút sau, mới nghe có tiếng chân di động ở cầu thang.

- Ai đó? Vào đi!

Cửa mở, Sở Liêm bước vào, sau khi khép cửa chàng quay lại nh́n tôi cười.

- Lăng hôm nay có vẻ siêng thế?

Tôi chậm răi mang đồng hồ vào tay, yên lặng nh́n nét rạng rỡ trên gương mặt chàng. Bốn mươi lăm phút ngồi dưới lầu đă đủ để cho mắt kia vui, đủ để cho ḷng ai phơi phới.

- Sao anh biết tôi siêng?

Chàng kéo ghế ngồi xuống cạnh:

- Th́ thấy em học Văn phạm Anh văn đó.

Tôi nháy mắt:

- Nh́n một người, bao giờ người ta cũng thích nh́n bề ngoài của người rồi nhận xét, phải không anh? Cũng như anh, anh nh́n thấy quyển Anh văn trên bàn là anh cứ cả quyết tôi đang học.

Chàng yên lặng nh́n tôi, mắt thật bén:

- Tử Lăng, em đang buồn chuyện ǵ à?

Tôi gây sự:

- Sao anh lại biết tôi buồn?

Liêm nh́n một lúc, rồi vuốt nhẹ mũi tôi.

- Đừng điên Lăng. Chúng ta sống cạnh nhau từ bé, không lẽ bao nhiêu đó chưa đủ để anh hiểu em hay sao? Hờn giận vui buồn ǵ em cũng để rơ cả trên mặt.

Tôi nhíu mày:

- Thế có nghĩa là anh rất hiểu tôi?

- Vâng.

- Anh cho là tôi lúc nào cũng siêng năng?

Tôi hỏi, Liêm không đáp ngay, tựa người vào ghế, lấy bút ch́ đặt lên môi ra chiều suy tự Cái nh́n của chàng khiến tôi không trốn được.

- Như thế có nghĩa là em không có xem sách? Thế năy giờ em làm ǵ? Dệt mộng ư?

Tôi bối rối.

- Có lẽ.

- Thế trong mộng có thấy anh không?

Chàng nghiêng tới trước. Một nụ cười đáng ghét!

Tôi sẵn giọng:

- Có, tôi mơ thấy anh biến thành con ễnh ương nằm trong ao, vây quanh có đám lục b́nh. Anh nhảy nhót, kêu gào trong đó, khó nghe quá!

- Thế à?

Chàng cười hỏi, tôi vẫn bướng:

- Vâng.

Chàng ném bút ch́ lên bàn, nh́n thẳng vào mắt tôi:

- Anh không tin, v́ nếu em có mơ th́ em phải thấy anh là chàng Nhái chớ không phải là chú ễnh ương được.

- Nhưng nhái với ễnh ương có khác nhau chỗ nào?

- Thế th́ em lầm rồi. Ễnh ương là ễnh ương, Nhái là Nhái. Nhái là do một hoàng tử trẻ biến ra.

Tôi nhăn mặt:

- Hứ? Thế anh cho anh là hoàng tử à? Vậy công chúa ở đâu chứ?

Chàng cười.

- Công chúa trong tim em đang nghĩ đó!

Trong tim tôi đang nghĩ? Vâng, nàng Công Chúa kia đang ngồi trong pḥng khách chờ Hoàng Tử ḱa. Chàng Nhái và lục b́nh! Tôi lắc đầu xua đuổi. Những ḥn bi ngày nào đă mất cũng như cả một dĩ văng thơ ngây ngày nào cũng bay xạ Tôi thở dài. Niềm vui đă mất. Có tiếng ho nhẹ của Sở Liêm.

- Lăng làm ǵ mà như người mất hồn thế? Có chuyện ǵ buồn cho biết với coi.

Tôi nh́n thẳng vào mắt chàng:

- Anh Liêm.

- Hử?

- Em bắt buộc phải thi vào đại học sao?

Liêm nh́n tôi, lắc đầu:

- Anh không hề nghĩ như vậy.

- Như thế có nghĩa là không nhất thiết em phải vào đại học?

Liêm yên lăng nh́n tôi lắc đầu:

- Chỉ có bác ở nhà mới nghĩ em bắt buộc phải vào đấy thôi, thật ra anh thấy, em có khiếu về âm nhạc, thích văn chương hơn, những điều này không cần vào đại học ta vẫn có thể học được. Tuổi trẻ chúng ta măi khỗ v́ thế, giống như chuyện xuất ngoại của tôi, cha mẹ thường khó cảm thông với con cái.

- Chuyện xuất ngoại của anh thế nào?

- Mẹ tôi muốn tôi phải xuất ngoại, nhưng ra đấy làm ǵ chứ? Tôi thấy đó chẳng qua chỉ là hư danh thôi, cha mẹ cứ nghĩ rằng có con cái qua Mỹ là một vinh dự lớn, họ đâu biết rằng đám sinh viên qua bên ấy có nhiều đứa phải lêu bêu khổ cực, phải đi rửa bát, làm chuyện nhọc nhằn, phục vụ cho mấy tên mũi lỏ. Nếu các bậc cha mẹ mà biết được con cái ḿnh khổ sở như vậy, không hiểu họ có c̣n coi chuyện du học của con cái như một danh dự nữa không.

- Anh nói thế nghĩa là anh không muốn xuất ngoại?

- Có chứ.

Sở Liêm hạ giọng.

- Có điều đó là chuyện tương lai chớ không phải ngay bây giờ. Bao giờ tôi kiếm được một số tiền lớn, tôi sẽ xuất ngoại du lịch, đi chơi chớ không phải để chịu khổ.

- Nghĩa là anh không có ư định du học?

- Vâng, thà mang tiếng bất hiếu c̣n hơn.

- Vậy th́.

Tôi thở ra.

- Tư tưởng anh cũng hoàn toàn trái ngược với ư định của cha mẹ tôi rồi. Người định cho chị Lục B́nh xuất ngoại, nếu anh không đi th́ chuyện giữa anh với chị B́nh tính sao?

Sở Liêm có vẻ khó chịu, chàng nh́n thẳng vào mắt tôi.

- Cô bé, xin cô đừng quan tâm đến chuyện giữa tôi với chị cô, được không?

Nhưng tôi vẫn tiếp tục.

- Như thế có nghĩa là anh và chị B́nh đă hội ư với nhau rồi chứ?

- Trời đất!

Sở Liêm kêu lên.

- Tại sao cô lại thắc mắc kỳ cục vậy?

- Tôi muốn nhờ anh giúp cho một việc.

- Sẵn sàng.

Tôi xếp quyển văn phạm anh văn lại.

- Xin anh giúp tôi bất hiếu luôn. Tôi không muốn thi vào đại học cũng như không có ư định học lên đấy.

Chàng nh́n tôi thật lâu.

- Như thế mẹ em sẽ buồn.

- Vâng, thế c̣n anh, mẹ anh cũng thất vọng về chuyện du học của anh vậy? Sự thật tôi thấy cha mẹ có công sinh thành chúng ta, nhưng không phải v́ thế mà chúng ta bắt buộc phải sống theo khuôn đúc vạch sẵn của người. Đời chúng ta phải được ta làm chủ chứ?

Sở Liêm yên lặng một chút thở dài.

- Đó là điều tôi thường nghĩ đến Lăng ạ. Chúng ta sống cho ai? Cha mẹ hay chính chúng tả Nhưng Lăng cũng không thể phủ nhận chuyện an bày của cha mẹ cho chúng ta chẳng qua chỉ v́ yêu và lo lắng cho ta thôi. Họ cứ nghĩ như thế là họ đang giúp đỡ ta đấy.

- Nhưng nhiều khi v́ yêu quá họ đă đưa chúng ta vào ngơ hẹp.

Sở Liêm nh́n tôi.

- Tử Lăng, em không c̣n là con bé nghịch ngợm ngày nào nữa rồi.

Nhưng tôi không chịu:

- Em vẫn nghịch, có điều sự nghịch đó chẳng cản trở ǵ đến tư tưởng của riêng em. Cho anh biết, tuy ở trong pḥng, nhưng chẳng có một giây nào đầu em ngủ yên cả, lúc nào cũng như có hàng trăm điều vụt qua óc và nếu em nói những điều đó ra, chắc chắn có người không hiểu được em. Họ có thể cho rằng em điên, hay mơ mộng. Anh có thấy những chuổi sáo bên khung cửa không? Chị B́nh cứ măi khó chịu về nó, chị ấy đâu biết rằng, cứ mỗi một hạt gỗ là một giấc mộng con của em.

- Có thể cho anh biết được không?

- Không được, v́ không thể diễn ra bằng lời.

- Thôi được rồi.

Sở Liêm nắm lấy tay tôi:

- Anh sẽ cố gắng giúp em, em sẽ khỏi phải học nữa.

- Thật hé?

- Thật.

Có tiếng động ở cửa, tôi rút vội tay lại. Chị B́nh bước vào với nụ cười trên môi. Tay chị bận mang mâm đầy thức ăn. Mùi thơm ngạt mũi.

- Mẹ bảo tôi mang lên cho hai người dùng đây. Anh Liêm, anh gắng chăm nó cho kỹ, đừng để nó lười nhé.

Sở Liêm nh́n tôi với vẻ lúng túng:

- Em Lăng, em định sau này làm ǵ?

Tôi cười nhẹ:

- Em không mơ ước phải thế này thế nọ, em chỉ mong sao ḿnh được sống đời b́nh thường, vui vẻ, hạnh phúc...

Nói tới đây tôi ngưng lại. Chợt nhớ ra đó là lời của người bạn lạ lùng đêm dạ hội. Quư Văn Hoàn! Một ư tưởng bất thường nhen nhún tôi vội xua ngay và tiếp:

- Em muốn viết văn, làm thơ, học thêm một tí nhạc... như đàn guitar hay đàn điện... Và sống một đời sống b́nh thường.

Chị B́nh đứng cạnh kêu lên:

- Trời ơi, mấy người học hành như vậy đó sao?

Sở Liêm cười:

- Th́ cô ấy đang nói đến sở học của cô ấy đấy chứ?

Chị B́nh có vẻ không hài ḷng:

- Anh Liêm, anh làm tṛ ǵ thế?

Liêm ngẩng đầu lên, đôi mắt đen nháy của chị B́nh như một thứ nam châm, tôi thấy gương mặt anh Liêm đổi khác ngaỵ Hoàng Tử Nhái vừa gặp công chúa đă hiện nguyên h́nh.

- Tử Lăng không muốn học nữa...

Sở Liêm lúng túng, chị B́nh cắt ngang.

- Coi chừng mẹ em giận đấy.

- Nhưng em không muốn học.

Tôi bực ḿnh nói, chị B́nh quay sang anh Liêm:

- Thôi được, nhưng hôm nay chẳng học, thế mấy người ở măi trong này làm ǵ? Sao không xuống lầu nghe nhạc chứ?

Anh Liêm chưa phản ứng, chị B́nh đă kéo lấy tay anh.

- Đi anh, xuống nghe nhạc.

Sở Liêm đứng dậy, nhưng không quên mời tôi:

- Xuống luôn nhé Lăng?

Nhưng tôi đă từ chối ngay:

- Không tôi c̣n bận nhiều chuyện lắm.

Hai người đă bước ra khỏi pḥng, cửa lại khép, chỉ c̣n ḿnh tôi với bức rèm thưa. Bên ngoài những ánh sao khuya lấp lánh, khung cảnh buồn như một áng mây.

Người ngồi mơ với mộng
Duyên kia ai ơ thờ
Buồn nghe từng giọt đọng
Ngỡ ngàng trong cơn mơ
Thiên thu, sương sầu rơi
Nghe lang thang tơ trời
Ơ hờ như giấc mộng
Mấy mùa thương người ơi
Đêm qua nghe gió thổi
Đêm nay hoa rụng rơi
Mùa xuân nào có đợi
Ai nghe chăng đôi lời

Viết xong bài thơ, tôi ném bút, nh́n bức rèm thở ra, tất cả như giấc mộng ră rời.

Chương 4

Trời vừa sáng, không khí trong gia đ́nh đă nặng trịch.

Không cần hỏi, tôi cũng biết nguyên nhân là bắt đầu ở tôi, tối qua chắc Sở Liêm đă có thưa chuyện với cha mẹ. Gương mặt mẹ nặng hơn ch́, chị Lục B́nh th́ lúc nào cũng trầm lặng, có điều hôm nay không hiểu sao chị ấy lại nh́n tôi kỳ cục thế. Tôi là quái vật chăng? Chỉ có cha, vẫn cười nói b́nh thường, nhưng không khí ở bàn ăn vẫn nặng. Không khí của một ḷ thuốc súng, chỉ cần ng̣i nổ được châm là... ”Bùm!”

Tôi sợ nhất là những màn căng óc, v́ vậy vừa lúc chị B́nh đến sở là tôi t́m cách vù ra khỏi nhà ngay, với cớ là dự sinh nhật của người bạn thân không thể vắng.

Lang thang ngoài phố một ngày trời, nh́n người qua lại, đếm những viên gạch đỏ lót trên phố, ngắm những món hàng trưng trong tủ kính, những kiểu tóc mới thời trang... Đói ghé hàng quán dọc đường quất một vắt ḿ một chén cá ṿ viên, ly đậu đỏ nước đá, thêm miếng khô mực, thời giờ c̣n lại tôi chui vào rạp hát xem một phim vơ hiệp đấm đá gây cấn... Và phải đuổi hai tên ăn không ngồi rồi tán tỉnh, đến năm giờ chiều khi tay chân mỏi ră rời, tôi mới chấm dứt một ngày lang thang. Đứng trước cổng, lúc đặt tay lên bấm chuông, tôi đă tự nhủ.

- Bây giờ là lúc phải đối diện với thực tế, ta không có quyền trốn chạy nữa.

Người mở cổng cho tôi là chị Tú. Chị giúp việc cho chúng tôi hơn năm năm và là một tai mắt trung thành của tôi. Vừa thấy tôi, chị đă cười nói.

- Nhà có khách, cô ạ.

Có khách! Thế th́ nhất rồi, mẹ sẽ không bao giờ hài tội tôi trước mặt khách. Tôi bước nhanh qua sân chạy vào nhà.

Nhưng khi vừa bước vào pḥng khách, tôi dội ngay v́ khách đây chẳng phải ai khác hơn là chú Châu và chú Hoàn. H́nh như họ đang nói chuyện vui lắm, thấy tôi bước vào, tất cả ngưng câu chuyện.

Mẹ hét:

- Giỏi chưa, thế mà mẹ tưởng con đă quên mất lối về nhà rồi chứ.

Nghe mẹ nói, tôi biết ngay điều ḿnh đoán sai bét, mẹ chẳng ngại sự hiện diện của chú Châu, khai chiến ngay với tôi. Tôi lúng túng, không thể trốn ngay lên lầu được nên quay sang.

- Chào chú Châu ạ.

Đến Quư Vân Hoàn, tôi bỗng khựng lại. Anh chàng đang nh́n tôi với đôi mắt cởi mở.

- Sao? Quên tôi rồi à? H́nh như hôm dạ hội tôi có nói chuyện với cô nhiều lắm mà, không lẽ chóng quên thế?

Hoàn nói, tôi lắc đầu.

- Không phải thế, tôi không những không quên ông mà cũng không quên cả ngón đàn guitar của ông nữa, có điều tôi chẳng biết ḿnh phải gọi ông là ǵ cho phải lẽ.

- C̣n xưng hô ǵ nữa. Cha cắt ngang - Gọi là chú luôn chứ có ǵ thắc mắc.

Tôi thối thác.

- Cả hai đều là chú hết, không lẽ con phải gọi là chú lớn chú nhỏ sao, kỳ quá.

Chú Hoàn cười lớn, cha tôi trừng mắt.

- Lăng, cha thấy con càng lớn càng hư đấy nhé!

Chú Hoàn vội can.

- Có ǵ đâu, cô Lăng nói cũng phải dấy, thôi th́ cứ gọi tôi bằng tên cũng được.

Nhưng cha tôi có vẻ khó chịu.

- Không được, gọi người vai lớn hơn ḿnh ai lại gọi bằng tên bao giờ.

Vân Hoàn cười.

- Thôi mà, có ǵ mà quan trọng hóa thế, ở tây phương nhiều lúc con gọi cha mẹ bằng tên đó có sao đâu, tôi thấy con người quư là ở tấm ḷng, chớ đâu phải ở danh xưng anh ạ.

Chú Châu chen vào.

- Thôi được rồi, con bé nó muốn gọi thế nào th́ gọi đi, vả lại thằng Hoàn cũng đă là thằng mất gốc rồi.

- Hồi nào. Vân Hoàn căi lại - Anh đừng vơ đoán thế, tôi chẳng hề mất gốc đâu, vả lại tập tục th́ có cái tốt cũng có cái xấu, tốt th́ ta giữ c̣n xấu th́ bỏ đi chứ có ǵ đâu mà phải nói.

- Thôi được rồi. Cha tôi nhảy vào can - Gọi sao cũng được cả.

Không khí cởi mở trở lại, nhưng mẹ tôi đă bước tới.

- Này Tử Lăng, con lúc nào cũng pha tṛ được. Bây giờ chào hai chú xong th́ theo mẹ lên lầu, đừng đứng đây làm rộn cha và hai chú. Mẹ có chuyện riêng muốn nói với con.

Nguy rồi! Mẹ không bỏ qua chuyện cũ, thế th́... Tôi đưa mắt đảo một ṿng trong pḥng, gặp ngay ánh mắt thích thú của Vân Hoàn “Lăng không cần phải lên Đơi Học, chỉ cần Lăng sống một cuộc đời hồn nhiên vui nhộn hạnh phúc là sung sướng lắm rồi.” Lời của chàng chợt hiện qua tim.

Tôi quay sang nh́n mẹ, rồi từ từ ngồi xuống ghế.

- Mẹ muốn nói ǵ con cũng biết hết rồi. Vậy th́ cứ nói ở đây đi.

- Cái ǵ? Mẹ châu mày - Con dám đem chuyện đó ra nói trước mặt mọi người à?

- Có ǵ đâu mà phải ngại? Ai lại không biết chuyện con thi rớt đại học, nó đâu c̣n là chuyện bí mật nữa đâu mà mẹ sợ mắc cở. Đối với chuyện thi rớt thật ra con cũng rất tiếc, nhưng dù sao th́ nó cũng xảy ra rồi...

Mẹ mở to mắt.

- à, đây không phải là chuyện học tiếc hay không, mà mẹ muốn bàn với con là tương lai con sau này, chuyện cũ mẹ bỏ qua hết, nhưng chuyện hôm nay đây... Thật mẹ không hiểu con muốn ǵ nữa. Tại sao nhờ Sở Liêm đến kèm cho con, con lại khước từ? Nếu con chê Sở Liêm nó dạy không hay mẹ sẽ nhờ người khác hoặc cho tiền con đi đến mấy chỗ dạy luyện thi...

Tôi nhẫn nại không nổi, lên tiếng.

- Mẹ, cho con nói một câu?

Mẹ nh́n tôi chờ đợi.

- Không phải con không muốn anh Liêm dạy mà là con không muốn học nữa.

Mẹ trợn mắt, quay sang cha tôi.

- Nữa rồi, Triển Bằng, con gái anh như vậy đó, anh cũng nên nói vào mấy tiếng xem.

Tôi đứng dậy, thu hết can đảm.

- Đừng nói ǵ hết, chạ Mấy năm nay lúc nào cha với mẹ cũng muốn con phải thế này phải thế kia măi, bây giờ con cảm thấy đă đến lúc cha mẹ phải cho phép con phát biểu ư kiến riêng của con chứ? Con không muốn học nữa!

Gian pḥng trở nên nặng nề, tất cả mọi người đều đổ dồn về nh́n tôi.

Mắt cha bén và nghiêm, trong khi mẹ có vẻ thật khó chịu.

- Được rồi. Cha lên tiếng - Thế bây giờ con không muốn học, con muốn làm ǵ chứ?

Tôi nói nhanh.

- Lang thang chơi thôi!

- Cái ǵ! Mặt cha tái hẳn - Đừng có tưởng bấy lâu nay được dễ dăi nuông ch́u rồi con muốn ǵ th́ muốn. Lang thang? Sao con có ư tưởng kỳ cục như vậy?

Tôi nh́n thẳng vào mắt cha.

- Đừng hiểu lầm hai tiếng đó cha ạ. Cha biết suốt ngày hôm nay con đă làm ǵ không, con thả rong hết đường này sang đường khác, nh́n khách bộ hành qua lại trên đường, đếm những tảng gạch đỏ lót trên lộ, nhưng óc con không yên nghỉ, con suy tưởng và quan sát. Con không biết sau này con sẽ làm ǵ, nhưng con là một người b́nh thường. Thưa cha, cha đừng ngó một đứa b́nh thường như con phải trở thành rồng thành phụng. Trên đường phố, nh́n hàng trăm hàng ngàn người qua lại, con nào thấy ai là rồng là phụng đâu. Cứ lấy gia đ́nh chúng ta ra làm thí dụ đi, cha đă từng học qua đại học, môn học chính của cha là triết, nhưng cha có là một triết gia đâu? Bây giờ cha cũng chỉ là một thương gia b́nh thường như bao nhiêu người khác. C̣n mẹ, mẹ cũng vậy, thuở xưa mẹ cũng đă từng tốt nghiệp ở đại học kinh tế, nhưng bây giờ mẹ cũng chỉ là một bà nội trợ b́nh thường. Xa hơn nữa chú Châu đây, chú cũng tốt nghiệp ban sử địa, nhưng cũng không khác ǵ cha với nghề xuất nhập cảng. Chỉ có ông Vân Hoàn đây là con không biết thôi, có điều con chắc chắn ông ấy cũng không hơn ǵ một người b́nh thường.

Vân Hoàn có vẻ thích thú với lời tôi, hắn cười lớn.

- Hay thật, tôi chưa hề nghe một ai dám phê b́nh một cách thành thật như thế.

Mẹ trợn mắt.

- Trời ơi, cái con nhỏ này nó điên rồi, anh Bằng! Anh c̣n ngồi yên đó để nó nói ǵ th́ nói sao. Thứ ǵ mà không biết cha biết mẹ, biết lớn biết nhỏ ǵ hết.

Tôi thở dài.

- Mẹ chẳng hiểu con tí nào cả.

- Phải, tao làm sao hiểu được mày. Mẹ đă nổi cơn thịnh nộ - Sinh con sinh những đứa như mày chỉ được cái buồn khổ thôi.

Cha vội can.

- Thôi mà...

Rồi người quay sang tôi.

- Tử Lăng, đó là tất cả những ǵ con nhận thức được sau một ngày lang thang đó phải không?

- Vâng.

- Con nghĩ rằng sau này con sẽ...

- Con sẽ giống cha mẹ hiện tại, có học đại học hay không con cũng chỉ là một người b́nh thường, lấy chồng sinh con như bao nhiêu người mẹ khác.

- Lấy chồng? Mẹ hét lên - Nhưng ai chọn lấy một đứa như mày chứ?

Tôi cười buồn.

- Thế, theo mẹ có học đại học mới lấy chồng được sao? Nếu không có người muốn con, th́ con nghĩ dù con có học đến thạc sĩ hay tiến sĩ cũng chẳng có ma nào t́m. Vả lại, đàn ông họ lấy vợ chớ đâu phải lấy bằng cấp đâu mẹ?

Mẹ đỏ mặt.

- Phải rồi, mày lúc nào cũng có lư, mấy cái lư lẽ khác đời của mày...

Cha tôi ngăn mẹ.

- Vũ Quyên, đừng hét nữa em.

Người quay sang tôi, thở ra.

- Cha nghĩ, cha hiểu con muốn ǵ rồi, lư lẽ của con đă khuất phục được cha.

Ngừng lại một chút người tiếp

- Nhưng đừng tưởng là con b́nh thường, con chẳng b́nh thường tí nào cả.

Mẹ giận dữ.

- Ông lại theo phe nó, làm cha như ông thật.

- Vũ Quyên! Cha cắt ngang - Em đừng nóng nảy thế, con lớn rồi nó biết tự lo cho thân nó. Rồi quay sang tôi người nói - Tử Lăng, cha đồng ư với con, con có quyền không thi vào đại học nữa.

- Con xin cảm ơn cha!

Tôi đáp. Trong một phút giây ngắn ngủi, tôi chợt thấy thương cha vô cùng, chỉ có người là hiểu tôi.

- Tử Lăng, cho cha biết, ngoài việc suy tư và quan sát ra, hiện con có định làm ǵ nữa không?

Cha hỏi. Tôi quay sang Vân Hoàn, tự năy giờ anh chàng vẫn đưa mắt ṭ ṃ nh́n tôi.

- Thưa cha, con định học một cái ǵ, trước hết có lẽ sẽ học đàn. Anh Hoàn, anh có sẵn ḷng dạy tôi không.

Hoàn đáp nhanh.

- Sẵn sàng!

Nhưng chú Châu đă can Hoàn.

- Không được, cậu quên là cậu c̣n phải trở về âu Châu nữa sao?

Vân Hoàn nhún vai.

- Với đứa bốn bể là nhà như tôi th́ bao giờ về âu Châu chẳng được?

- Thế có nghĩa là anh Hoàn đă nhận lời?

Tôi hỏi. Hoàn cười gật đầu.

- Vâng, nhưng cô phải mua đàn trước. Hay là bao giờ rảnh tôi đi với cô, có tôi mới chọn đàn tốt được.

Cha nh́n tôi:

- Một nguyện vọng của con đă thành, bây giờ con c̣n muốn ǵ nữa không?

- Con định đọc sách, viết lách... Cha biết không, con thích nhất là âm nhạc với văn chương.

- Thế à? Cha ngẫm nghĩ - Đến bây giờ cha mới biết, cha biết muộn quá.

- Nhưng c̣n hơn là không biết. Tôi nói - Có nhiều bậc làm cha mẹ chẳng bao giờ chịu t́m hiểu con.

- Trời ơi, phải t́m hiểu cả con à? Mẹ hét - Cha mày dung túng mày thế kia không biết rồi sau này đời mày sẽ đến đâu.

- Không có ǵ đâu mẹ. Tôi đáp - Con sẽ học, học thật nhiều cách sống.

- Trời ơi, sống mà cũng phải học sao?

Mẹ lại kêu lên, tôi bước đến cạnh người:

- Vâng, thưa mẹ, mẹ làm ơn hiểu cho con một chút coi. Con muốn sống theo con đường do chính con vạch ra, mẹ hăy giúp con sống. Vả lại với hoàn cảnh gia đ́nh ta hiện tại, cha không cần con phải làm việc để phụ giúp gia đ́nh, hăy để con được thoải mái ít lâu, mẹ đă có chị B́nh rồi, không lẽ mẹ muốn có một Lục B́nh thứ hai nữa th́ cũng như mẹ chỉ có một đứa con thôi. Con phải khác chị B́nh như thế mẹ mới có đến hai đứa chứ?

Mẹ có vẻ khó chịu.

- Mày làm tao nhức đầu quá, thế bây giờ mày định làm ǵ chứ?

- Con làm ǵ xin mẹ đừng bận tâm. Bây giờ con chỉ cần mẹ đồng ư cho con miễn chuyện thi lên đại học thôi.

Mẹ bối rối nh́n tôi rồi lại nh́n cha, người thở dài.

- Thôi được rồi, con không phải con riêng của mẹ, cha con đă không cản th́ con muốn làm ǵ th́ làm, mẹ chỉ lo không biết rồi đời con sẽ đi về đâu.

Làm sao biết được chuyện đó khi chính tôi c̣n không biết? Có điều hăy vui trước đă. Tôi ôm mẹ, hôn dài.

- Cảm ơn mẹ quư!

Mẹ lắc đầu có vẻ dỗi.

- Có lẽ mẹ không đáng quư, v́ mẹ chưa hiểu được con.

Vân Hoàn bước đến với nụ cười trên môi.

- Chuyện đó không có ǵ lạ cả. Hiểu nhau đâu phải là chuyện dễ trên đời này.

Chàng nh́n tôi cười:

- Chúc mừng cho cô đấy, cô bé bất đắc chí!

Bất đắc chí? Có thật tôi bất đắc chí không hay chẳng qua chỉ là một thứ tài chẳng gặp thời? Tôi cười với nụ cười e thẹn trên môi. Giữa lúc đó, đột nhiên có tiếng xe gắn máy nổ ngoài cổng. Ồ! chàng Sở Liêm! Tôi thích thú. Phải cho chàng hay ngay mới được. Những kẻ phản kháng đồng minh. Ta đă thắng! Tôi xông về phía cửa kính, vừa lúc xe của Sở Liêm chạy vào cổng, nhưng niềm vui tôi chợt tắt ngay, trên xe không phải chỉ có một ḿnh Sở Liêm, mà c̣n bà chị đẹp đẻ và cao quư của tôi nữa.

Xe đă ngừng lại, cả hai xuống xe, nắng chiều rọi trên người trên mặt họ, những khuôn mặt rạng rỡ vui sướng. Sở Liêm là kẻ đầu tiên bước vào nhà.

- Dạ chào hai bác ạ, con đă đưa Lục B́nh về đây. Tưởng sở làm của B́nh ở đâu xa không ngờ chỉ cách sở con có mấy bước, từ rày về sau, con sẵn xe sẽ rước B́nh luôn, nhưng bác có sẵn cơm tối cho con ăn không chứ?

Gương mặt âu sầu của mẹ rực rỡ ngay.

- Ồ, cái ǵ chớ chuyện đó cậu khỏi lo, làm ǵ khách sáo thế, đến đi không bao giờ để cậu đói đâu.

Chị B́nh chậm răi bước vào, lúc nào cũng vậy, trông chị thật đài các. Mái tóc dài bị gió thổi rối, che lấy một phần khuôn mặt đỏ hồng của chị, không biết có phải v́ gió hay v́ một lư do ǵ khác. Trông thấy chú Châu và Hoàn, chị nhỏ nhẹ chào hỏi. Sở Liêm h́nh như đến bây giờ mới biết nhà có khách và tôi, chàng bước tới với nụ cười thật tươi.

- Ồ, quư vị Ở đây mở hội nghị à?

Tim tôi thắt lại, tôi quên hết những điều định kể lại với chàng, đầu óc trống rỗng, tôi bước về phía Vân Hoàn.

- Anh nói sẽ đưa tôi đi chọn guitar?

- Vâng.

- Thế đi ngay bây giờ được không?

Vân Hoàn nh́n tôi một lúc, mới gật đầu.

- Được chứ.

Chàng quay sang cha xin phép:

- Ông Bằng, xin phép ông cho tôi đưa cô Lăng đi mua guitar nhé?

Mẹ kêu lên:

- Làm ǵ đấy? Đến giờ cơm rồi mà?

Vân Hoàn cười:

- Dạ không sao đâu, quư vị cứ dùng cơm tự nhiên đừng chờ.

Nhưng mẹ vẫn hét:

- Làm ǵ mới gió đó cái mưa liền vậy? Cậu Hoàn cũng điên như nó nữa à?

- Sống ở đời mấy khi được điên mà chẳng điên. Thôi đi Lăng!

Tôi và Vân Hoàn bước nhanh ra cửa, tôi chẳng thèm nh́n ai hết, đến ngoài cổng, Hoàn mở cửa chiếc xe du lịch màu đỏ.

- Lên đi Lăng.

Tôi nh́n xe ngạc nhiên:

- Xe của anh đây à? Tôi không ngờ anh mà cũng có xe nhà.

Hoàn cười đóng cửa xe lại.

- Cô c̣n không biết nhiều thứ về tôi lắm Lăng ạ.

Yên lặng ngồi vào xe, đầu tôi quay cuồng quanh h́nh dáng Sở Liêm và bà chị đẹp đẽ. Tim tôi đau thắt, nước mắt muốn tràn ra mị Vân Hoàn không mở máy cho xe chạy ngay, chàng đưa cho tôi chiếc khăn tay.

- Lau mắt cô đi!

Tôi cầm khăn lau những giọt nước mắt thừa lăn trên má.

- Xin lỗi anh.

- Đừng nói thế, tôi hiểu Lăng lắm.

Chàng nói, giọng ấm và nhẹ.

- Chúng tôi trưởng thành bên nhau, ngay từ khi c̣n bé dù đă biết Liêm và chị tôi mới là những người xứng nhau. Anh Liêm giỏi, chị B́nh đẹp và học hay, thế mà không hiểu sao tôi vẫn cứ ganh tức.

Vân Hoàn xiết lấy tay tôi.

- Đừng nói nữa, bây giờ chúng ta đi mua guitar nhé, tôi bảo đảm với Lăng là chỉ trong ṿng ba tháng Lăng sẽ đàn giỏi cho xem.

Chàng mở máy, xe bắt đầu chạy. Tôi ngồi yên với h́nh bóng Liêm và B́nh:

Vâng, tôi đúng là con bé bất đắc chí!

Chạy một lúc, chàng quay sang nh́n tôi, rồi một tay giữ lái, một tay cho vào túi móc bao thuốc.

- Tôi có thể hút thuốc được chứ, Lăng?

Chàng vẫn tế nhị như hôm dạ hội. Tôi nhớ lại chuyện trên sân thượng hôm đó chợ ph́ cười. Không ngờ chỉ mới gặp nhau có hai lần mà chúng tôi lại thân nhau vô cùng. Đỡ lấy gói thuốc, lấy một điếu đặt vào môi Hoàn rồi châm lửa.

Phà khói một lúc, Hoàn mới nói:

- Nếu Lăng biết ḿnh cười đẹp đến độ nào, có lẽ Lăng sẽ thích cười hơn.

Tôi lại cười và vơi đi phần nào nỗi ấm ức.


Chương 5

Vân Hoàn và tôi đă mua được guitar. Dù tôi không chịu chàng vẫn trả tiền và bảo đă lâu rồi Hoàn muốn được như thế. Cây đàn mua được một cách khó khăn, Hoàn đă thử rất lâu mới t́m được một cây vừa ư. Chàng đàn ngay tại chỗ một bản danh ca Huê Kỳ, tiếng đàn trong và dồn dập như suối chảy, như mưa sa, tôi mê mẩn, thế mà Hoàn vẫn lắc đầu chê:

- Cây đàn này chỉ xài tạm thôi. Dù sao Lăng cũng mới học nên không cần đàn tốt lắm, bao giờ giỏi tôi sẽ mang đàn tôi đến cho, nghe tuyệt lắm.

Tôi ngây thơ.

- Sao tôi nghe tiếng đàn nào cũng giống nhau hết hà?

- Bao giờ Lăng rành, Lăng sẽ phân biệt được từng âm thanh của từng cây đàn Tây Ban Cầm một.

Tôi ṭ ṃ.

- Nhưng anh học đàn ở đâu thế?

Vân Hoàn cười không đáp.

Mua xong guitar, Hoàn đưa tôi đến một hiệu ăn ở đường Bắc Trung Sơn. Tôi không nhớ hiệu ăn đó tên ǵ, có điều cách bài trí bên trong thật lạ mắt. Tôi tưởng chừng như ḿnh đang ở trên một chiếc tàu lưới cá và giây thừng giăng khắp nơi. Những bó đuốc tạo cảnh thơ mộng. Tường lót bằng ván to bản có mắc cả neo. H́nh ảnh thật hoang dại. Lúc chúng tôi bước vào, nhạc từ máy đang vẳng ra bản “Mưa rơi trên người em” càng khiến tôi lại vào cơi giới xa lạ nào.

- Không ngờ ở thành phố Đài Bắc mà cũng có một tiệm ăn thế này.

Tôi nói, chàng cười nhẹ:

- Mới mở đấy.

Có một người dáng dấp như quản lư bước đến bên Vân Hoàn, nói nhỏ mấy câu rồi bỏ đi. Một lúc bồi bàn đến, có lẽ Hoàn là khách quen ở đây.

- Uống rượu nhé? Để mừng sự chiến thắng của Lăng?

- Chiến thắng của tôi?

Tôi ngơ ngác. H́nh bóng của Sở Liêm và Lục B́nh lại hiện ra óc, tôi cảm thấy câu nói của chàng như lời châm biếm chua cay.

- Không phải sao? Lăng vừa khỏi phải thi lên Đại Học đấy?

Đúng rồi! Tôi cười nhẹ Hoàn nói nhỏ với bồi bàn mấy câu, rồi quay sang tôi.

- Ở đây họ bán cơm tây, Lăng ăn được không?

Tôi gật đầu, chàng đưa menu ra hỏi:

- Ăn ǵ?

Tôi lựa món beefsteak tiêu đen trong khi chàng chọn món cá chiên sà lách. Khi bồi bàn bỏ đi, tôi hiếu kỳ với cách bài trí trong quán ăn nên cứ nh́n quanh. Hoàn hỏi:

- Thích không?

- Thích. Chắc anh thường đến đây lắm?

- Vâng.

Chàng cười, một lúc hạ giọng:

- V́ tôi là chủ quán ăn này.

Tôi trố mắt, chàng hỏi:

- Ngạc nhiên lắm à?

Tôi vẫn chưa tin, Hoàn nhún vai.

- Đúng như điều Lăng ban năy nói, tôi không phải là rồng hay phụng ǵ hết, tôi cũng chỉ là một thương gia tầm thường.

- Thật không ngờ.

Tôi lắp bắp:

- Thế mà tôi tưởng anh ở âu Châu mới về chứ?

- Vâng.

Vân Hoàn đáp:

- Thật sự tôi vừa ở âu Châu mới về, nhưng về là v́ quán ăn này đây. Ở nước ngoài tôi cũng có mấy tiệm ăn. Một ở Rome và một ở San Francisco.

- Hả?

Tôi trố mắt:

- Thế mà tôi không ngờ anh là chủ quán ăn.

- Điều đó đă đánh mất sự kính nể của Lăng với tôi, phải không?

Mắt chàng thật sắc, tôi không thể nói dối được nên thú nhận:

- Vâng, tôi cứ nghĩ anh là một nghệ sĩ hay một nhạc sĩ chứ?

Vân Hoàn cười.

- Thế ông nghệ sĩ hay nhạc sĩ th́ cao quư hơn một chủ quán ăn sao Lăng?

- Tôi...

Tôi ấp úng:

- Tôi cũng không biết.

- Lăng lầm rồi.

Hoàn tựa người vào thành ghế, nhả khói:

- Bao giờ Lăng lớn hơn một chút, Lăng sẽ thấy rằng giá trị của một nghệ sĩ và một thương gia chẳng khác nhau đâu. Một họa sĩ lúc bán tranh th́ cũng chỉ là một thương gia thôi. Con người cao quư hay không, không phải ở nghề nghiệp mà là ở trên phương diện tư tưởng và t́nh cảm.

Tôi ngỡ ngàng nh́n Hoàn, chàng vẫn ngắm tôi với nụ cười trên môi.

- Rượu mang tới rồi ḱa.

Bồi bàn đẩy xe ăn lại, giống như những h́nh ảnh trong xi nê, một thùng đá lớn trong có vùi chai rượu đẹp. Hai chiếc ly cao cẳng để trước mặt chúng tôi. Bồi kéo chai rượu ra. Một tiếng nổ lớn với miệng chai sùi bọt, tôi ngạc nhiên.

- Cái ǵ thế? Champagne à?

- Vâng.

Chàng vẫn cười:

- Để mừng sự tự do của Lăng.

- Nhưng tôi chưa hề uống rượu bao giờ.

- Không sao đâu.

Hoàn nói:

- Nó nhẹ lắm, như nước ngọt thôi, không say đâu.

Chàng nâng ly lên:

- Xin mừng cho Lăng.

- Mừng cái ǵ chứ? Anh đừng quên tôi là con bé bất đắc chí nhé.

Tôi nói, chàng nh́n tôi thật lâu.

- Người ta nếu chẳng bất đắc chí th́ làm sao biết được đắc chí là ǵ? ở trên đời này cái ǵ cũng là giả tạo, chỉ có niềm vui mới đích thật, v́ vậy tôi mong rằng Lăng sẽ vui sướng luôn.

- Kể cả tiền bạc cũng là giả?

- Vâng, chỉ bao giờ tiền bạc mang lại được niềm vui th́ nó mới có giá trị.

- Thế tiền của anh có mang lại được điều đó không?

- Có lúc có.

- Chẳng hạn.

- Như bây giờ.

Lời của Hoàn làm tôi khó chịu, chàng vội nói.

- Đừng hiểu lầm ư tôi Lăng ạ. Tôi chỉ muốn nói nhờ nó tôi t́m được chỗ yên tĩnh, nhấp tí rượu mà không bị ai quấy rầy thế thôi.

Tôi không hiểu chàng nói ǵ. Nét nhăn vẫn hằn trên trán, chàng cười nói.

- Đừng nghĩ ǵ mệt óc, bao giờ Lăng lớn lên Lăng sẽ hiểu, c̣n bây giờ ta uống rượu nhé?

Tôi nâng ly hớp một hớp nhỏ, rượu có vẻ chua khiến tôi nhăn mặt.

- Tôi thấy rượu không ngon tí nào cả.

Tôi nói, chàng đặt ly xuống, lấy thuốc ra mồi.

- Tại chưa quen đấy thôi, bao giờ quen Lăng sẽ thấy thích ngay.

- Anh vừa uống rượu vừa hút thuốc à?

- Vâng.

Vân Hoàn chớp mắt:

- Tôi nhiều tật xấu lắm.

- Thế bà nhà chịu được sao?

Vân Hoàn có vẻ xúc động:

- Ai nói chuyện vợ tôi với cô?

- Không ai cả.

- Thế tại sao cô biết tôi có vợ?

- Với một người đàn ông ba mươi tám tuổi như ông, có sự nghiệp, có tiền th́ bao giờ chẳng là trung tâm điểm cho phụ nữ vây quanh, tôi không tin là ông chưa có vợ.

Vân Hoàn yên lặng nh́n tôi, chàng yên lặng thật lâu, khói thuốc tỏa mờ khuôn mặt. Tôi không biết phải nói ǵ nên cứ ngồi hớp rượu.

Một lúc lâu, chàng mới dụi tắt thuốc và vui vẻ trở lại.

- Trời ơi, champagne chớ đâu phải nước lạnh mà uống nhiều thế, coi chừng say à.

- Thế tại sao ban năy anh bảo không say.

Tôi hỏi, chàng nhăn mặt.

- Tôi đâu ngờ Lăng lại uống thế này, thôi để tôi gọi bồi mang lại chai coca tốt hơn.

- Không cần, chỉ cần anh nói chuyện nhiều một chút tôi sẽ ít uống ngay.

- Nói ǵ chứ?

Chàng có vẻ khó chịu.

- Cô muốn khơi lại vết thương của tôi hay sao?

- Đó là vết thương à?

Tôi ngỡ ngàng.

- Thế mà tôi không biết.

Vân Hoàn hớp một hớp rượu, hỏi.

- Cô biết thuở xưa tôi học ngành ǵ không?

- Không biết.

- Tôi học kiến trúc ở trường đại học Thành Công.

Chàng chậm răi kể.

- Sau khi ra trường tôi sang Mỹ, học về trang trí và bốn năm sau tôi đă nổi danh tại đấy.

Vân Hoàn ngưng lại, nh́n quanh.

- Tiệm ăn này là chính tôi trang trí, cô thấy thế nào?

Hớp rượu trong miệng khiến tôi không trả lời được, Vân Hoàn cười xoay xoay chiếc ly trong tay.

- Lúc ở Mỹ tôi chuyên môn trang trí cho những gian hàng, quán ăn, café tervạ Với nghề này tôi kiếm được số tiền lớn nhưng cũng chẳng nhiều lắm, rồi một hôm, đột nhiên tôi năy ư mua cổ phiếu. Tôi đă đánh bạo mua mười ngàn cổ phần của một công ty dầu hỏa, đang t́m mỏ dầu trong một sa mạc, số cổ phần đó gần như vô giá trị trong năm đầu. Tôi thất vọng v́ công ty trên không t́m ra được dầu lửa nên trở về với nghề trang trí xưa và hầu như quên lăng chuyện cũ. Cho đến một hôm, đột nhiên hăng dầu báo tin đă t́m được dầu. Cổ phần của tôi lên giá gấp mấy mươi lần, và tôi chợt thấy ḿnh trở thành triệu phú.

Vân Hoàn ngưng lại một chút, hỏi:

- Lăng có nghe qua những chuyện như thế bao giờ chưa?

Tôi lắc đầu.

- Chưa.

- Đó là những chuyện gần như truyền kỳ chỉ có ở Mỹ.

Vân Hoàn nhấp tí rượu.

- Đúng như điều Lăng nói, người trẻ tuổi giàu có và độc thân dễ bị hôn nhân quyến rũ, chỉ ba tháng sau là tôi cưới vợ.

Tôi hớp một hớp rượu.

- Thế bây giờ bà ấy ở đâu? Mỹ hay âu Châu?

Vân Hoàn nh́n tôi.

- Tôi cũng không biết.

- Sao vậy.

Tôi ngạc nhiên, chàng tiếp tục.

- Cô ta đẹp lắm. Đẹp đến độ bất cứ người đàn ông nào trông thấy cũng phải si mệ Người Mỹ.

- Vợ anh người Mỹ?

- Vâng, một người đẹp tây phương, kích thước đúng tiêu chuẩn Hollywood! Có một bận tôi tưởng là ḿnh đă đến thiên đàng. Hạnh phúc là một cái ǵ thần tiên, nhưng rồi chỉ mấy tháng sau, mộng tôi vỡ, tôi bắt đầu khám phá ra người vợ của tôi chỉ có một thân xác hấp dẫn, c̣n ngoài ra chẳng có ǵ cả. Nói chuyện với nàng, chẳng bao giờ cảm thông được. Cuộc hôn nhân trở thành địa ngục và hai năm sau, cho nàng một số tiền lớn, chúng tôi ly dị nhau.

Người hầu bàn đă mang súp, beefsteak và cá của chàng ra. Tôi trải khăn, cầm dao và nĩa lên nh́n chàng.

- Ăn đi! Không ăn tí nữa lạnh mất ngon.

Vân Hoàn bảo, tôi vừa cắt thịt vừa hỏi tiếp.

- Rồi sau đó?

- Sau đó à?

Chàng ngẫm nghĩ một chút nói.

- Có một bận tôi gần như sa lầy, tất cả trở thành vô nghĩa hết với tôi. Tôi có tiền, có sự nghiệp, nhưng không biết ḿnh sống để làm ǵ và... Tôi qua âu Châu.

Hoàn cắn một miếng cái, tiếp:

- Năy giờ tôi quên cho Lăng biết là ngay từ lúc c̣n ở đại học, tôi đă mê guitar như chết. Sang đến Mỹ tôi nhảy vô ban hợp ca nhưng không v́ thế mà bỏ guitar và sau đó thời gian ở Aâu Châu, nỗi buồn khiến tôi khuây khỏa bằng cách đăng tên vô một băng nhạc ở pḥng trà làm tay đàn guitar duy nhất. Lăng tin không chứ?

Tôi mở to mắt nh́n chàng, nói.

- Tôi bắt đầu cảm thấy, bất cứ một huyền thoại nào cũng có thể có với anh hết.

Vân Hoàn cười và tiếp tục ăn, tôi ṭ ṃ.

- Thế anh đàn được bao lâu?

- Suốt thời gian du lịch ở âu Châu, đến đâu tôi cũng đàn cho hộp đêm hết, và chính nhờ thế mà tôi cảm thấy thích mở tiệm ăn...

- Và anh bắt đầu kinh doanh nghề mới? Tiền bạc kiếm được khá nhiều nên anh mới trở về nước đầu tư?

- Vâng. Hoàn nh́n tôi cười.

- Sao ăn ít thế, không ngon à?

Tôi bối rối.

- Dạ không phải, chỉ tại đây là lần đầu tiên tôi ăn món beefsteak ướp tiêu, tưởng món ăn Tây Phương nhạt nhẽo, đâu ngờ nó lại cay thế này.

- Để gọi món khác cho Lăng nhé?

- Không cần.

Tôi hớp một hớp rượu.

- Bây giờ tôi đă thấy choáng váng, chắc ăn chẳng được nữa đâu. Champagne này hơn nước ngọt nhiều, tôi bắt đầu thấy thích rồi đấy.

- Lăng uống nhiều quá.

Vân Hoàn lo lắng.

- Lăng say rồi đấy.

Tôi lắc đầu giữ chặt lấy ly.

- Không có đâu, anh cứ kể tiếp chuyện của anh đi.

- Phần sau Lăng biết hết rồi c̣n ǵ nữa đâu mà kể.

- Không, tôi không tin.

Tôi phản đối, thế là chàng tiếp tục kể, những chuyện vui buồn ở âu Châu, gái Tây phương thế nào, những cuộc gặp gỡ kỳ la... Tôi yên lặng nghe, yên lặng hớp rượu. Đầu tôi càng lúc càng nặng, mắt không c̣n tỏ nữa, tôi chỉ nhớ rằng lúc ấy tôi đă cười thật to, cười như dại, nhưng chẳng biết v́ sao lại cười như vậy. Măi đến khuya, Hoàn mới đưa tôi ra khỏi tiệm ăn, đẩy tôi lên xe. Tôi dật dờ không biết ǵ cả, lải nhải đọc thơ đủ loại, lúc xe ngừng lại trước nhà tôi c̣n đọc cả bài “Cơn mộng xa” của tôi.



“Người ngồi mơ với mộng

Duyên kia ai ơ thờ

Buồn nghe từng giọt đọng

Ngỡ ngàng trong cơn mơ ”

Tôi bị đẩy xuống xe, rồi kéo vào pḥng khách, thế mà tôi vẫn cười, vẫn tiếp tục ngâm thợ Sở Liêm chưa về, vẫn c̣n ngồi trên ghế. Mẹ trông thấy tôi bước vào đă hét.

- Trời ơi, Lăng! Mày lại làm tṛ ǵ thế?

H́nh như tôi tỉnh được rượu phần nào. Tôi nghe tiếng Vân Hoàn hối tiếc xin lỗi.

- Thật tôi không ngờ cô ấy lại uống nhiều thế...

- Uống rượu à?

Mẹ hét.

- Cậu Hoàn, cậu biết con gái tôi bao nhiêu tuổi không? Nó đâu phải như mấy cô gái bạn cậu được.

Tôi lắc lư đứng thẳng người. Thấy Sở Liêm đứng đấy, khuôn mặt tái mét. Tôi nh́n chàng khiêu khích.

- Ồ anh Liêm, ông hoàng tử Nhái, công chúa của hoàng tử đâu rồi?

Tôi đảo mắt t́m, Lục B́nh ngồi gần đấy với khuôn mặt bất măn. Tôi sờ lên mặt ḿnh, lè nhè.

- Ồ, tôi đâu có mọc thêm con mắt hay mũi ǵ đâu mà chị nh́n tôi lạ vậy chị B́nh?

Tiếng chị B́nh rú nhỏ.

- Trời ơi, nó điên rồi.

Vâng, tôi điên rồi. Làm người mấy khi gặp dịp để điên, dại ǵ mà không điên? Tôi lắc lư tiến về phía Sở Liêm, nói to:

- Anh Liêm, chắc anh không ngờ rằng, một đứa con nít như tôi đă sống được một buổi tối tuyệt vời như hôm nay, phải không? Tôi mới quen một anh chàng thật kỳ lạ, hắn có thể biến ra hàng trăm hoàng tử khác nhau, anh tin không?

Đại khái tôi đă nói được như thế, rồi ngă phịch xuống ghế và chẳng c̣n biết ǵ nữa.

o0o


 

Pages  1  2  3  4  Next