Những Ngày Xanh   Archibald Joseph Cronin Pages  1  2  3  Next   
Lời giới thiệu

Archibald Joseph Cronin sinh tại Tô Cách Lan năm 1896.
Ông học Y khoa ở đại học Glasgow.
1916, thế chiến thứ nhất ông t́nh nguyện gia nhập hải quân với cấp bậc Trung úy Y sĩ.
 
Chiến tranh kết thúc, ông trở lại tiếp tục học Y khoa.
Rồi ông tập sự bốn năm trong những khu vực hầm mỏ phía nam vùng Wales.
 
Thời gian này ông thu thập được rất nhiều tài liệu về đời sống cơ cực của dân lao động nghèo, nhất là đời sống của thợ thuyền trong hầm mỏ.
Nguyên tác: The Green Years
Dịch giả:
Minh Quân - Mỹ Lan


Sau đó, ông chuyển hẳn về Luân Đôn và mở pḥng mạch tại khu vực phía Tây khá nhiều năm.
Kế đến, v́ sức khỏe kém ông buộc phải ngừng làm việc để dưỡng bệnh.
 
Là bác sĩ, A. J. Cronin có nhiều dịp tiếp xúc với đủ hạng người, đầu óc tinh nhạy không chỉ trong lĩnh vực nghề nghiệp nên ông hiểu rơ tâm t́nh, cá tính, mặt tốt cũng như mặt xấu của từng người. Nhờ vậy, ông đă tích lũy được số vốn lớn, rất quư cho việc trước tác về sau, khi phải bỏ nghề y, vào năm 1930.
 
Văn nghiệp của ông bắt đầu… và vừa đặt bút, ông thành công ngay ở tác phẩm thứ nhất: “Lâu đài người bán nón” (1931). Những tác phẩm khác kế tiếp ra đời cũng đều được đón tiếp nồng nhiệt, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
 
Tại Việt Nam, chúng ta được đọc khá nhiều sách ông qua các bản dịch, tiêu biểu nhất, ngoài “Lâu đài người bán nón” c̣n có “Thành tŕ”, “Gươm công lư”, “Số phận của Robert Shannon” v.v…
 
Ông có lối viết giản dị, chân thật, chính xác, đầy hấp lực. Từ kẻ hung bạo, vô lương, thâm độc đến người thuần phác, đôn hậu, vị tha, qua ng̣i bút tinh sắc của ông họ đều như sống thật, đi lại, nói năng, hành động… Cá tính họ nổi bật rất tự nhiên, không chút gượng ép. Văn ông giàu t́nh tiết, hết sức lôi cuốn mà không sa đà. Ông tả hạng người thế nào th́ phong cách biểu hiện đúng như thế. Điều đáng kể nhất là tác phẩm ông chan chứa ḷng nhân mà không hề có giọng dạy đời, công thức.
 
Hiển nhiên, chúng tôi không xác quyết là văn ông hay nhất. Tuy vậy, có một điều quan trọng để người thưởng ngoạn đánh giá tác phẩm, ấy là sau khi đọc xong ta cảm thấy yêu đời hơn lên, muốn phấn đấu chớ không nản ḷng, bỏ cuộc.
 
Với niềm tin ấy, chúng tôi gửi đến bạn đọc quyển sách nhỏ này.


Chương 1

Nắm chặt tay bà ngoại, tôi bước ra khỏi nhà ga tối om, tiến vào thành phố xa lạ, sương mù bao phủ.
Hôm nay, lần đầu tiên gặp mặt ngoại tôi nhưng tôi sẵn sàng chờ đợi bàn tay dịu hiền che chở của người. Tôi cũng sẵn sàng để yêu thương, tin tưởng bà tôi dù là t́nh cảm trong ḷng không được… tự nhiên mấy và dù bà tỏ ra rất vồn vă, săn đón đứa cháu mồ côi, bạc phước của người… Bên cái máy tự động bán sô cô la, bà tôi mua cho tôi một miếng, đó là thứ quà tôi rất thích, song tôi vẫn khó mà vui cho được.
Có lẽ do bà cháu tôi gặp nhau đột ngột quá, và phần nữa bởi khuôn mặt bà tôi cằn cỗi, chất chứa đầy lo lắng khác hẳn khuôn mặt xinh xắn, tươi đẹp của mẹ tôi, cho nên dù tôi đă được người ta cho biết trước đó là người đă sinh ra mẹ tôi, tôi vẫn ngỡ ngàng, bối rối.
   Bà cháu tôi khởi hành từ Winton và suốt cuộc hành tŕnh dài dặc bà tôi ngồi đối diện với tôi trong toa xe hỏa hạng ba. Bà tôi phục sức đơn giản, áo vải màu xám sờn cổ, một khăn quàng bằng lông thú mỏng quấn quanh cổ, đôi hoa tai đen, nhỏ, lủng lẳng và một món nữ trang rẻ tiền nhận hột đá đo đỏ, nom bà c̣n buồn bă hơn cả chính tôi.
Đôi mắt không ngớt nh́n ra khung cửa sổ, đôi môi mấp máy như đang nói mà không thành lời, thỉnh thoảng bà ngoại đưa khăn lên phất phất vài cái trước mắt như để đuổi những con ruồi ĺ lợm: dáng bộ bà hết sức nôn nả.
Xuống ga, bà ngoại vui vẻ một chút, mỉm cười âu yếm và nắm chặt tay tôi:
- Con không khóc nữa! Con ngoan quá! Con có thể đi bộ về nhà với bà chớ? Không xa lắm đâu, con ạ!
Muốn người vui ḷng, tôi quả quyết rằng tôi đi bộ được. Trong thoáng chốc chiếc xe ngựa độc nhất đón khách bỏ xa chúng tôi, rời ga.
Vừa đi, bà tôi vừa chỉ cho tôi những dăy nhà to lớn, cốt để tôi được thêm hăng hái. Chúng tôi đi sâu vào con đường lớn dẫn vào thành phố.
Con đường như thể lắc lư theo nhịp bước, tai tôi vẫn c̣n ù ù v́ tiếng sóng gầm trên mặt bể Ái Nhĩ Lan.
Ngang một dinh thự khá đẹp có những hàng cột đồ sộ bằng đá mài, trước mặt tiền có bày hai khẩu đại bác và một cột buồm cao, bà tôi cất giọng hănh diện:
- Robert này, đây là Ṭa Đô sảnh của Levenford. Đẹp ghê không? Ông ngoại con làm việc trong đó. Ông lo việc Vệ sinh Công cộng.
Tôi băn khoăn suy luận thầm: ông ngoại? À! Chắc là chồng bà ngoại, mà bà ngoại là mẹ của mẹ ḿnh vậy th́ ông là cha của mẹ ḿnh?... Ông có hiền không? Ông ấy là cha của mẹ ḿnh chớ không phải là cha ḿnh, vậy th́…
Tôi bắt đầu mỏi chân và bà tôi nhận biết điều này, giọng bà ái ngại:
- Thật không may cho bà cháu ta, hôm nay tàu điện không chạy, xe ngựa đắt tiền…
Tôi thấm mệt và hơi lo sợ nữa. Buổi trưa tháng 8 trời xám xịt, tiếng ồn ào trên công lộ làm tôi càng cau có v́ nhớ lại những tiếng động quen thuộc thường vọng lên tận cửa sổ nhà tôi ở Phoenix Terrace. Tiếng búa gơ chan chát từ một xưởng đóng tàu gần đó… Ngoại giơ bàn tay (với chiếc găng rẻ tiền, xấu xí) chỉ cho tôi thấy một hăng đồ nhôm và tôi nhận thấy ánh lửa lập ḷe, khói tuôn lên cuồn cuộn. Rồi bà cháu rẽ vào một con đường nhỏ hơn, đến ngă tư, gió thổi mạnh tạt bụi vào mắt tôi làm tôi ho sặc lên.
Chúng tôi đă bỏ lại phía sau sự náo động nhức đầu, tiến gần một công viên nhỏ, có hồ nước lấp lánh và một quán nhạc. Rồi ra ngoại ô. Nơi này nom như một làng nhỏ xinh xắn và êm ả nằm dưới chân một ngọn đồi xanh tươi. Nhiều khóm cây, bồn cỏ, vài quán tạp hóa nhỏ, một ḷ rèn phía trước có chỗ cho ngựa nghỉ chân, uống nước và cũng có những biệt thự mới tinh đáng ghét, mang những cái tên kiểu cách như: "Helensville" hay "Glenelg" khắc trên tấm bảng vàng chói gắn ngay trước cổng.
Cuối cùng, chúng tôi dừng lại trên đường Drumbuck, trước một căn nhà song lập cao ráo, bằng đá xám, cửa sổ treo rèm màu kem và mang tên "Lomond View". Đây là căn nhà nghèo nàn nhất của con đường êm ả này. Chỉ những khung cửa ra vào và cửa sổ mới được tô xi măng. Mặt tiền căn nhà bớt vẻ buồn thảm, nặng nề nhờ những hàng cúc nở vàng khắp chân thềm và lác đác quanh đó.
- Đến nơi rồi, con ạ!
Ngoại tôi thở phào khoan khoái v́ đă tới nhà, vui vẻ tiếp:
- Vào những ngày nắng ấm, chúng ta có thể ngắm khắp vùng từ cửa sổ trên kia. Chúng ta ở gần làng Drumbuck, con ạ! Levenford chỉ là một thị trấn nhỏ đầy khói nhưng mấy vùng lân cận th́ rất đẹp… Nào! Hăy tỏ ra ngoan ngoăn nhé? Lau mặt đi con! Rồi theo ngoại…
Tôi đă đánh mất khăn tay trong khi khóc nhưng vẫn tuân lời bà, đi dạo một ṿng quanh nhà, tim đập loạn xạ trong lồng ngực lép xẹp, v́ nghĩ đến cuộc sống mới, giữa những kẻ xa lạ, chưa hề biết mặt. Những lời nói chứa đầy xót thương, ái ngại do bà Chapman thốt ra – bà là láng giềng của mẹ tôi ở Dublin - vẫn c̣n vẳng ở tai tôi: "Tội nghiệp cho con, bé bỏng thế mà đă mồ côi cả cha lẫn mẹ… Số phận con rồi đây không biết sẽ ra sao". Phải! Bà ta nói thế trong khi hôn từ biệt tôi ở ga Winton, trước khi giao tôi cho bà ngoại. Bà khóc, nước mắt ướt đẫm má tôi.
Đến cửa sau, ngoại tôi dừng chân trước một thanh niên, anh ta cỡ 20 tuổi dáng bộ nặng nề, lạnh nhạt, nước da xanh mét, tóc màu đen và đôi mắt cận thị giấu sau cặp kính dày cộm; anh ta đang quỳ xới đất. Thấy bà cháu tôi, anh ta đứng lên, tay vẫn khư khư cán cuốc. Bà tôi trách nhẹ:
- Mẹ bắt gặp con rồi đấy nhá? Murdoch nhá!
Đoạn, bà đẩy tôi tới trước, tiếp:
- Đây! Cháu Robert đă về đây, con ạ!
Thanh niên nh́n tôi chăm chú một giây rồi giọng cậu cất lên nồng nhiệt:
- Cậu rất vui được gặp cháu, Robert ạ! Chúng ta sẽ là bạn thân với nhau, cháu chịu không?
Và cậu quay sang bà tôi:
- Mẹ ơi! Hạt giống này do bác làm vườn cho con đó, chẳng tốn xu nào hết.
- Dù vậy, con cũng nên rửa tay trước khi ba trở về. Con đừng quên là ba con không thích thấy con làm vườn, Murdoch ạ!      
- Thưa mẹ, gần xong rồi, con sẽ vào ngay.
Trước khi tiếp tục công việc, cậu ấy c̣n bảo bà tôi, giọng hănh diện:
- Con đă luộc khoai tây giúp mẹ rồi, mẹ ạ!
Bà dắt tôi vào nhà bếp, bàn ghế tại đây không mấy tiện nghi, bằng gỗ đào chạm trổ, vách dán giấy kẻ ô được dùng làm pḥng ăn và nơi tụ họp trong gia đ́nh. Một đồng hồ quả lắc treo trên tường, tiếng tích tắc to một cách kỳ khôi.
Giọng dịu dàng, bà bảo tôi ngồi xuống rồi cởi mũ, áo choàng mắc vào cái tủ khuất sau tấm màn cũ kỹ. Mang tấm tạp dề xanh vào, nom bà tôi như vừa lấy lại được tự tin, bà thoải mái nh́n quanh căn nhà quen thuộc bằng ánh mắt âu yếm và bắt tay vào việc tức th́.
C̣n tôi? Tôi ngồi thật thẳng trên ghế - nhưng nép vào một góc – cạnh ḷ sưởi và chỉ dám thở nhẹ như tuồng không dám làm kinh động ngôi nhà xa lạ bằng tiếng thở của ḿnh.
Ngoại tôi ôn tồn bảo:
- Hôm nay đặc biệt, v́ bà bận đi đón con nên bữa ăn chính của chúng ta sẽ là bữa chiều. Con nhớ khi ông ngoại về cố gắng tươi tỉnh lên một chút nhé? Ông con cũng có nhiều điều lo âu, bực bội, đừng làm ông con… Tội nghiệp ông con, ông cực nhọc v́ trách nhiệm ở công sở quá…
Bà ngoại ngừng lại để thở rồi tiếp:
- D́ Kate của con cũng sắp về đây, d́ con là giáo viên. Có lẽ mẹ con có nói đến d́ với con chớ?
Thấy đôi môi tái nhợt của tôi run run, ngoại an ủi:
- Bà biết, dù con là con trai lớn nhưng gặp họ hàng lần đầu chắc cũng làm cho con lo lắng chút đỉnh. Không sao đâu, con ạ! Con phải biết rơ họ hàng, c̣n cậu Adam, con trai trưởng của bà nữa, cậu làm việc tại hăng Bảo hiểm ở Winton. Cậu không ở đây nhưng cậu rất hay về thăm nhà mỗi khi có dịp. Con cũng phải để ư đến cụ cố, mẹ của ông ngoại con (tuy hiện giờ cụ đi nghỉ mát ở nhà một người bạn rất xa, mỗi năm cụ ở đây với chúng ta sáu tháng). Sau hết là cụ cố ngoại, cha của bà ngoại đây…
H́nh như bà biết tôi mệt nhoài với các nhân vật vừa kể, vội vàng mỉm cười âu yếm:
- Hiếm có đứa trẻ nào cỡ tuổi con mà có diễm phúc được c̣n thấy ông cố ngoại. Ngoại nói thật đó, con ạ! Nhưng ngoại có ư kiến này: con không gọi hai cụ cố bằng cố mà gọi là ông và là bà, c̣n bà và ông ngoại con th́ con gọi bằng ba mẹ, nghe không? Chốc nữa đây, con bưng cơm lên cho ông nghe? Như vậy, con vừa giúp bà… quên, giúp mẹ và có thể dễ dàng làm quen với ông nữa.
Bà tôi – mà kể từ phút này, tôi sẽ gọi bằng mẹ - đặt bàn ăn cho năm người. Đoạn, bà dọn một mâm riêng, trên đó có ba khoanh bánh ḿ, một bát sứ đựng nước trà, ít mứt, phô mai. Tôi ṭ ṃ hỏi:
- Thưa ngoại, ông không ăn chung với chúng ta sao?
Bà ngoại bối rối một giây:
- Không con ạ! Ông dùng riêng trong pḥng (bà đưa mâm cho tôi) con giúp ngoại được chứ? Lên thang gác, ở tận cùng đó. Cẩn thận kẻo ngă, nhé!
Tôi run rẩy, hai tay giữ chặt cái mâm bằng sơn mài, bước lên các bậc thang bằng gỗ đánh bóng. Ánh sáng yếu ớt của buổi xế rọi qua khung cửa sổ tṛn trên mái nhà. Đến nơi, tôi thấy hai cánh cửa đối diện nhau, cửa thứ nhất khóa. Tôi run tay vặn quả nắm cửa thứ hai và cửa bật ra ngay.
Gian pḥng ông cố ngoại tôi bừa băi không thể tả: trên giường cao, bốn trụ đồng đă mất nước bóng, treo rèm sặc sỡ; chăn gối vứt lung tung. Dưới chân giường có tấm thảm bằng da gấu được cuộn tṛn trong một góc. La va bô ngả màu vàng, cũ kỹ, khăn mặt th́ như thể là giẻ lau bàn.
Một cái đồng hồ đen nằm trên mặt ḷ sưởi. Quanh pḥng phảng phất mùi thuốc lá, mùi thức ăn, mùi hơi người tạo thành một thứ mùi hỗn tạp, thứ mùi của một gian pḥng nhỏ có người ở thường xuyên.
Ông cố tôi ngồi trong cái ghế bành xiêu vẹo cũng già như ông, cạnh ḷ sưởi. Đôi giày vải trong chân ông rách mướp, bộ áo quần dày cũ mèm. Trước mặt ông là cái bàn thấp trải khăn màu lá úa, ông đang cắm cúi ghi chép, tập tài liệu dày cộm trải trước mắt ông, và tờ giấy mà ông đang ghi chi chít chữ, đều đặn xinh đẹp. Bàn tay ông sử dụng cán bút một cách vững vàng. Cạnh ông, vừa tầm tay là một lô toàn gậy chống. Bên kia bàn, một hộp diêm và nhiều ống điếu bằng đất sét có nắp kim khí.
Dáng dấp cao lớn, đôi vai rộng, nét mặt tươi tắn, mái tóc hoe đỏ lấm tấm bạc song ánh sáng rọi vào hóa thành vàng rực, râu ông cùng màu với tóc ông. Ḷng trắng mắt hơi vàng, nhưng con ngươi màu xanh trong trẻo, sáng quắc, đây không phải là thứ màu xanh lờ đờ như mắt bà ngoại tôi mà là màu xanh của hoa lưu ly, trông thật đáng yêu! Điều làm tôi hơi bất măn trên khuôn mặt ông cố tôi chỉ là cái mũi: cái mũi kỳ cục, thật to, đỏ và sần sùi. Thật tôi chưa hề thấy người nào có cái mũi như vậy, nó gần như muốn lấn hết các phần khác trên mặt ông cố tôi, giông giống như một quả dâu tây chín tới.
Chợt thấy tôi, ông cụ ngừng tay, cài bút lên mang tai, quay lại. Cử động của ông làm cho cái ghế kêu lên ken két như thể đánh dấu phút quan trọng giữa ông cố và đứa cháu.
Hai chúng tôi cùng im lặng khá lâu, cho đến khi cái mũi dễ sợ kia không c̣n "đe dọa" tôi nữa, tôi mới cảm thấy bối rối v́ nghĩ đến bộ dạng tiều tụy của tôi lúc này: thân h́nh gầy như cái que trong bộ quần áo nâu đen, dây giày th́ tuột ra, khuôn mặt xanh xao, nhem nhuốt nước mắt, tóc bù rối.
Ông cố lẳng lặng đẩy giấy tờ qua một bên, ra hiệu cho tôi đặt mâm cơm lên bàn. Rồi ông bắt đầu ăn rất mau, mắt vẫn không rời tôi. Vội vàng cho xong bữa, uống nước trà, đoạn ông chùi râu cẩn thận và vói tay lấy một ống điếu hút.
-Robert đó hẳn?
Giọng ông cố thân thiện, cởi mở. Tôi ấp úng thưa:
- Thưa ông cố, vâng, con đây ạ!
- Con đi đường khỏe chứ?
- Thưa ông, khỏe.
- Ờ, đó là những chiếc tàu có hạng. Hồi ta c̣n làm ở quan thuế, ta thấy chúng cập bến hoài. Chiếc Adder có một lằn sơn trắng trên sườn tàu, rất đặc biệt. Này, Robert, con biết chơi cờ "dame" không?
- Thưa ông cố, không ạ!
- Được rồi, ta sẽ dạy con nếu con ở đây.
- Thưa ông cố, chắc con phải ở đây. Bà Chapman có nói với con là con không c̣n nơi nào nương tựa nữa.
Thốt nhiên, nỗi thống khổ lại dâng lên chẹn lấy cổ họng tôi. Tôi muốn được ông thương yêu, tôi rất cần một người để trút gánh nặng đang đè tôi xuống. Ông há không biết rằng cha tôi chết v́ bệnh lao và chứng bệnh di truyền đó đă giết cả hai cô tôi lẫn mẹ tôi ư? Láng giềng x́ xầm bàn tán rằng tôi cũng đă nhiễm bệnh rồi, nhưng c̣n… nhẹ, kia mà? Than ôi! Ông tôi vẫn ngậm ống điếu, mép hơi nhếch, đổi hướng câu chuyện:
- Robert, con lên tám phải không?
- Thưa ông cố, chưa, con chưa được tám tuổi…
Tôi muốn tỏ cho ông biết là tôi c̣n nhỏ lắm, nhưng lúng túng v́ vẻ cứng rắn của ông:
- Con lớn rồi, Robert ạ!
Chúa ơi! Tôi mà lớn rồi? Tôi, tôi chưa đầy tám tuổi tṛn mà đă mất cha mất mẹ, tôi khổ sở thế này… Giọng ông vang lên sang sảng:
- Vào tuổi con, lại là con trai, phải có can đảm… Này, con thích đi bộ chứ?
- Thưa, con chưa bao giờ đi xa.
- Được rồi, ta sẽ dắt con đi dạo mát. Không khí trong lành của Tô Cách Lan sẽ có ích cho con.
Ông thấp giọng xuống, tâm sự:
- Ta rất bằng ḷng về màu tóc của con, con có màu tóc của họ nhà ta… Người mẹ đáng thương của con đă thừa hưởng màu tóc này, Robert ạ!
Tôi không thể không nén được nữa, nước mắt trào ra. Kể từ tuần trước, sau khi chôn mẹ tôi, hễ ai nhắc đến bà là tôi khóc ṛng, và sự thương hại của mọi người càng có cớ cho tôi khóc khỏe. Vậy mà hôm nay đây, không có bà Chapman để bà ôm chặt tôi vào ḷng, cũng chẳng có cha sở để ông cúi xuống an ủi, vỗ về tôi…
Tôi biết rằng nước mắt của tôi làm cố tôi phật ư nên cố nén và cũng hết sức khó chịu. Tôi nén khóc cho đến nỗi bật ra tiếng ho. Và tôi ho dữ dội, thót cả bụng lại v́ ho. Một trận ho xứng đáng, không thua chi những cơn ho đáng sợ của cha tôi. Chờ khi cơn ho thật dứt, tôi đưa mắt nh́n ông ḍ xét.
Cố tôi không hề t́m lời an ủi tôi, không nói ǵ cả, ông lẳng lặng rút trong túi áo choàng ra một hộp kẹo bằng thiếc, thong thả mở nắp và lấy ra viên kẹo to. Chắc ông sẽ cho ḿnh? Tôi tự hỏi, song tôi thất vọng biết bao khi thấy ông cho viên kẹo vào miệng, không lư ǵ đến tôi cả. Tôi càng tủi thân thêm.
Giây lâu, ông mới lên tiếng, giọng nghiêm khắc:
- Này cháu! Có một điều ta không kham nổi, đó là đụng phải một đứa con trai mít ướt. Robert! Con mau nước mắt quá đi! Con phải tỏ ra can đảm coi!
Ông rút viết từ mang tai xuống, vươn vai thở mạnh đoạn nói tiếp:
- Ta đây, ta cũng gặp vô số chuyện khó khăn, nếu ta yếu đuối, làm sao ta có thể vượt qua?
Bài đại luận của cố tôi chắc sẽ c̣n dài hơn nữa, dài ngoằng, nếu đúng lúc ấy không có tiếng chuông reo từ nhà dưới. Cố tôi ngừng lại, ra hiệu cho tôi đem mâm xuống. Trước khi khép cửa, tôi ngoái lại, thấy ông đă cầm bút trên tay, cắm cúi ghi.


Chương 2

Xuống nhà, tôi thấy ông ngoại tôi, bà ngoại tôi, d́ Kate, cậu Murdoch đang đợi tôi nơi bếp. Họ cùng nói chuyện và họ ngưng bặt đột ngột làm tôi hiểu ngay là họ đang bàn tán về tôi. Là con một, tôi hết sức nhút nhát và tính này càng tăng thêm gấp bội trong t́nh cảnh tôi, nhất là tôi đoán được lờ mờ cái hố sâu ngăn cách giữa mẹ và ông ngoại (mẹ tôi đă căi lời cha, lấy một người nghèo).
Tay chân tôi cứng đờ khi ông tiến lại gần tôi, nắm tay tôi cúi xuống hôn tôi:
- Ông rất vui được gặp con, ông rất tiếc là không gặp con sớm hơn.
Giọng ông buồn bă nhưng âu yếm, không cáu kỉnh như tôi tưởng. Tôi nhớ lời bà, cố ngăn không cho nước mắt trào ra. D́ Kate cũng dịu dàng hôn tôi.
- Thôi, bây giờ ngồi vào bàn! Cháu tôi đói lắm rồi đó.
Bằng giọng vui vẻ giả tạo, bà ngoại chỉ chỗ cho tôi. Khi mọi người ngồi hết rồi, ông tôi ngồi chỗ đầu bàn, đọc to một bài kinh lạ hết sức, tôi chưa từng nghe và ông cũng không làm dấu thánh giá chi cả. Đoạn, ông cắt miếng thịt ḅ bốc khói đặt trong cái dĩa h́nh thuẫn trước mặt ông trong khi bà tôi cho mọi người su và khoai tây. Ông th́ chia cho tôi miếng thịt to nhất.
Ông ngoại tôi trên dưới 50 tuổi, người nhỏ nhắn, khuôn mặt hẹp, mắt cũng nhỏ, râu chải cẩn thận, vài lọn tóc xơa trên trán (chừng để che bớt cái trán hói chi đây?). Cổ áo hồ cứng, phía trước có thắt nơ đen. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn hết là cái áo bằng nỉ xanh lơ đính nút đồng. Sau lưng ông, trên buưp phê đặt một cái mũ cát két tựa như mũ của sĩ quan hàng hải. Ông không có ǵ nổi bật.
Ông có vẻ cần cù, an phận, tuy tin rằng tài năng ḿnh chưa được dùng đúng chỗ.
- Robert! Con phải ăn su với thịt, bổ lắm. Đừng bỏ phí!
Khiếp hăi v́ bao nhiêu đôi mắt chăm chắm nh́n ḿnh, tôi cầm dao nĩa một cách vụng về, lúng túng, phần th́ nĩa dao đều lớn quá đối với tuổi tôi - Hừ! Vậy mà ông cố bảo tôi lớn rồi! - Tệ nhất là món su nhăo nhoét tôi vốn ghét, c̣n thịt ḅ th́ dai và mặn ghê hồn.
Hồi c̣n cha tôi, luôn luôn trên bàn ăn có thức ăn ngon. Mỗi bận về nhà, cha tôi đều có mứt cho tôi hay kẹo, bánh. Than ơi! Tôi là đứa con cưng cho nên rất kén ăn. Ngay cả khi cha tôi mất rồi, mỗi lần muốn cho tôi chịu ngồi xuống ăn món cánh gà, mẹ tôi phải hứa cho tôi 6 pence (1) và kèm một cái hôn, tôi mới chịu.
Song giờ đây, tôi đă biết thân, tôi hiểu rằng không nên làm phật ư ông ngoại tôi, tôi cố nuốt món su đáng sợ.
Ngỡ tôi măi ăn, ông ngoại liếc nh́n và và trở lại câu chuyện bỏ dở lúc năy:
- Bà Chapman không đ̣i ǵ hết sao?
- Không! Tôi xem ra bà ta đă cạn túi v́ mua vé và mọi phí tổn khác. Tôi nhận thấy bà ta là một người nhân hậu, rất tốt bụng, tuy...
Bà tôi trả lời nhỏ. Ông ngoại thở một hơi dài như thể vừa trút được gánh nặng trăm cân:
- Thật là một điều sung sướng khi được biết trên thế gian này vẫn c̣n có những người lương thiện. À, mà bà có phải thuê xe không?
- Không, ông ạ! Cháu nó cũng chẳng có đồ đạc ǵ cả. Áo quần chật hết. Vả lại, tôi tin là có ǵ đáng giá, "họ" cũng chẳng chừa cho đâu.
Ông cố nhăn mặt như tuồng phải chứng kiến cảnh tượng đau ḷng lắm, và ông nói như rên:
- Chúng nó chỉ biết tiêu vung lên, túng đói thế là đáng lắm.
- Ḱa, ông quên là chúng bệnh hoạn...
- Th́ đă hẳn, nhưng sao chúng không lo bảo hiểm nhân mạng chớ? Có phải đỡ hơn không?
Đôi mắt nhỏ của ông chợt nh́n tôi chăm chú và tôi càng cố để nuốt món su. Giọng ông trang nghiêm:
- Robert! Cháu phải ăn hết đi! Ở đây, không được phí phạm món ǵ cả.
D́ Kate ngồi đối diện tôi từ năy chỉ quay ra dán mắt ngoài cửa sổ, không chú ư đến câu chuyện bỗng quay lại cười với tôi để khuyến khích tôi.
Bà tôi cho biết d́ nhỏ hơn mẹ tôi ba tuổi, nhưng d́ không giống mẹ tôi chút nào cả, d́ xấu ghê đi: mắt xanh lờ đờ buồn bă, da khô, g̣ má cao. Tóc mẹ tôi óng ả c̣n tóc d́ th́ không giống bà ngoại, cũng không giống ông ngoại, nó pha trộn giữa hai màu ấy: hung và đen, trông nó làm sao ấy thôi.
Th́nh ĺnh d́ hỏi tôi:
- Cháu đi học chưa?
- Thưa d́, có ạ, cháu học ở lớp do cô Barty, gần nhà...
D́ Kate gật đầu dáng hài ḷng, c̣n tôi th́ đỏ mặt lên.
- Cháu thích học ở đó chứ?
- Thưa d́, thích lắm. Mỗi khi cháu trả lời đúng một câu hỏi giáo lư hay ngữ vựng cháu được cô cho một viên kẹo. Trong tủ sách cô có đầy kẹo, d́ ạ.
- Ở Levenford có một trường rất đẹp. D́ tin là cháu sẽ thích học.
Ông ngoại dặng hắng:
- Kate, ba thấy trường con dạy gần đây cũng được chớ?
Đột nhiên, mắt d́ Kate rời khung cửa sổ, d́ quay phắt lại, nh́n ông vẻ bất b́nh gần như giận dữ nữa.
- Bà biết chứ: trường John Street chả ra cái quái ǵ hết. Phải cho nó đến Trường Trung học như chúng con chứ! Ở địa vị ba, không thể làm khác hơn.
- Có lẽ con có lư. Nhưng... (ông tôi nh́n xuống mũi giày) không cần phải cho nó vào học trước tam cá nguyệt thứ nh́. Con thử hỏi xem cháu học lớp mấy...
D́ Kate lắc đầu:
- Chưa phải lúc, nó nhọc mệt suốt ngày nay, đáng lẽ nó phải được nằm từ chiều kia.
Quay sang bà tôi, d́ hỏi:
- Thưa mẹ, cháu ngủ với ai đây?
Bà tôi lúng túng, có lẽ v́ bà chưa kịp nghĩ ra điều này. Bà vỗ vào trán:
- Xem nào... xem nào... Robert lớn rồi không thể ngủ với d́, ngủ với cậu th́ được, nhưng giường Murdoch hẹp quá, nó lại hay lăn trở, nó dám hất con xuống đất lắm à. Với lại, cậu hay thức khuya ḍ bài... (với ông ngoại tôi). Này, ḿnh! Má đi vắng, ta có thể cho nó ngủ trong pḥng má tạm không?
Ông ngoại tôi lắc đầu quầy quậy:
- Tầm phơ! Má đă trả tiền pḥng khá đắt, không có quyền dùng pḥng má mà không có ư kiến bà. Vả lại, má sắp về rồi, ḿnh biết mà.
Từ năy, cậu tôi vẫn im lặng, cắm cúi ăn. Chốc chốc cậu quay sang đọc cuốn sách đặt cạnh dĩa, cậu chúi mũi vào sát cuốn sách cho đến nỗi tôi tưởng cậu đang hít mùi giấy. Bất ngờ, cậu ngẩng lên, giọng chắc nịch:
- Hăy để cháu Robert ngủ với ông ngoại được đó, mẹ ạ!
Ông ngoại tôi gật đầu song ánh mắt sa sầm lại khi nghe nhắc đến bố vợ. Vậy là vấn đề coi như giải quyết ổn thỏa. Phần tôi gần ngủ gật song tim cũng thắt lại và trở thành tỉnh táo khi nghĩ đến tai họa mới: đời tôi sẽ gắn liền với con người có cái mũi kỳ quặc trên kia?
Tuy nhiên, tôi đâu dám tỏ lời khiếu nại, v́ quá mệt mỏi và v́ sợ nữa. Hai mắt tôi ríu lại sau đó, trong lúc d́ Kate vẫy tôi lại gần và hỏi bà ngoại để lấy nước nóng rửa ráy cho tôi.
- Có đấy, nhưng nhớ đừng dùng nhiều quá, phải chừa cho mẹ rửa bát, con ạ.
Dắt tôi vào pḥng tắm, d́ tôi giúp tôi cởi áo quần, mặt d́ đỏ lên, chắc d́ xấu hổ v́ thấy tôi trần truồng (!). Bồn tắm lát gạch men trắng đă ngả màu ngà chỉ chứa một ít mước chưa quá gối tôi. D́ lấy xà pḥng xát khắp thân ḿnh tôi. Đầu nặng trĩu, mắt khô lại, tôi đứng yên cho d́ kỳ cọ, rửa ráy, lau khô và mặc áo ngủ vào. Khép cửa pḥng tắm, d́ tôi lên lầu. Tôi như đi trong mơ.
Ḱa, nơi đầu cầu thang, sừng sững giữa sương mù, sóng biển, con tàu hiện ra, cùng một lúc với ông cố ngoại tôi, ông giang hai tay đón tôi và ôm chặt vào ḷng.

Chú thích.
(1) Một xu Anh.

Chương 3
 

Ngủ chung với ông cố tôi thật chả thú vị ǵ: ông ngáy ầm ầm, trăn trở trên cái giường nệm thụng chính giữa, ép sát tôi vô vách. Tuy thế, tôi vẫn ngủ rất ngon.
Cho đến khoảng gần sáng, tôi gặp một cơn ác mộng.
Tôi thấy cha tôi mặc áo ngủ dài, nghiêng ḿnh trên b́nh dưỡng khí, một cái b́nh đồng nối liền với cái ống cao su đỏ. (Một người bạn của cha tôi đă chỉ cách trị liệu này sau khi tất cả thuốc men đều trở thành vô hiệu). Chốc chốc, cha tôi ngẩng phắt lên, đôi mắt nâu tinh quái nh́n thẳng mẹ tôi đang đứng cạnh và mỉm cười vui vẻ… Rồi viên bác sĩ lớn tuổi vẻ nghiêm nghị xuất hiện giữa pḥng. Cùng lúc ấy có tiếng sấm nổ rền rồi một con tuấn mă có cái bờm đen tuyền, óng mướt bước tới. Tức th́ cha mẹ tôi lên ngựa phi nước đại, bỏ lại ḿnh tôi trơ trọi. Tôi tuyệt vọng, hai tay bưng lấy mặt khóc ṛng.
Khi thức giấc, trán tôi lấm tấm mồ hôi, tim đập mạnh, tôi bị chói mắt do ánh sáng mặt trời tràn ngập trong pḥng. Ông tôi kéo cửa sổ nghe ken két, quay lại hỏi:
- Ông đánh thức con? Dậy mau lên! Trời hôm nay tuyệt lắm, con ạ!
Trong lúc tôi thay áo quần, ông cố cho tôi biết là d́ tôi đă đi dạy, cậu tôi đi xe buưt đến Winton học ở trường Trung học. Cậu tôi theo học tại đó và sẽ xin vào làm việc ở Ty Bưu Điện theo ư ông ngoại tôi. Khi ông ngoại tôi đến sở rồi th́ ông cố và tôi sẽ được thong thả, tự do xuống nhà. Đầu óc non nớt của tôi bị lóa đi v́ những cái nút đồng trên áo ông ngoại, tôi ngỡ ông ngoại có một chức vụ đặc biệt, đáng nể lắm. Song than ơi! Tôi không khỏi thất vọng v́ mấy lời của cố tôi:
- Đừng tưởng bở, Robert! Bộ đồng phục của rể ta oai vệ thật đó, nhưng hắn chỉ là thanh tra của sở Vệ sinh khu vực này. Chà! Rể ta cũng có tham vọng lắm chớ, lúc nào cũng mơ đến chức Giám đốc Thủy cục nhưng phận sự của hắn chỉ là…
Ông cố tôi ngừng lại, cười khùng khục đoạn tiếp:
-… Chỉ là kiểm soát các thùng rác và nhà tiêu cho sạch sẽ, thế thôi!
Cửa pḥng sịch mở, tiếng bà ngoại tôi vọng vào:
- Thế nào? Hai ông cháu hợp nhau chứ?
Trên khuôn mặt đầy lo âu của bà tôi, một nụ cười hé mở. Cố tôi và tôi đi xuống, giọng cố tôi lịch sự:
- Khá lắm, Hannah ạ! Cảm ơn con.
Cố tôi đến ngồi đầu bàn, chỗ của ông ngoại vẫn ngồi. (Sau này tôi mới biết rằng chỉ có bữa sáng là cố tôi dùng tại nhà dưới). Gian bếp ấm cúng, dễ chịu. Trên bàn ăn, chỗ cậu tôi đầy vụn bánh và vết bẩn.
Giữa ba thế hệ, tôi cảm thấy một sự thân mật khó tả nên lời. Bà ngoại mở hộp, múc cho cố và tôi vài muỗng sữa ca cao đoạn chế nước sôi từ một cái ấm đầy những lọ vào ly.
- Cha ơi, cha có dắt cháu Robert theo sáng này không?
- Có chứ, con gái của ba.
- Con biết cha sẽ làm tất cả những ǵ có thể để giúp con… (Bà ngoại ngần ngừ). Lúc đầu, mọi sự có vẻ khó khăn, nhưng nhờ ơn trên…
- Đừng lo lắng lắm, vô ích, Hannah ạ!
Cố tôi an ủi con gái và bưng sữa lên bằng cả hai tay. Bà ngoại nh́n ông tôi, mỉm cười nhưng tôi biết bà tôi không vui vẻ chi cả. (Về sau này, tôi mới biết rơ t́nh thương sâu đậm bà dành cho ông cố tôi).
Ông cháu ăn xong, bà ngoại ra khỏi pḥng một lúc rồi trở lại với can chống và mũ cho cố, cả tập tài liệu dày cộm mà tôi thấy ông ghi chép hôm qua. Bà ngoại chải cẩn thận cái mũ cũ mèm của ông cố tôi, cột sợi dây đỏ trên xấp tài liệu thật chặt. Bà nói, giọng như nghèn nghẹn:
- Một người như cha đáng ra không làm công việc khiêm nhượng thế này, nhưng chắc cha hiểu rằng công việc này giúp đỡ chúng con nhiều lắm.
Cố tôi mỉm cười, nụ cười khó hiểu và đứng lên đội mũ, vẻ rất kiểu cách. Bà ngoại đưa cha và cháu ra tận cửa. Đến thềm, bà tôi nói nhỏ, giọng khẩn thiết:
- Cha nhớ lời hứa với con chứ?
- Hannah! Con cứ lo lắng chuyện không đâu…
Ông cụ cười dễ dăi và nắm tay tôi bước ra đường cái.
Chỉ một lát sau, ông cháu tôi đến trạm xe điện. Ông cháu tôi ngồi ở cạnh cửa sau, xe chạy về hướng Levenford. Tôi nắm chặt tay cố, cố tôi nheo mắt ra vẻ khuyến khích tôi.
- Xin quư khách mua vé! Xin…
Tôi nghe tiếng bấm vé tanh tách của bác soát vé cùng lúc với tiền loảng xoảng va chạm trong cái xắc bác ta đeo trên vai, song ông tôi không hề mảy may chú ư tới điều này; ông ngồi im như một pho tượng, như tâm trí đang bận nghĩ ở đâu đâu.
Người soát vé ngừng lại trước ông tôi, do dự. Ông tôi không nao núng chút nào, gă này ban đầu có vẻ ngạc nhiên, song sau đó nhận ra cố tôi, mỉm cười lúng túng:
- Chào bác Dandie!
Nói xong, anh ta c̣n nán lại một giây rồi mới đi qua. Tôi hết sức nể cố tôi, chao! Cố tôi có uy tín quá!
Đại lộ hiện ra và tôi nhận thấy Ṭa Đô Sảnh nữa. Xe ngừng lại. Cố tôi chững chạc bước xuống. Hai ông cháu cùng đến một căn nhà có mấy bậc cấp cao.
Trên cái bảng đồng có hàng chữ đă mờ nhiều: "Duncan Mc Kellar – Đại Tung".
Phía dưới các cửa sổ ở hai bên cửa chính có treo 2 tấm bảng kẻ chữ vàng:
"Levenford địa ốc" và tấm kia: "Hăng Bảo hiểm Le Rocher".
Vào đến văn pḥng, cố tôi bỗng mất hết vẻ hiên ngang mà trở thành khép nép. Tuy vậy, cố tôi cũng quay lại, nheo mắt với tôi một cách tinh nghịch khi thấy một phụ nữ cau có tḥ đầu ra ghi sê bảo cố tôi bằng giọng khó thương là ông Mc Kellar đang tiếp chuyện ông Thị trưởng, phải chờ. (Về sau này, tôi biết bà ta luôn luôn cau có với cố tôi và cố tôi cũng luôn luôn nhăn mặt khi thấy bà ta).
Năm phút sau cửa văn pḥng mở, một ông đứng tuổi, da dẻ hồng hào, bộ râu đen mượt vừa đi vừa đội mũ, bước ra. Ánh mắt ông ta có vẻ xoi mói làm tôi bối rối, chợt ông nhíu mày và đến gần ông cháu tôi, hỏi nhỏ:
- Thằng bé đấy ư? 
- Vâng, thưa ông Blair.
Ông râu mượt quan sát tôi một lúc lâu và tuồng như ông biết rơ hết cả mọi sự về tôi. Tôi run rẩy v́ xấu hổ, tưởng như ông đang lần lượt ôn lại trong trí nhớ những thảm nhục, khổ sở tôi đă trải qua. Giọng ông dịu dàng:
- Con chưa có dịp làm quen với bọn con trai cũng tuổi, phải không?
- Thưa ông vâng ạ!
- Thằng Gavin của ta sẽ rất thích thú được kết bạn với con. Hôm nào con đến nhà ta nhé! Ở gần đây thôi.
Tôi cúi đầu do dự. Có nên trả lời là tôi chẳng ao ước kết bạn với Gavin Gaviết nào cả hay không? Tôi có biết mặt hắn đâu? Hắc ác hay hiền? Ông ta đứng im một giây, sờ cằm rồi cúi chào cố tôi, đi ra.
Văn pḥng ông Mc Kellar cũ kỹ nhưng xinh đẹp, một cái bàn giấy lớn bằng gỗ đào tâm, thảm lót dày có vẽ h́nh màu đỏ êm mướt dưới chân, nhiều cúp bạc đặt cạnh ḷ sưởi: trên tường màu xanh có treo những tranh và ảnh của các nhân vật quan trọng. Ông Kellar ngồi trên mọt cái ghế dựa chân xoay. Không ngẩng lên, ông hỏi cố tôi:
- Công việc xong rồi chứ bác Dandie? Hay là sắp bị cô nào lôi ra ṭa đó?
Ông vừa ngẩng lên, nhận thấy tôi, tức th́ ngưng câu nói đùa. Ông ta cao lớn khoảng  tuổi, ăn mặc chải chuốt, mặt hồng hào, râu cạo nhẵn, tóc dày. Tia nh́n sắc sảo song lương thiện, mày rậm và nhạt màu.
Đón xấp tài liệu trên tay cố tôi, ông liếc nhanh lên đó, mím môi và gật gù ra dáng hài ḷng:
- Chúa ơi! Bác Dandie! Chữ bác thật chẳng khác chữ in. Thật đáng tiếc là bác đă không thành công trên đường đời như trong nghề chép ghi này.
Cố tôi cười nhạt:
- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, ông quên sao, ông Mc Kellar? Tôi thành thật cảm ơn ông đă giúp tôi có việc làm ăn, ông Kellar ạ.
Ông Kellar ghi thêm một con số vào cuốn sổ đặt sẵn giữa bàn giấy, nói:
- Tôi ghi thêm số tiền này vào số nợ cũ c̣n thiếu bác. Cuối tháng bác sẽ đến lănh chi phiếu nhé? À! Thằng bé đến rồi đấy ư?
- Vâng! Cháu mới đến hôm qua.
Kellar dựa ra lưng ghế quan sát tôi có vẻ kỹ hơn cả ông Blair. Rồi h́nh như ông cảm thấy thành kiến của ông về tôi sai lầm, ông tặc lưỡi một cái, th́ thầm:
- Cảm ơn Chúa! Thằng bé xinh xắn làm sao chứ! Vậy mà phải chịu bao nhiêu thảm khổ, tội nghiệp biết chừng nào!
Sau một giây suy nghĩ, ông móc túi lấy ra một nắm tiền lẻ, chọn một đồng Shilling (1) đưa cho cố tôi:
- Đây bác Dandie, để bác mua cho cháu nước ngọt. Thôi, bác về nhé! Cô Glenniie sẽ đưa cho bác tài liệu khác,về chép thêm hộ tôi. Tôi c̣n công việc bù cả đầu lên đây.
Ông cháu tôi khoan khoái rời văn pḥng, cố tôi vươn vai thở mạnh như để thưởng thức làn gió mát ban mai. Khi xuống hết bậc thềm chót, ông chỉ cho tôi thấy hai cô bán đồ máy. Một cô trẻ hơn cao lớn, da sẫm, tóc hung, màu hung nóng bỏng của xứ Tô Cách Lan: hàng hóa đội trên đầu, dáng đo ưỡn ẹo, mông đong đưa, bộ ngực nẩy nở. Cố tôi nói bằng giọng thán phục:
- Nh́n xem con! Thật là một bức tranh linh động, đáng yêu vào buối sáng thu trời đẹp như sáng hôm nay... Đáng chiêm ngưỡng quá!
Tôi chẳng thấy có ǵ đáng yêu, đáng chiêm ngưỡng như lời ông cố vui tính của ḿnh. Phần khác, những điều vừa xảy ra trong văn pḥng Mc Kellar làm tôi loâu trước viễn tượng đen tối của đời tôi: như thể tôi luôn luôn gây ra sự ṭ ṃ, thắc mắc cho mọi người.
Trên đường về, tôi chỉ cố ư t́m cách giải thích điều này. Tại sao mọi người nh́n tôi như nh́n một quái vật? Sao họ thay đổi thái độ khi gặp tôi? Sao họ cứ lắc đầu khi nh́n tôi? Tôi có ǵ khác họ đâu?
Với số tuổi lên tám, tôi làm sao hiểu được rằng dân chúng cái tỉnh lị nhỏ này đầu óc họ đầy thành kiến, nên họ không tán thành cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi. Mẹ tôi vốn là một thanh nữ xinh đẹp giỏi giang, mẹ tôi có thể chinh phục bất cứ ai... Thế mà, bà lại hạ ḿnh đi yêu và thành hôn với cha tôi, một người Ái Nhĩ Lan khi đôi bên gặp nhau vào một mùa hè. Cha tôi, một người ngoại quốc xa lạ, không rơ tông tích, làm việc tại một hăng trà, địa vị tầm thường, không có ǵ đáng để ư. Theo họ th́ cha tôi chỉ có chút ưu điểm là lịch thiệp, vui vẻ, xinh trai. Mà mấy cái đó không có lợi ích thiết thực ǵ hết. Không ai cần để ư rằng cha mẹ tôi đă sống nhiều năm trong hạnh phúc.
V́ vậy, cái chết của mẹ tôi đi kế liền sau cái chết của cha tôi được dân tỉnh này cho là một h́nh phạt thích đáng và chuyện tôi phải sống nhờ, ăn bám vào bên ngoại là một bằng chứng hiển nhiên tỏ ra ông trời cao vẫn có con mắt tỏ tường đây chớ không phải lơ mơ.
Ông tôi dắt tôi đi dạo trên con đường cạnh bờ hồ độ nửa giờ rồi vào làng Drumbuck. Làng xinh xắn thu ḿnh dưới chân đồi, một con sông nhỏ chạy quanh dưới hai cầu đá. Chúng tôi đi ngang một hàng bánh kẹo mà lại mang bảng hiệu: "Tibbie Minns, bán thuốc lá có giấy phép!".
Rồi đến một căn nhà tranh, cửa để mở, tôi thấy một bác thợ dệt cặm cụi làm việc. Phía trước là một bác đóng móng ngựa, mang tạp dề da lom khom đóng móng một con ngựa bạch. Sau lưng bác ta, ḷ rèn đỏ rực, mùi sừng cháy lửng lơ trong không khí.
Xem ra cố tôi quen biết hết mọi người trong làng này, cả đến anh hàng rong đẩy xe chất đầy vậtdụng lỉnh kỉnh và người đàn bà vui vẻ rao, giọng kéo dài:
- Đại hoàng đây! Mứt đạ...ại họa...àng đây!
Với tất cả mọi người cố tôi đều dừng lại chào hỏi rất là niềm nở, thân mật. Cố tôi quả là một nhân vật quan trọng, rất quan trọng, tôi tự nhủ.
- Mạnh khỏe chứ? Anh?
- Bác cũng thế hẳn? Bác Dandie?
Một gă đàn ông béo phệ đứng nơi thềm lữ quán Arms chào cố tôi một cách nồng nhiệt làm ông phải dừng lại, giở mũ ra lau mồ hôi trán, vẻ mặt hớn hở lạ thường.
- Con đừng quên nước ngọt nhé?
Cố vào trong, c̣n tôi th́ ngồi xuống bậc thềm nóng rực v́ nắng đốt từ sáng đến giờ. Một đàn gà trắng đang hối hả mổ thóc ngoài sân, bên bụi râm. Tôi tận hưởng sự êm ả, vắng vẻ của giờ trưa cùng một lúc quan sát kỹ bà Minns, chủ hàng bánh kẹo. Bà này cũng đang ṭ ṃ nh́n tôi qua khung cửa kính xanh cũ kỹ của cửa hàng, bóng bà lờ mờ do thủy tinh làm biến dạng, khiến tôi nghĩ đến một quái vật nho nhỏ của bể sâu đang bơi trong cái hồ nuôi cá.
Giữa lúc đó, cố tôi mang ra cho tôi cốc "limonade". Chất nước này vừa ngọt vừa the the làm tê đầu lưỡi tôi và mát xuống tận cổ họng, tôi thích quá. Rồi cố tôi trở lại với đám người đang uống dưới bóng mát của lữ quán. Nom họ đều có vẻ quan trọng. Cố tôi th́ nốc một hơi hết ly rượu nhỏ và sau đó cố uống từng ngụm bia trong cái ly to sủi bọt, và tôi đoán rằng cố tôi phải uống như thế mới đẩy được chất rượu vàng đặc lúc trước xuống.
Tôi bắt đầu chú ư đến tiếng la hét của hai đứa bé gái đang chơi nhảy ṿng trên băi cỏ công cộng phía bên kia đường, trước lữ quán. Biết rằng cố tôi c̣n bận tṛ chuyện lâu với đám người ở lữ quán, tôi đứng lên thong thả băng qua đường. Lũ con trai cùng tuổi tôi, không được tôi chú ư mấy, v́ ở trường học do cô Barty chỉ có toàn con gái nên tôi cảm thấy dễ chịu và thích làm quen với con gái hơn.
Trong khi bạn mải chơi, một đứa lại ngồi trên băng đá, nó mặc một cái váy kẻ ô vuông có dây quàng trên vai và nó bằng cỡ tuổi tôi. Con bé hát lên khe khẽ, tôi lắng nghe nhưng không thèm nh́n, chỉ đến ngồi đầu băng kia, săm soi vết sướt trên đầu gối. Bài hát đă chấm dứt, im lặng như cũ. Rồi như ư tôi mong muốn, đứa con gái nh́n tôi, có vẻ thân thiện:
- "Ấy" biết hát không?
Tôi buồn bă lắc đầu, tôi chưa hề thuộc một bài hát nào cả, chỉ nhớ loang loáng mấy câu trong một bài hát cha tôi đă cố công dạy tôi, trong đó nói về một cô gái đẹp chết trong cảnh thảm nhục. Song tôi thích chơi với con bé này và không muốn cho câu chuyện nhạt đi, tôi hỏi:
- Ṿng bằng sắt phải không?
- Chớ sao! Không bằng sắt th́ bằng ǵ?
Con bé kia hướng cái ṿng về phía chúng tôi, tôi lại hỏi:
- Chị "ấy" đó hả?
Con bé mỉm cười, vẻ dịu dàng dễ thương hết sức:
- Không đâu. Louisa là chị bà con của tôi, chị ấy ở xa đến chơi đó. Tôi là Alison Keith. Tôi ở với mẹ tôi đằng kia ḱa.
Nó chỉ tay về phía cuối làng,  nơi có ngôi nhà đồ sộ bị một phần cây cối che khuất. Tôi cho là Louisa thuộc thành phần khá giả hơn ḿnh, nên khi nó tiến lại gần chúng tôi, tôi đón nó bằng nụ cười dè dặt. Thật vậy, Louisa chận cái ṿng sắt dừng lại một cách tài t́nh, vừa thở vừa nh́n tôi, cất giọng kẻ cả:
- Ê! Mày ở đâu chui ra đó? Hở?
Nó vào khoảng 11 hay 12 tuổi chi đó, dáng bộ kiêu hănh thêm khi nó hất mớ tóc vàng óng ả ra sau lưng. Tôi hiểu ngay là nó muốn thị oai với tôi và con em họ. Tôi trả lời:
- Tao ở Dublin! Tao mới đến đây ngày hôm qua.
- Chà! Dublin! Ngon quá ta! Ở thủ đô Ái Nhĩ Lan. Mày sinh ra ở đó hở?
Tôi gật đầu, thầm hănh diện v́ được chú ư. Nó lại gặn:
- Mày là dân Ái Nhĩ Lan hở?
- Tao vừa là Ái Nhĩ Lan vừa là Ê-cốt. 
Giọng đầy tự tin, tôi trả lời. Những ngỡ nó sẽ nể ḿnh, ai ngờ nó khinh khỉnh thêm:
- Ê! Tao thấy chuyện này hơi... kỳ cục: không thể được!
Giọng nó lanh lảnh thêm:
- Mày không thể là hai một lần, mày chỉ có thể là...
Bất ngờ, nó ngừng lại, nh́n tôi ḍ xét làm tôi hơi gờm gờm... và cuối cùng, nó lại hỏi, giọng kẻ cả:
- Mày đi lễ nhà thờ nào?
Nhà thờ nào? Tôi mà không biết ḿnh đi nhà thờ nào ư? Tôi định trả lời thẳng là tôi đi nhà thờ Dominique th́ chợt ánh mắt nó làm tôi chùng lại, tôi trả lời lửng lơ:
- Tao đi lễ trong một nhà thờ như mấy nhà thờ khác, có gác chuông thật cao. Nhà thờ ở gần nhà tao ấy!
Tôi đă bắt đầu lo lo, muốn chấm dứt câu chuyện ngay, v́ nó làm tôi bối rối. Tôi nhảy ḷ c̣ trên băng đá, rồi biểu diễn tṛ nhào lộn, trổ tài đến những ba lần liên tiếp. Vậy mà, than ôi! Khi tôi đứng lên, mặt đỏ bừng v́ mệt, Louisa vẫn không tha cho, nó tiếp tục nh́n tôi bằng cáinh́n xoi mói rất là khó chịu.
Rồi với một sự độc ác (độc ác rất vô tâm của trẻ con) nó bảo tôi:
- Tao nghi lắm: mày là người Thiên Chúa giáo, đúng không?
Và nó cười lém lỉnh. Tôi càng đỏ bừng mặt, ấp úng:
- Ai nói mà mày biết rơ như vậy?
- Cần ǵ phải có ai nói, tự nhiên tao biết à!
Tôi khổ sở cúi gầm mặt nh́n mũi giày rách của ḿnh, Alison dường như cũng ái ngại cho tôi mà không dám mở miệng nói ǵ cả.
Louisa lại hất mái tóc óng ả ra sau, tươi cười như không:
- Bây giờ mày về đây ở hẳn?
- Phải! – Tôi lí nhí đáp và thêm – ba tuần nữa tao sẽ vào trường Trung học.
- Ư cha! Alison cũng học ở đó. Chúa ơi! Tao cá là mày sẽ không giống bất cứ một đứa nào hết, phải không Alison?
Alison bối rối cúi gầm mặt, lắc đầu. Mắt tôi cay sè. Con bé tai ác cúi nhặt cái ṿng, cười hí hởn:
- Thôi, đến giờ ăn trưa rồi, về Alison!
Và quay sang tôi, ném một cái nh́n mỉa mai khinh thị:
- Đừng có làm bộ khổ sở. Mọi người sẽ tốt đẹp nếu mày đă nói thật với tao. 
Alison nh́n tôi bằng hai mắt chứa chan cảm t́nh, tuy nó chả dám mở miệng nói câu nào để bênh tôi.
C̣n tôi, từ phút ấy tôi lại thêm mối lo ngại mới: đă mồ côi, tôi lại khác tôn giáo với mọi người ở đây, tôi sẽ ra sao?

o0o 

Trong lúc tôi đứng nh́n theo hai đứa con gái, nước mắt rưng rưng th́ cố tôi cất tiếng gọi to từ bên kia đường. Nét mặt hớn hở, cố tôi trêu tôi:
- Robert, ta xem ra con có số đào hoa đấy. Có phải con bé Keith đó không?
- Thưa cố, vâng.
Cố tôi vỗ vai tôi, thân mật:
- Gia đ́nh nó khá lắm. Cha nó là một sĩ quan hàng hải, thuyền trưởng à! Ông ta chết rồi. Bà vợ đẹp lắm, nhưng phải cái yếu đuối, chà!... Bà ta đàn dương cầm không chê. Con nhỏ đó th́ hát như chim. Tốt lắm! Kết bạn với nó tốt... Ủa, Robert, con làm sao vậy?
- Thưa cố, không sao cả.
Cố tôi tặc lưỡi một cái rồi thản nhiên huưt sáo vang lên. Giọng ông trầm bổng, hay lắm, nhưng tôi không vui được.
Về gần đến nhà, cố tôi lại hát nho nhỏ:
- T́nh yêu ta nồng thắm như đóa hồng nhung, vừa nở vào tháng sáu...
Song rồi ông chợt ngưng lại, dặn tôi:
- Này Robert! Đừng nói với ngoại con là cố và con đi uống nước nghe không? Ta không muốn con gái ta lo lắng tầm phơ. Nó hay lo lắng tầm phơ, hiểu chưa?

 
Chú thích.
Shilling: một hào Anh, bằng 12 pence.

Chương 4
 

Lúc đầu tôi có cảm tưởng là ông ngoại muốn tách rời tôi với những người trong nhà. Tôi thường chỉ được gặp ông vào buổi tối, v́ các giờ khác ông bận đi xem thợ tháo một ống ḷ, đi kiểm soát phẩm chất sữa, nên ít khi về dùng bữa trưa. Ông đúng là gương mẫu của sự cần mẫn, ngay buổi tối cũng ít khi nghỉ ngơi, ngồi trên ghế, ông xem xét các báo cáo hệ thống đúc ch́ hoặc các phẩm vật hư thối. Chỉ vào tối thứ năm, ông đến dự buổi họp hàng tuần của công ty Bất động sản Levenford.
Cậu Murdoch ở lại trường suốt ngày. Buổi chiều, cậu nán lại bàn ăn khá lâu. Đôi khi cậu có vẻ muốn bắt chuyện với tôi.
Tôi thấy cậu bày sách vở lên bàn và bắt đầu học một cách miễn cưỡng, dáng bộ cậu rất uể oải.
D́ Kate th́ luôn luôn lầm ĺ, ít nói tuy d́ có mặt trong buổi ăn trưa. Buổi tối ít khi có mặt d́ trong pḥng khách, nếu không đến thăm một cô bạn thân th́ d́ rút lui vào pḥng sửa bài hoặc đọc sách. Tôi thường nh́n vầng trán cao và hơi vồ của d́ nhăn nhíu và tự hỏi phải chăng d́ cũng có điều ǵ bất măn hoặc khổ sở trong ḷng?
Bà ngoại – mà tôi gọi bằng mẹ từ đây – th́ bận bịu vô số công việc.
Do lẽ đó mỗi ngày tôi càng chịu ảnh hưởng của ông cố tôi trong lúc rảnh rỗi chờ đợi ngày nhập học.
Cố tôi, ngoài việc ghi chép, không phải làm ǵ khác, luôn luôn cố tôi kêu ca rằng tôi là gánh nặng của thân ông; tuy vậy ông không hề chê sự bầu bạn với tôi. Hầu như tất cả những xế trưa trời tốt, ông đều dắt tôi đi xem đá bóng ở sân vận động.
Những lần khác, cố dắt tôi đến thư viện thị xă hoặc đến xem đội lính cứu hỏa của Levenford tập dượt (và luôn luôn họ bị ông chỉ trích).
Một hôm thừa dịp Parker, chủ tàu vắng mặt, cố tôi dắt tôi đi một ṿng tàu miễn phí trên hồ trong công viên, thật vui.
Chỉ ngày chúa nhật là ngày trống rỗng đối với tôi. Chương tŕnh ngày ấy khác hẳn. Hôm đó, mẹ tôi dậy sớm hơn thường lệ và sau khi mang tách trà vào pḥng cho ba, mẹ tôi cho thịt vào ḷ nướng và soạn áo jaquette với quần có sọc cho ba.
Sau đó, cả nhà xôn xao v́ sửa soạn quần áo tề chỉnh đi lễ. D́ Kate mặc váy mới lên xuống cầu thang cả chục lần. Mẹ tôi th́ cố hết sức để nông đôi găng tay co lại sau khi giặt vào đôi bàn tay chai ngắt v́ công việc hằng ngày.
Rồi đôi khi, vào phút chót, cậu Murdoch tḥ cái đầu chưa chải nơi cầu thang, hỏi vọng xuống:
- Mẹ! Mẹ để bít tất sạch của con đâu?
Trong khi ấy, ba mặc áo cổ cồn cao và cứng tưởng có thể sướt cả da, đi tới đi lui ngoài hành lang, chốc chốc lại nh́n vào đồng hồ tay, nhắc măi một câu:
- Chuông sắp đổ rồi, một phút nữa thôi đó nghe!
Tôi hiểu rằng hơn bao giờ hết, không nên làm vướng chân ông bà d́ cậu, nên tôi ở yên trong pḥng cố tôi cho tận khi nào nghe tiếng chuông đổ dồn dập xa xa trong buổi mai vắng lặng. H́nh như tôi vừa yêu lại vừa ghét những hồi chuông này, v́ nó làm tăng cái cảm tưởng ḿnh là người đơn độc, lạc loài.
Cố tôi không bao giờ đi lễ, cố không quan tâm đến tín ngưỡng song tôi (lúc ấy c̣n quá nhỏ để có thể hiểu) tôi nghĩ rằng bởi cố tôi không có áo quần tốt mà thôi.
Khi cả nhà đi dự lễ ở nhà thờ Tin lành, nơi có cả ông Thị trưởng và những vị tai mắt khác cùng đến, cố tôi nháy mắt với tôi; thế là hai ông cháu qua thăm bà Bosomley, láng giềng của chúng tôi.
Bà này là quả phụ của một người hàng thịt, nghe đâu như lúc trước bà là đào hát của một đoàn ca kịch và đă nổi tiếng nhờ vai tṛ Joséphine trong vở "Người yêu của Hoàng Thượng". Thân ḿnh phốp pháp, tóc nâu uốn cong, mặt tṛn vạnh, da dẻ hồng hào, nom bà trong ngoài tuổi 50. Mỗi khi bà cười đôi mắt hiền từ híp lại chỉ c̣n hai khe nhỏ.
Đôi khi nh́n qua hàng rào tôi nom thấy bà đi lại trong khu vườn nhà, chú mèo vàng có tên là Miikado lẽo đẽo theo sau. Rồi đột nhiên bà dừng lại, sửa điệu bộ, trịnh trọng đọc to lên một đoạn thơ. Có lần tôi nghe rơ ràng bà ngâm lớn:
- Hăy chiến đấu cho nấm mồ của tổ tiên!  
Hăy chiến đấu cho quê hương yêu dấu!
Thực ra, Levenford không phải là quê hương của quả phụ này. Tụi bạn học tôi kháo nhau rằng bà không phải kịch sĩ có tài, bà chỉ góp mặt trong một gánh xiếc nhỏvà bà bà có xăm bụng! (ghê quá!). Ngoài ra không ai biết rơ nguồn gốc bà. Mà thôi, tôi sẽ có dịp kể rơ về bà sau này. Bây giờ, tôi chỉ cần kể cho bạn biết về sự tiếp đăi rộng răi của bà đối với ông cháu tôi, khác hẳn sự hà tiện kỳ quái ở nhà – hay nói rơ ra là nhà ông bà ngoại.
Trong khi cố tôi và bà uống café ở gian trước, luôn luôn bà nhớ mang ra cho tôi cốc sữa ngọt kèm với bánh xăng uưt ngon lành.
Điều làm tôi kinh ngạc thật t́nh là khi thấy bà hút thuốc, v́ đó là lần đầu tôi biết một phụ nữ ph́ phèo trên một điếu thuốc lá. Và dù nhiều năm trôi qua, tôi c̣n nhớ rơ nhăn hiệu trên bao thuốc mầu xanh: Phong thảo.
Khoảng xê xế, ba tôi cởi áo ngoài, nới cà vạt nằm ngủ trên ca na bé trong pḥng khách, d́ và cậu đi dạy giáo lư đằng nhà thờ, cố tôi lại kín đáo ra hiệu.
Thế là hai ông cháu lên đường, rời khỏi bầu không khí uể oải sau bữa ăn trưa. Qua khỏi công viên một đoạn, đến ngă rẽ, cố tôi dừng lại, vẻ tự tin, đứng bên rào, thứ hàng rào bằng cây dâm bụt bao quanh vườn cây ăn trái của ông Dal.
Vườn rộng và thật đẹp, nơi cổng treo cái bảng tróc sơn như sau: "A.Dalrymphe, trồng tỉa rau và trái cây". Những hàng cà rốt xen kẽ với những hàng cải trắng, cải đỏ. Trong vườn, những cây lê, cây bon sai oằn trái. Cố tôi nh́n trước, nh́n sau như thể cố ư t́m kiếm, ai đó, kêu lên bằng giọng buồn bực:
- Tiếc chưa! Ông chủ tốt bụng lại vắng nhà rồi.
Và quay lại, cố đưa mũ cho tôi, tôi nở nụ cười rất dễ thương:
- Robert! Con chui qua rào đi, không cần vào cổng chính. Hái loại "lê bơ" ấy nhé, mấy trái đó ngon nhất. Và nhớ khom lưng xuống một tí.
Theo đúng lời chỉdẫn của cố tôi, tôi chui vô vườn, hái đầy mũ những quả lê vàng mọng trong khi ông đứng ngoài canh chừng, miệng hát nho nhỏ, hết sức ung dung.
Rồi khi tôi ra khỏi vườn cũng bằng cách đó, hai ông cháu vừa cắn những quả lê gịn tan, ngọt lịm, nước chảy dài ướt cả cằm, th́ mười lần như một, cố bảo tôi với giọng nghiêm trang:
- Có chú Dal ở nhà coi, chú dám cho ông cháu ta đến trái cuối cùng ấy chứ! Tội nghiệp chú! Chú thương ông lắm. Robert ạ!
Tôi không bao giờ ngạc nhiên về ông chủ vườn tốt bụng, vắng mặt này. Thật ra, là đứa trẻ trầm mặc, u buồn, thế nhưng phải công nhận rằng bên cạnh cố, tôi luôn luôn được thích thú; tu nhiên niềm vui ấy chỉ lóe lên một chút rồi tắt ngấm như tia nắng của buổi chiều tà.
Cố tôi được mọi người niềm nở nhưng lũ trẻ th́ luôn luôn trêu chọc rất hỗn láo. Chúng không phải là học sinh Trung học như Gavin Blair mà có bận ông chỉ cho tôi. Chà! Lần đó tôi đỏ mặt lên v́ rụt rè – Chúng là bọn trẻ trong làng, thường tụ tập nơi cầu tầu để lấy mũ vớt cá lia thia và đùa nghịch.
Mỗi lần thấy ông cháu tôi, chúng nh́n chăm chăm vào cố tôi một cách xấc xược rồi hét lên:
- Lăo hề Gow đây này! Hỏi lăo coi cái mũi gớm ghiếc kia lăo nhặt ở đâu ra?
Tôi xấu hổ ghê gớm, nhưng cố tôi th́ vẫn tỉnh như không. Lúc đầu, tôi vờ như không nghe ǵ hết, nhưng sau ṭ ṃ quá, tôi liền hỏi cố:
- Ông ơi! Sao mũi ông to thế, hở ông?
- Tại ông đánh nhau với tụi Zoulous, Robert!
Cố tôi im lặng một giây rồi trả lời với giọng hănh diện. Tôi sung sướng, không xấu hổ nữa mà chỉ tức giận lũ trẻ ngu dốt kia. Tôi kêu lên:
- Ông ơi! Ông kể cho cháu nghe chuyện ông đánh tụi Zoulous đi! Cháu thích nghe!
Cố tôi có vẻ do dự, nhưng rồi cũng nói:
- Này! Robert! Ông không thích khoe khoang, đó là một thói xấu. Song cháu đă nằn ń, th́ đây...
Vậy là tôi đi cạnh ông, kinh ngạc, say sưa, hồi hộp, thích thú nghe câu chuyện của ông: một chiếc tàu chiến chở đầy lính từ từ rời bến giữa tiếng than khóc của vô số phụ nữ xinh đẹp, rồi bí mật cập bến, một bờ biển nắng cháy.
Trong hàng ngũ của Lữ đoàn thiện chiến Tô Cách Lan tên "Bạch Mă" đó, có một sĩ quan anh dũng, dưới quyền Đại Tá Dougal. Sĩ quan ấy được thăng chức nhanh chóng nhờ trận đánh hào hùng với bọn Matabele. Về sau ông ấy được ĐạiTá rất tin cẩn và trở thành cánh tay mặt của Đại Tá. Một lần kia, Lữ đoàn bị vây hăm. Thế rồi...
Tôi nín thở theo dơi viên sĩ quan trong bóng đêm: hai súng lục trong hai tay, miệng ngậm thêm một dao găm, ông ta ḅ rạp ḿnh trên vách đá lởm chởm. Khi ông tôi – vâng! Sĩ quan đó chính là ông tôi – sắp thoát ra khỏi ṿng vây th́ bỗng mặt trăng – kẻ phản trắc – ló ra khỏi đám mây. Thế là trong một nhoáng, bọn man rợ lao đến tấn công ông tôi... "Bằng! Bằng! Bằng!"... liên tiếp, ông tôi nhả từng loạt đạn, rồi ông tôi dùng dao chống cự. Từng cái xác đen ng̣m đẫm máu nằm la liệt quanh ông tôi... Rồi sau cùng, ông thổi c̣i hiệu tức th́ con ngựa kim yêu quư, con ngựa rất khôn ngoan của ông xuất hiện ngay giữa bóng đêm. Lộc cộc, lộc cộc, gịn giă, gấp rút, tôi như nghe tiếng vó ngựa vang dội bên tai, tiếng ngựa phi nước đại mới hấp dẫn làm sao! Bọn Zoulous khát máu đuổi theo bén gót, tên bay rào rào, veo véo,song rốt cuộc ông tôi thoát được, dù người kiệt sức v́ mất nhiều máu quá, ông nằm rạp trên lưng con tuấn mă khôn ngoan trở về đồn...
- ... Mầu cờ được cứu thoát!
Cố tôi kết luận, tôi th́ thở phào nhẹ nhơm. Mắt tôi sáng ngời v́ hănh diện và thán phục cố tôi.
- Cố ơi! Cố bị thương nặng lắm hả?
- C̣n phải hỏi! Ông như tấm giẻ nhúng máu vậy đó. Robert ạ!
- V́ vậy nên từ đó mũi cố...
- Cháu rất thông minh, quả đúng như cháu nghĩ:
Một mũi tên tẩm độc được cắm giữa mũi cố.
Cố tôi gật gù bằng bộ dạng hết sức trang trọng, nói. Đoạn cố kéo mũ sụp xuống một chút cho đỡ chói nắng, thêm:
- Chính Hoàng hậu đă tỏ lời khen ngợi ông trong khi Ngài gắn huy chương cho ông, tại Balmoral (ông xoa xoa lên mũi). Mà này, đừng gọi ông cố nữa nghe! Gọi là ông, nhớ chưa?
Tôi dạ một tiếng, nh́n ông vô cùng khâm phục và thương yêu ông thập bội. Ông cố tôi phi thường quá, anh hùng quá! Nữ hoàng ban khen là phải. Trên đường về tôi nắm chặt tay ôngtôi hơn. Trời ơi! Giá lúc đó có tôi th́ tuyệt biết chừng nào!
Về đến nhà, mẹ tôi đang đọc một bưu thiếp. Bà quay lại nói:
- Bà sẽ về ngày mai. Được thấy con ở đây, bà sẽ vui lắm, Robert!
Tôi thản nhiên đối với tin ấy, nhưng ông tôi th́ khác hẳn, ông phản ứng bằng cách nhăn mặt khó chịu như phải nuốt viên thuốc đắng không bọc đường rồi lặng lẽ lên lầu không thốt nửa lời. Mẹ tôi hiểu ư cha, ngẩng lên nh́n ông, hỏi với giọng âu yếm:
- Con mang nước trà lên lầu cho ba nhé? Cha muốn dùng thêm chút trứng chứ?
- Thôi! Hannah, thôi! Nghe tin này thật cha chẳng c̣n ḷng dạ nào mà uống trà, ăn trứng nữa, con ơi!
Vị anh hùng của Lữ đoàn Bạch Mă, cánh tay phải của Đại Tá Dougal, vị sĩ quan anh hùng, kẻ thù đáng sợ của bọn Zoulous bỗng mất hết anh hùng khí, oai dũng trong nháy mắt. Ông tôi bước vào pḥng, buông ḿnh trên ghế dựa, ḷ so kêu lên ken két dưới sức nặng của ông.

o0o
 
Dù phản ứng của ông tôi khác lạ như thế, tôi vẫn không có ǵ lo lắng nếu không muốn nói là rất vui. Hôm sau, vào buổi chiều thứ bảy, tôi nghe có tiếng xe ngựa mà tôi hết sức mong đợi ngừng trước thềm. Tôi đang nôn nao nên vội chạy ù ra cửa sổ, nh́n xuống.
Bà cố tôi – mẹ của ông ngoại – hơi cúi đầu, một tay thận trọng kéo váy bước xuống xe, một tay xách cái ví đen có đính hạt trai. Khi bà tôi trả tiền xe h́nh như người đánh xe không bằng ḷng sao đó, bác ta giơ cả hai tay lên trời để phản đối, song cuối cùng, bác ta cũng chịu thua, lầm ĺ vác mấy va li vô nhà.
Ông tôi không báo cho tôi biết một lời đă bỏ đi chơi từ lúc nào rồi, thật bất ngờ. D́ Kate và cậu Murdoch lễ phép đón bà trên thềm cửa. Mẹ th́ kêu to:
- Robert đâu? Ra giúp bà mang va li lên lầu nào !
Giữa sự rộn rịp đó, tôi đem những hành lư nhỏ, gọn lên lầu. Thỉnh thoảng, tôi nh́n trộm bà cố và nhận thấy bà cao lớn hơn cả ông ngoại, khuôn mặt dài, vẻ cương nghị, da nhăn nheo. Trên đầu bà phủ một chiếc mũ, áo choàng đen tra những đườn ren trắng toát. Tóc rẽ giữa vẫn c̣n giữ được màu nâu.
Trong lúc rối rít kể lại những điều xảy ra trong cuộc hành tŕnh, bà để lộ hàm răng vàng quá to, gây khó khăn cho miệng bà không ít.
Cánh cửa bí mật trên lầu đă được mở ra, rồi trong khi bà cố c̣n nán lại uống trà ở dưới nhà, tôi tự do quan sát căn pḥng mà lâu nay sự ṭ ṃ đă dày ṿ tôi không ngớt. Tôi ngồi dạng hai chân trên cái va li được đặt trước cửa ra vào, ngó quanh pḥng, thầm thán phục sự ngăn nắp và sạch sẽ tại đây. Lại nghe thoang thoảng mùi long năo và sáp. Dưới sàn gỗ có trải hai tấm thảm h́nh ô van nom như hai hải đảo trên mặt bể.
Giữa hai tấm thảm là cái giường đồ sộ bằng gỗ đào hoa tâm, chân giường chạm trổ công phu và rèm giường cũng như khăn trải giường tất cả đều được thêu tỉ mỉ.
Dưới gầm giường, trong một góc kín đáo đặt cái ống phóng bằng đồng sáng loáng, trong góc pḥng có một máy may. Gần khung cửa sổ, một ghế dựa đong đưa khả ái. Trên tường treo ba tấm tranh lộng lẫy: "Samson phá hủy đền thờ", "Cuộc vượt bể Đỏ" và "Sự phán xét cuối cùng". Bên cánh cửa, tấm khung gỗ trầm nom như một tấm nắp mộ, là một bài điếu văn in trên giấy viền đen mang tựa đề "Ngày vinh quang" ca ngợi Abraham đă gọi Samuel Leckie trở về nước Chúa, mặc dù là như thế, vợ ông (tức là bà cố tôi) hết sức đau buồn.
Chợt, tôi nghe tiếng bước chân bà từ từ chậm răi bước lên cầu thang, tôi theo bà vào pḥng. Bà tỉ mỉ xem xét mọi vật trong pḥng để biết có bị xê dịch chi chăng?
Và rồi, bà lắc đầu tỏ ư bất măn. Đoạn bà mở túi hành trang lấy ra hộp kính đeo mắt, cuốn Thánh Kinh, vài lọ thuốc, và đặt tất cả lên bàn ngủ một cách trịnh trọng. Bàn ngủ phủ tấm khăn ren. Sau rốt bà quay lại nh́n tôi, hỏi bằng giọng hơi cưng cứng của người ở vùng quê:
- Trong lúc bà đi vắng cháu ngoan chứ?
- Thưa bà, vâng.
- Tốt lắm! Bà rất bằng ḷng.
Và giọng bà thân mật hơn:
- Có cháu đây, cháu hăy giúp bà thu dọn lại cho ngăn nắp. Thực bực ḿnh, hễ mà bà rời cái pḥng này một ngày là y như có người làm lộn xộn liền.
Tôi vâng lời, giúp bà mở các va li và nh́n bà sắp những áo quần phẳng phiu, thẳng nếp vào tủ. Vừa làm việc bà vừa khuyên nhủ tôi rằng: " Sự sạch sẽ đưa ta đến con đường đạo đức" rồi bà đưa cho tôi một cái khăn mỏng bảo đi lau các chân giường bằng đồng và các vật trong pḥng. C̣n bà, bà dùng cái chổi lông gà vừa lôi trong tủ ra phủi bụi bám trên mấy conchó bằng sành đặt ở ḷ sưởi. H́nh như bà rất hài ḷng về cách làm việc của tôi nên bà tỏ ra dịu dàng hơn, bà âu yếm nh́n tôi:
- Cháu có vẻ ngoan đấy chứ! Bà cho cháu cái này, nhé?
Bà lấy trong ngăn kéo trên cùng một nắm kẹo bạc hà, cho một viên vào miệng, c̣n lại bà cho tôi tất cả, không quên dặn:
- Ngậm chớ đừng nhai, ngậm thế lâu tan hơn.
Rồi bà xoa đầu tôi ra dáng che chở:
- Này cháu, cháu sẽ làm bạn với bà, bà sẽ lo cho cháu. Chốc nữa hai bà cháu ta đi uống trà, nhé?
Như lời hứa, bà giữ tôi lại suốt ngày cạnh bà, hỏi chuyện tôi và kể cho tôi nghe chuyện của bà nữa. Bà tôi sinh trưởng trong một gia đ́nh nông dân khá giả. Những tháng vừa rồi bà về thăm người cháu, trại chủ ở Ayrshire. Chồng bà là một vị Thánh. Chính ông đă dẫn bà đến con đường đạo hạnh. Một hôm, đó là ngày bà nhớ măi – trong lúc ông băng ngang trong sân xưởng, chiếc cần trục làm rơi một tấm thiếc ngay trên đầu ông làm ông vỡ sọ tức th́. Ông là cai thợ trong xưởng đóng thùng thiếc ở Levenford. Tội nghiệp ông biết bao nhiêu! Bà chỉ c̣n được một niềm an ủi là tin ông vào thẳng thiên đàng. Anh em nhà Marshll cũng tỏ ra rất rộng răi: cho đến chết, bà được hưởng một số tiền trợ cấp mỗi ba tháng một lần. Nhờ đó bà có thể trả tiền nhà, ăn tiêu các thứ mà khỏi nhờ vả vào ai.
Khoảng bốn giờ chiều, bà bảo tôi đi rửa mặt, rửa tay. Bốn rưỡi hai bà cháu lên đường đến làng Drumbuck.
Tôi rất khâm phục vẻ đạo hạnh, nghiêm nghị của bà tôi và muốn bà vui ḷng, tôi giữ vẻ ngoan đạo của một con chiên hiền lành. Tôi bắt chước bà, ngay trong cả cái cách gục gặc đầu và đi cạnh bà, tôi thấy ḿnh quan trọng hẳn lên. Mặc dù trời nóng, bà tôi vẫn mang đủ bộ lệ, khăn choàng v.v... Tay bà cầm một cây dù xếp như một cây trượng, cán dù bằng vàng khảm xà cừ lóng lánh. Ôi chao! Đi cạnh bà tôi hănh diện biết bao! Đố đứa nào dám cḥng ghẹo bà cháu tôi.
Khi hai bà cháu đến gần quán bán bánh kẹo nằm giữa ḷ rèn và quán nước, bà c̣n cẩn thận dặn ḍ tôi lần nữa:
- Cần nhất là cháu nhớ tỏ ra ngoan ngoăn nhé? Bà Minns là bạn thân của bà đấy, cháu ạ! Bà ấy vẫn đi xem lễ với bà. Đừng ồn ào khi uống trà và chỉ trả lời khi được hỏi thôi, nghe chưa?
Nhất nhất, tôi đều vâng dạ, lễ phép. Chao ơi! Những khi dán mũi vào tủ kính cửa hàng bà Minns tôi có bao giờ tưởng tượng được rằng có một ngày tôi sẽ là khách của bà này?
Bà tôi đẩy cửa vào trước, tôi theo bà bước xuống vài bậc cấp dẫn đến căn pḥng nhỏ hơi tối, thoang thoảng mùi bạc hà, mùi kẹo hồi, mùi xà pḥng thơm và mùi sáp.
Bà Minns lưng c̣ng, mặc áo hàng dày màu đen, cặp kính gọng thiếc của bà được đẩy lên tận trên trán – thật kỳ cục! Mà tôi đâu dám phê b́nh? – Bà ngồi đan nơi quầy hàng. Trông thấy bà cháu tôi, bà ấy ngạc nhiên quá, kêu lên giọng âu yếm và kinh ngạc:
- Chúa ơi! Chị yêu quư! Có phải chính chị đó không?
- Phải! Phải! Chị Tibbie ơi! Chính tôi đây chớ c̣n ai nữa...
Bà tôi vui thích v́ gây được bất ngờ cho bạn nên tỏ ra vui vẻ thái quá, khác hẳn với bản tính ḿnh. Hai bà ôm nhau mừng rỡ một cách khá... ồn ào.
Rồi th́ bà Minns đi lom khom – chả là bà ta bị tê thấp – đưa hai bà cháu tôi vào gian trong. Đoạn bà nhanh nhẹn sắp tách dĩa lên bàn tṛn và đặt ấm nước lên bếp, vừa làm việc bà vừa chăm chú nghe bà tôi kể chuyện, câu chuyện xảy ra trong thời gian bà tôi đi nghỉ ở Kilmarnock. Bà tôi kể rơ từng chi tiết một, nhất là về những buổi lễ bà đi dự. Khi bà tôi kể xong, bà Minns gật gù:
- Tốt lắm! Chị không bỏ phí th́ giờ. Tôi cũng thích nghe mục sư Dalgetty giảng lắm, song phải công nhận là chị biết thưởng thức hơn tôi.
Chủ nhà rót trà mời khách và tỉ mỉ kể lại những ǵ xảy ra trong thờigian bạn ḿnh vắng mặt: chuyện sinh, tử, chuyện hôn lễ v.v... Bà cũng nhắc đến tên những bà có mang (điều này thú thật tôi không hiểu nổi nó có nghĩa ǵ).
Thế rồi, sau khi đă duyệt hết những tintức địa phương, hai bà cụ nh́n nhau. Cái nh́n tựa như những tay sành ăn đă thưởng thức bốn món ăn chơi và bấy giờ mới đúng vào lúc bắt đầu dùng món chính.
Bà cụ Minns vào đề thẳng thừng không cần quanh co chi cả:
- Thằng bé kháu chứ? Ăn thêm miếng bánh nữa đi, cháu! Ngon lắm!
Tôi sung sướng và hănh diện v́ được bà ta săn sóc chu đáo. Bà kê thêm một cái ghế cho tôi ngồi và c̣n đặt ngay trước mặt tôi dĩa bít quy. Nhận thấy tôi không uống trà, bà quay xuống lấy cho tôi một chai limonade có nhăn hiệu một lực sĩ khoác áo bằng da báo, vác tạ đôi!
- Nào! – giọng hiền từ, bà Minns hỏi tôi – Bây giờ cháu kể cho hai bà biết từ hôm về nhà ngoại đến nay, cháu làm ǵ? Cháu có thích ông cố ngoại không?
- Cháu làm bạn với ông cố, thưa bà.   
Tôi nhanh nhẩu, lễ phép đáp. Hai bà nh́n nhau, ra chiều biểu đồng t́nh:
- Làm bạn với ông vui không, hở cháu?
- Thưa bà, vui lắm. Cháu không rời ông...
- Vậy th́ hai ông cháu làm được những ǵ nào? – giọng bà tôi như lạc đi.
- Thưa bà, nhiều lắm, nhiều lắm...
Tôi hăm hở đáp và nhai thêm một cái bánh nữa, rồi kể tiếp: nào ông cố bày tôi chơi banh với ông Boag, ông cố kể chuyện ông đánh bọn Zoulous... Nào ông cố bảo tôi vào vườn ông Dalrymphe hái trái cây. Tôi nhắc đi nhắc lại rằng ông Dalrymphe rất tốt, bằng ḷng cho ông cháu tôi leo rào vô vườn chớ không cần đi cửa chính.
Tôi hănh diện thấy hai bà chăm chú nghe cho nên tôi càng khen ông không tiếc lời. Tôi kể cả chuyện ông đi xe buưt không cần mua vé, chuyện ông dẫn tôi vào Lữ quán Drumbuck và cuối cùng, là chuyện ông cố trầm trồ về hai cô gái bán hoa trong buổi sáng đầu tiên hai ông cháu ra đường.
Im lặng khá lâu. Bà vẫn nh́n tôi vẻ thương xót làm tôi rất ngạc nhiên. Sau cùng, bà dịu dàng nhưng cương quyết – như một người cương quyết muốn biết điều tệ hại – hỏi tôi về quá khứ, về đời sống ở Dublin. Dáng điệu bà nhân từ cho đến nỗi tôi không ngại ngùng ǵ, kể tuốt ra một mạch về nền giáo dục đầu tiên của tôi. Khi tôi kể hết, hai bà nh́n nhau, sự im lặng lần này thật nặng nề.
Giọng bà Minns trầm trầm:
- Đó, chị thấy rơ đó! Chị thấy rơ t́nh trạng cháu đó! Hăy liệu...
Bà tôi trang trọng gật đầu, và quay sang tôi:
- Robert, con hăy ra ngoài chơi một chút, bà có câu chuyện bàn với bà đây.
Tôi vâng lời bà, song trong khi chờ đợi tôi hết sức ngại ngùng, bối rối
Một lát sau, khi ra về bà tôi không nói ǵ với tôi song bà nắm tay tôi thật chặt, dáng bộ âu yếm. Đến nhà, bà dắt tôi vào pḥng ngay, đóng cửa lại, cởi áo khoác xong, bà hỏi tôi:
- Robert! Con cầu nguyện với bà nhé?
- Thưa bà, vâng!
Tôi sốt sắng đáp và hai bà cháu quỳ cạnh nhau trong một căn pḥng mờtối dần. Bà tôi thành tâm, sốt sắng cầu nguyện cho tôi, thànhkhẩn xin cho linh hồn tôi được cứu rỗi. Mặc dù lo lắng, tôi vẫn xúc động v́ những lời kinh thành khẩn của bà tôi – mắt tôi ướt đẫm khi nghe bà tôi kư thác tôicho Thiên Chúa nhân từ sau khi đă xin Ngài tha thứ cho kẻ tội lỗi là tôi và xin Ngài giúp bà tôi kiên nhẫn vượt mọi thử thách.
Xong rồi bà tôi đứng lên, tươi cười đi khép cửa sổ và thắp nến. Đột nhiên, bà kêu lên:
- Robert! Cháu mặc bộ áo quần trông ghê quá: Vô trường Trung học, họ sẽ nghĩ sao về cháu?
Bà gọi tôi đến gần, sờ vào cái áo vải vá của tôi tiếp:
- Ngày mai, bà sẽ may cho cháu một bộ áo quần, bà có máy may. Nào! Đến ngăn kéo lấy cái thước dây cho bà!
Tôi đứng im, thẳng băng như pho tượng trong khi bà đo ni tấc của tôi, bà dùng một cây bút ch́ thấm nước bọt ghi số đo trên một mẫu giấy nâu cắt ra từ tờ báo "Thời trang" của Weldon. Sau đó, bà mở tủ nh́n và nói lầm bầm.
- Xem nào: ta có một cái váy hàng xẹc c̣n tốt có thể dùng được...
Trong lúc bà đang lục trong ngăn tủ th́ có tiếng gơ cửa và ông tôi lên tiếng:
- Robert! Đến giờ đi ngủ rồi!
Bà tôi tức th́ quay lại:
- Để tôi cho Robert ngủ cũng được.
- Nhưng... nó ngủ với tôi.
- Không! Từ nay nó chỉ ngủ với tôi thôi!
Giọng bà cương quyết.
Im lặng một lúc rồi:
- Áo ngủ nó c̣n trong pḥng tôi.
- Tôi sẽ cho nó áo ngủ khác.
Lại im lặng. Tôi đợi khá lâu không nghe động tĩnh ǵ, rơ ràng là ông cố tôi chịu thua, tôi nghe ông kéo lê dép trongkhi rút lui. Tôi hoảng hốt... bàtôi vốn tế nhị nhận ra điều này khi thấy mặt tôi tái và buồn thiu nên bà càng có vẻ hiền từ, che chở hơn. Bà dịu dàng cởi áo cho tôi, chế nước ra thau giúp tôi rửa ráy và sau đó túm tôi trong cái áo cánh bằng nỉ mỏng, đoạn đỡ tôi lên giường.
Ngồi trên đầu giường, bà vuốt trán tôi âu yếm, nét mặt đăm chiêu ra dáng như một người sắp phải thực hiện một nhiệm vụ lớn lao, khó nhọc.
- Tội nghiệp cháu tôi! – Bà thở dài ảo năo – bà sắp làm cháu thất vọng. Nhưng không thể nào khác được: ông cố cháu thật ra chưa bao giờ đánh giặc, chưa bao giờ! Suốt đời ông, ông chưa đi khỏi Winton quá 50 dặm đường.
Ơ ḱa! Bà tôi nói cái ǵ vậy chớ! Tôi kinh ngạc mở to mắt nh́n bà không chớp, bà chậm răi tiếp:
- Tính bà không thích nói xấu ai, nhưng đây là một bổn phận, bổn phận thiêng liêng, nếu bà im lặng sẽ có ảnh hưởng đến cả tương lai cháu...
Bà tiếp tục chậm răi nói, tôi cố gắng để gạt ra ngoài tai những lời bà, song nó vẫn chui vào mồn một, đứt khúc, loạn xạ... Trời ơi! Những lời độc ác biết ngần nào!
"... Thất bại trong tất cả mọi công việc, luôn luôn bị đuổi... Làm việc ở sở Quan thuế, sống nhờ vào thủ đoạn... vợ ông chết v́ vậy... Rồi th́ ông nghiện rượu... nh́n mặt ông là biết liền, nhất là nh́n cái mũi... C̣n những kẻ mà ông giao du ư? Toàn là hạng chặt đầu cá, vá đầu tôm cả đấy: lăo Boay đă sạt nghiệp ba bận, lăo Dickie sống trong viện dưỡng lăo, không một trinh dằn túi. Ông th́... ông sống nhờ vào ḷng tốt của con trai bà..."
- Không! Không! Cháu không muốn biết, cháu...
Tôi van nài bà đừng kể nữa, bịt hai tai lại, vùi đầu vào gối. Bà kéo mền đắp cho tôi, từ tốn bảo:
- Cháu cần phải biết rơ sự thật, cần biết... Cháu không thể làm bạn với ông ấy. Đừng khóc! Cháu ngoan của bà! Bà sẽ chăm sóc cháu kể từ nay.
Rồi bà kiên nhẫn chờ cho tôi b́nh tĩnh lại mới đứng lên. Bà buồn rầu nói với tôi rằng bà cũng mệt lắm và không vui v́ chuyện này, nhưng bổn phận bắt buộc. Bà đọc câu ngạn ngữ: "Ngủ sớm dậy sớm sẽ mang lại cho ta sức khỏe và thịnh vượng" đoạn bắt đầu thay áo.
Một chốc sau, bà tắt đèn, lên nằm cạnh tôi. Khác với ông cố, bà nằm thật yên lặng nhưng hai bàn chân bà chạm vào chân tôi, giá lạnh. Tôi nằm nghiêng. Trong bóng tối, tôi bàng hoàng nh́n sững hàm răng giả của bà ngâm trong cốc nước lă đặt trên bàn ngủ. Hàm rằng ngời sáng như dọa dẫm và chế giễu tôi (làm bằng kiểu xưa, rất xưa, có vẻ nặng và chắc chắn).
Chúa ơi! Ông tôi không có hàm răng như thế và có rất nhiều tính xấu, tôi vừa được biết do bà tôi tiết lộ, song tôi ao ước hết ḷng được trở về nằm bên cạnh ông. Vâng! Có trời chứng: tôi ao ước hết ḷng!

Chương 5
 

Trên một thế kỷ nay, trường Trung học cổ kính với vách đá xám, tháp vuông cao có gắn đồng hồ cũng vuông vức, những bậc thềm cũ kỹ, những hành lang thăm thẳm ẩm ướt, những lớp học vàng ố bay mùi bụi phấn và khí đốt ḷ không thay đổi.
Cổng trường nằm ngay trên đại lộ gồm một ṿm cung phía trên trông tối tăm và đồ sộ. Óc tưởng tượng phong phú của tôi chưa chi đă so sánh cổng này với khe núi Hamelin!
Buổi sáng trước khi vào cổng trường, tôi thức dậy, hồi hộp và nôn nao vô tả. Bà tôi cho tôi hay là bộ áo quần mới đă sẵn sàng. Bà rất hài ḷng, dắt tôi đến cái tủ thấp kê dưới khung cửa sổ. Bà cố ư gây cho tôi một bất ngờ nên đă trải bộ áo quần trên tờ giấy lụa.
Thoạt nh́n qua bộ áo quần mong đợi, tôi kinh ngạc đến nỗi há hốc miệng ra: nó là thứ màu xanh lá cây, trời ạ! Không, không phải màu xanh dương sậm kín đáo của kẻ nam nhi mà là thứ màu xanh tươi, chói lọi, hí hửng của thứ đồ con gái! Thật ra tôi cũng đă thấy bà cắt và may đấy chứ, nhưng tôi ngu ngốc quá, cứ ngỡ là bà may lót lớp trong!
- Cháu mặc vào xem nào!
Bà dịu dàng bảo tôi. Bộ quần áo rộng thùng th́nh: áo th́ trùm vào thân trên như cái bao, c̣n quần th́ như gần là quần dài của người lớn cắt ngang dưới gối mà kêu là quần soọc!
- Tốt lắm! Hoàn toàn nhé! Bà may hơi... rộng một tị, nhưng rồi cháu sẽ c̣n lớn lên là vừa. Con nít may ra, bà già may vô mà lại.
Bà tôi vừa vỗ vai tôi thân mật, âu yếm nói, vừa kéo bên này vai áo một chút, vuốt chéo áo bên kia một cái, dáng đắc ư. Tôi nói như rên:
- Nhưng thưa, cái màu này...
Tôi cứng miệng lại v́ bà cắt lời tôi:
- Màu này đă làm sao, kia chứ?
Ngậm một cái kim cúc nơi miệng và rút mấy sợi chỉ lượt c̣n sót trên bộ quần áo – một kỳ công của bà – bà tiếp, giọng dịu hơn một tí:
- Màu này th́ có làm sao mà con chê? Hàng tốt lắm, không cần ủi, lại đứng áo quần con ạ!
Tôi tái mặt khi đưa tay áo lên nh́n kỹ, tôi khám phá ra hàng c̣n có những đóa hoa  hồng be bé nổi lên. Chúa ơi! Đă màu xanh c̣n điểm thêm hoa hồng, đích thị là hàng dành cho con gái đàn bà. Tôi nuốt nước bọt khó khăn, nói:
- Sáng nay bà cho cháu mặc bộ áo quần cũ một bữa nữa, bà nhé!
- Nhảm! Bộ áo quần cũ bà đă cắt ra làm giẻ lau chiều qua rồi.
Hănh diện về công tŕnh của ḿnh, bà tôi không quan tâm đến mối ưu tư của tôi. Bà đẩy tôi ra khỏi pḥng, tưởng đă thuyết phục được tôi rồi. Nào ngờ đâu, gặp cậu Murdoch bao nhiêu tự tin c̣n lại trong tôi tiêu tan nốt:
- Ái chà! Mùa xuân đến rồi! Mùa xuân tươi đẹp, tưng bừng quá!
Cậu dừng lại nơi cầu thang, lấy tay che mắt vẻ kinh ngạc rồi dựa hẳn vào tay vịn cười ngặt nghẽo, nói.
Trong bếp, mẹ tôi tế nhị hơn: bà lẳng lặng dọn điểm tâm cho tôi, nh́n tôi bằng đôi mắt chứa chan âu yếm, song bà vẫn không giúp tôi vững bụng chút nào.
Sáng hôm đó trời xám xịt, lạnh lẽo. Tôi chán nản rời nhà, ư thức rằng giữa miền quê Tô Cách Lan này với sương mù ảm đạm của mùa đông, chỉ ḿnh tôi có dấu hiệu mùa xuân.
Ngoài đường, thiên hạ quay lại trố mắt nh́n tôi sau khi vượt qua rồi. Tôi xấu hổ tránh đường lớn, lách vào đường nhỏ vắng người và xa hơn, v́ vậy tôi đến trường bị trễ.
Sau khi lạc trong mấy hành lang, tôi cũng t́m được lớp ḿnh một cách khó khăn. D́ Kate ghi tên tôi vào lớp này. Ông Dalgish – thầy giáo – đă bắt đầu giảng bài. Tôi định lẻn vào một chỗ trống nhưng nửa đường th́ bị ông bắt gặp, chận lại. Sau này tôi mới hiểu rơ là ông không độc ác, nhưng lúc này th́... (Có những hôm vui vẻ, ông dạy thật hăng, thật hay, nhưng có những lúc ông như bị quỷ ám, ma làm không bằng). Tôi kinh hoàng khi nh́n ông, nom cái cách ông giận dữ giật râu, tôi biết ngay là ông không được dễ chịu.
Tôi chờ đợi một cơn giông tố. Tôi đợi ông trừng phạt tôi đi trễ, nhưng đáng sợ thay: ông không rầy la chi cả. Rời bục, ông đến cạnh tôi, hơi nghiêng đầu, vẻ thản nhiên trong khi lũ học tṛ rướn ḿnh lên... chắc chúng cũng đang chờ đợi? Giây lâu sau ông mới mở miệng:
- Th́ ra cậu học tṛ mới đây! Thoạt nh́n là biết ngay bộ đồ mới. Kỷ nguyên phép lạ hẳn chưa chấm dứt.
Có nhiều tiếng cười dè dặt, rúc rích nổi lên. Tôi nhột nhạt đứng im. Ông lại tiếp:
- Nào! Lại gần đây xem! Đừng phật ư, cậu! Bộ đồ này mua ở đâu vậy hở? Hợp tác xă hay trong hiệu Miller danh tiếng đây?
Mặt tái ngắt, tôi ấp úng:
- Thưa thầy, bà cố con may cho con.
Cả lớp cười rộ lên. Nhà giáo đỏ ngầu mắt nh́n tôi trừng trừng, bước quanh tôi như thể tôi là một kỳ quan cần ngắm kỹ, gật gù:
- Hà! Mày nổi bật lên, nổi bật! Theo cung cách này ta biết mày thuộc gốc gác Ái Nhĩ Lan, đúng không?
Tiếng cười càng to thêm. Lớp học như biến thành đấu trường rộng lớn. Tuy nhiên, giữa những khuôn mặt chế giễu ấy, tôi vẫn nhận ra hai tṛ không hợp tác trong tṛ vui quái ác với bạn bè và thầy: Gavin-Blair ngồi bàn đầu, nh́n ông giáo bằng đôi mắt lạnh lùng, khinh bỉ và đôi mắt nâu của Alison Keith như bồn chồn lo lắng hộ tôi: nó cúi gầm mặt trên cuốn sách rồi liếc nhanh về phía tôi. Vẫn chưa buông tha tôi, nhà mô phạm hỏi gặn:
- Này, hăy trả lời câu hỏi của ta: mày là đồ đệ của thánh Patrick hở?
- Thưa thầy, con... không biết.
Tôi càng xám ngoét thêm, trả lời. Giọng ông ta lần này mỉa mai:
- Cha chả, thật đáng tiếc!... Nó không biết, các tṛ thấy không?
Cả lớp lại cười ầm như coi tṛ xiếc trong khi ông ta vờ ngạc nhiên nói. Rồi ông ghẹo thêm:
- Lăo thánh Patrick của dân Ái Nhĩ Lan chuyên mặc áo xanh lá cây, mày hiểu ra chưa?
Xem chừng vui đùa chán rồi, ông ta quay lại trừng mắt, lũ học tṛ im lặng liền. Lần này giọng ông ta b́nh tĩnh trở lại:
- Mẹ mày là học tṛ cũ của ta. Song nh́n mày, ta e rằng ta sẽ phí công dạy dỗ thôi, con ạ! Đủ rồi! Về chỗ ngồi!
Hai chân run rẩy, tôi cúi gằm mặt lùi vào chỗ ngồi, thầm nghĩ vậy là giai đoạn khổ nhục đă qua.
Nào ngờ đâu, đó chỉ là mới bắt đầu.
Giờ ra chơi, học tṛ vây quanh tôi la hét,cười nhạo không ngừng. Từ đầu, người ta đă cho tôi là không giống ai, nhưng bây giờ tệ hơn: tôi biến thành con chiên ghẻ trong bầy.
Jamieson và Boay là hai đứa độc ác hơn cả:
- Màu lá cây là màu của nó! Màu da trời là màu của Đức Mẹ toàn thánh.
Những lời chế nhạo của chúng so với ông giáo th́ cũng một nguồn, song chúng thô lỗ hơn và bộ áo quần xanh lá cây là cớ cho sự kỳ thị chủng tộc và tôn giáo trong ḷng lũ trẻ.
Giờ nghỉ trưa, tôi chui vào nhà tiêu, không buồn đụng đến ổ bánh ḿ phết mứt ngọt mẹ tôi đă gói theo cho tôi trong cặp. Vậy mà chúng vẫn chưa tha, chúng khám phá ra chỗ tôi trốn nấp, lôi tôi ra.
Giờ thể dục do ông gác dan, vốn là cựu trung sĩ đoàn quân t́nh nguyện, dạy trong gian pḥng rộng nhất trường.
Bắt chước các bạn, tôi cởi áo ra trong lúc Boay và Jamieson tiến lại, vẻ đe dọa:
- Giờ băi học, mày sẽ biết tay ta!  
Boay là đứa vũ phu, trán vồ, hung tợn, luôn luôn chạy theo trêu ghẹo bạn gái cùng lớp. Tôi kinh ngạc lắp bắp hỏi:
- Tại sao vậy? Sao mấy tṛ...
- Tại sao hả? – Chúng cười hề hề khả ố - Đặng cho mày đi theo Đức Giáo Hoàng của mày chớ tại sao.
Suốt thời gian tập, tôi co chân, duỗi tay theo nhịp, không ngừng run rẩy. Sau giờ thể dục, thầy đi khỏi đó tức th́ bọn chúng chặn tôi lại trong pḥng móc áo, hầu hết tụi lớn đều có mặt. Chúng đấm đá túi bụi vào người tôi như một quả bóng vô tri, đến nỗi tôi phải lùi vào một góc. Jamieson nắm tay tôi bẻ quặt ra sau lưng, tôi kêu lên oai oái, trượt chân ngă nhoài xuống đất, nó liền cỡi lên ngực tôi và nắm đầu tôi dộng xuống đất trong lúc bạn nó giữ chặt tôi. Nhiều thằng khác reo ḥ cổ vơ:
- Nữa! Nữa đi! Để coi có ǵ trong sọ nó. 
Câu này làm tăng thêm sáng kiến cho Jam, nó buông đầu tôi ra, nh́n lũ bạn hỏi:
- Đứa nào có dao không? Tao muốn xem thử óc nó có xanh như áo quần nó không.
Tim tôi nhảy đùng đùng, may thay: đúng lúc đó chuông rung lên, chúng đành buông tôi ra. Khi tôi đến gần cửa lớp, ông giáo Dal đứng đợi tay c̣n nắm dây chuông, trông thấy tôi tóc bù xù, áo quần lem luốc bèn hỏi:
- À! Tụi bay bày tṛ ǵ nữa đó?
- Thưa thầy, đâu có ǵ.
Cả lớp cùng một giọng đáp. Và từ dưới cuối lớp, thằng bé Howie, hí hởn lấc cấc như con cóc, thêm vô:
- Chúng con chỉ chiêm ngưỡng bộ đồ xanh của nó thôi, ạ!
Vị giáo sư nhếch mép.

o0o

Tuần lễ đầu trôi qua nặng nề. Tôi chịu đủ mọi khổ h́nh mà lũ bạn hành hạ vẫn chưa thấy chán. Mỗi lần tan học là đă có một băng đông đảo chực sẵn đón tôi ở cổng trước nhà thờ Saints – Anges. Tôi không hề đi lễ ở nhà thờ này, song chúng buộc tôi phải vào xưng tội, hôn chân cha sở và vô số tṛ khác. Bọn chúng không hề tỏ ra biết thương hại một chút nào. Đôi khi quá uất ức, tôi đánh trả, nhưng rốt cuộc lần nàotôi cũng chịu thua v́ sức yếu, thế cô.
Lấm la lấm lét, tôi trốn chui trốn nhủi như một con lươn. Đi và về, tôi chọn những con đường nhỏ vắng vẻ như con đường đi ngang xưởng thiếc để được yên thân. 
Dù vậy, tôi vẫn không thoát khỏi những lời chế giễu tàn nhẫn của mọi người. Mấy anh thợ tre trẻ thấy tôi đi ngang, kêu to:
- Ê! Cọng cải! Mẹ mày trang hoàng cho mày vậy đó hử!
Có lẽ họ không ác ư, họ vui miệng nói thế thôi, song tôi, tôi đă quá tuyệt vọng, không phân biệt được một lời trêu chọc vô tâm với một lời sỉ nhục.
Càng ngày tôi càng chán nản, tuyệt vọng, bài vở bỏ bê, vào lớp tôi rẩy mực đầy tập, trở nên... hầu như tôi trở nên một tên đần.
Một hôm thấy giáo gọi tôi lên trả bài, một bài thơ tôi thuộc ḷng từ lâu. Thế mà tôi ấp a, ấp úng lâu lắc đến nỗi ông sốt ruột, quát lên.
- C̣n chờ ǵ nữa! Ông phỗng đá? 
Đầu óc hoang mang, tôi trả lời như cái máy:
- Thưa thầy, bộ đồ xanh! Bộ đồ xanh của con!
Sau đó là sự kinh ngạc trong phút chốc rồi một trận cười bằng thích vang dội cả lớp.
Tôi nghĩ là điều này không thể kéo dài măi, tôi không chịu nổi. V́ vậy, tối hôm ấy tôi vào pḥng ông tôi với tất cả cương quyết.
Cái mùi âm ẩm, mông mốc trong pḥng ông quả là một thứ mùi khó chịu song nó quen thuộc đối với tôi, quen thuộc thân yêu đến nỗi vừa nhận ra nó tôi trào nước mắt v́ xúc động.
(Kể từ khi bà tôi chiếm đoạt tôi cho đến nay hai ông cháu không hề có dịp tṛ chuyện cùng nhau). Và phần tôi, tuy tôi đă tha thứ những lời huyênh hoang giả dối của ông từ lâu mà ông nào có biết; mỗi bận đi ngang tôi, ông ngẩng đầu lên cao và môi ông điểm một nụ cười khinh khỉnh, khó chịu. Tôi bối rối, toan t́m lời biện hộ th́ ông đă lạnh lùng nói:
- Cháu muốn ngủ với ai th́ ngủ, chẳng việc ǵ đến ta!
Tối hôm ấy, ông tôi ngồi trong ghế dựa, nhàn rỗi vẻ lănh đạm như một triết gia.
- Ông ơi! Cháu...
Tôi chỉ nói được có thế rồi khóc ṛng. Ông tôi chậm răi quay lại. H́nh như mắt ông sáng lên – đâu có lư tôi lầm? Tôi tinh mắt lắm mà! – Ông nh́n tôi, im lặng một lúc rồi chậm răi nói:
- Ông biết, ông biết sớm muộn ǵ cháu cũng về với ông mà!
Tôi khựng lại trong khi ông thích thú ngâm lên một câu ngạn ngữ:
- Sa cơ mới biết bạn hiền là ai!

Chương 6
 

Bây giờ tôi đă ngồi gọn trong ḷng ông. Ông cháu tôi đă làm ḥa rồi, thưa các bạn! Tôi liền mang hết những ǵ đè nặng trong ḷng ra kể với ông. Ông lặng lẽ nghe, không thốt một lời.
Sau đó giây lâu ông từ từ rút ống điếu hút một hơi đoạn mới bảo tôi:
- Có một điều con phải làm, nhưng vấn đề là con có chịu làm hay không đây?
Giọng ông tôi b́nh thản nhưng âu yếm. Chao! Giọng nói làm tôi yên ḷng biết chừng nào sau những ngày dài sống cô đơn trong hỏa ngục! Tôi sốt sắng:
- Thưa ông, con làm chứ. Con xin hứa với ông con sẽ làm!
Tuy không biết ḿnh sẽ phải làm ǵ, tôi vẫn trả lời với giọng tự tin. Ông tôi rít vài hơi thuốc nữa:
- Trong lớp con, đứa nào khỏe nhất, can đảm nhất. Cương quyết nhất?
Tôi không cần phải do dự:
- Gavin-Blair thưa ông.
- Con trai ông Thị trưởng, hở?
- Thưa vâng.
- Trường hợp này, con phải đánh nhau với Blair!
Tôi nh́n ông kinh ngạc: Gavin không hề trêu chọc tôi. Nó luôn luôn tránh xa tṛ đùa bỉ ổi này. Từ khi vào trường, tôi chỉ tṛ chuyện với nó hai bận. Nó là một học tṛ giỏi nhưng dè dặt, không mấy cởi mở. Luôn luôn đứng nhất, được bạn học nể trọng, kể cả giáo sư, ngay cả các môn thể thao nó cũng thuộc hàng đầu. Học tṛ kháo nhau đến thân h́nh dẻo dai, nhanh nhẹn, cái cằm cứng rắn, đôi mắt xám sáng ngời của Gavin. Phải! Tôi không phải Ec-quyn, cũng không phải Xam-xông. Tôi không phải là các bậc anh hùng trong cổ tích, tôi sợ lắm!
Nhưng mặt mũi nào mà nói toạc ra như thế với ông? Tôi lắp bắp:
- Thưa ông, con chưa biết đánh.
- Ông sẽ dạy cho! Chỉ một tuần lễ là xong. Sức mạnh và vóc dáng không đáng kể, điều cần nhất là nhiệt tâm...
Thấy tôi im lặng, ông nhún vai, thêm:
- Dĩ nhiên, nếu con hèn quá, th́ ông có thể viết thư thẳng cho giáo sư, nhờ ông can thiệp... con sẽ khỏi bị hành hạ, nhưng như thế chúng càng khinh con thêm. Theo nguyên tắc, con phải liều đánh với một đứa, đứa mạnh nhất, tiêu biểu, đại diện cho cả lớp. Sao? Dám không?
Tôi rùng ḿnh, tuy nhiên có điều lạ này: trong bước đường cùng, tôi tưởng có thể đủ can đảm để liều lĩnh nhẩy từ mái nhà xuống đất, bất cần nguy hiểm đón chờ.
Thế rồi tối hôm đó, sau khi phụ rửa bát với mẹ xong, tôi bắt đầu tập dượt dưới sự hướng dẫn của ông tôi. Câu chuyện được giữ kín, bà tôi không hay biết tí ti.
Ông tập cho tôi thế đứng cứng nhắc, nắm tay đưa ra trước, cằm rút cao đến nỗi tôi chỉ c̣n thấy mũi giầy thôi. Đứng đối diện tôi, cũng thủ thế như tôi, ông tôi hạ lệnh cho tôi thoi bên trái. Tôi tức th́ tuân theo, vội vàng, hăng hái đến nỗi đấm vào bụng dưới của ông một thoi đáng đích. Ông tôi gập người lại, ngồi phệch trên ghế dựa, thở hổn hển. Tôi hoảng hồn, hỏi:
- Ông ơi! Con làm ông đau lắm hở?
Ông tôi tỏ ra giận dữ - không phải v́ tôi đấm ông đau mà v́ tôi đấm sai phương pháp. Đợi đến khi bớt đau, ông nghiêm trang dạy tôi một bài học chuyên biệt về những cú đấm. Sau đó ông bắt tôi chạy bộ từ nhà đến trường để luyện cặp gị.
Những ngày kế tiếp, ông kiên nhẫn dạy tôi nghệ thuật quyền Anh, buộc tôi cẩn thận khi uống nước, uống rất ít, hay đừng uống tốt hơn để da được săn chắc.
Hy sinh phần phô mát buổi chiều, thức ăn mà ông thích nhất, ông cho tôi. Ông lại bắt tôi ngồi trước mặt ông nhai chậm răi cho dễ tiêu – ông bảo thế - và tôi biết rằng ông tôi thèm đến rỏ dăi ra.
Ông vui vẻ bảo tôi:
- Không ǵ bổ hơn phô mát Dunlop con ạ! Ăn nhiều vào cho mau lớn. Ông bảo đảm đó!
Tôi cũng tin lời ông, song những ngày kế tôi xót ruột ghê gớm.
Chiều thứ bảy, ông dắt tôi đến nghĩa địa để biểu diễn cho các bạn ông cùng thưởng thức tài nghệ.
Tôi dang tay, dạng chân múa may những thế độc diễn khác nhau trong lúc ông hứng khởi giải thích lư do của trận đấu dự định bằng giọng văn chương để các bạn hiểu.
- Ủa, anh quên mớ lư thuyết nằm ḷng trứ danh của anh rồi hả? Anh luôn luôn khuyên người ta phải sống vui vẻ, giờ lại phản chính anh, xui thằng bé đánh nhau là nghĩa lư ǵ?
Ông tôi, bằng giọng cao xa, bóng bẩy trả lời:
- Anh Boay này, đôi khi ở đời người ta cần phải đánh nhau để được yên thân mà sống vui vẻ, hiểu chưa?
Ông bạn không chống đối lời nào, song nom cái cách ông nh́n chúng tôi, tôi hiểu rằng ông ta cho là chúng tôi khó thành công.

o0o
 
Ngày định mệnh đă tới. Khi tôi đi ngang pḥng, ông gọi tôi vào, trang trọng siết chặt tay tôi như truyền hết niềm tin tưởng, nhiệt tâm vào đó. Nh́n thẳng tôi, ông bảo:
- Con nên nhớ điều này: con làm ǵ tùy ư, được hết, trừ sợ hăi.
Tôi suưt bật khóc, v́ thú thật với các bạn: dù đă ăn khá nhiều phô ma của ông, tôi khó mà quên được những năm sống êm đềm cạnh mẹ cha tôi.
Hơn nữa, lúc sau này Gavin h́nh như muốn bênh vực tôi: đă có lần trong lúc chơi nhảy cừu, Jamieson nhân dịp đó chạy đến húc mạnh vào tôi khiến tôi ngă lăn, Gavin liền trị nó một trận ra tṛ. Và lần khác, trong giờ học thấy tôi t́m măi tẩy không ra, Gavin đă lặng lẽ đưa cho tôi viên tẩy. Tôi quả không có cớ ǵ để gây sự đánh nhau với Gavin-Blair. Song tôi đă trót hứa với ông tôi làm sao có thể thả trôi lời hứa dễ dàng?
Huấn luyện viên của tôi đă khẳng định rằng bốn giờ chiều tan học là lúc rất thuận tiện cho trận thư hùng, tôi chỉ c̣n biết tuân theo.
Suốt ngày hôm ấy tôi lo lắng bồn chồn quá đỗi không ngớt lén quan sát khuôn mặt b́nh thản và thông minh của Gavin ngồi ở góc lớp đối diện tôi, nó có đôi lông mày thật đẹp hai hàng lông mi rậm, dài, môi trên ngắn, hănh diện.
Vài lần tôi không cầm ḷng được, ném về phía nó một tia nh́n van lơn kỳ lạ. Tôi buồn rầu khi nghĩ rằng tôi bắt đầu yên mến nó như một bạn thân, vậy mà lại phải sắp đánh nhau với nó, theo đúng kế hoạch ông tôi.
Đồng hồ trên tháp trường thong thả gơ bốn tiếng. Tôi c̣n hy vọng hăo huyền là ông giáo sẽ giữ tôi lại phạt về lỗi ǵ đó. Nhưng vô ích: tôi rời lớp cùng một lượt với các bạn, đi ngang sân chơi. Gavin bước mau phía trước, cặp vắt trên vai.
Tôi hiểu rằng giờ hành động đă điểm, nếu tôi không muốn phải xấu hổ trước mặt huấn luyện viên của ḿnh: tôi phóng tới và xô mạnh Gavin. Gavin quay lại hơi ngạc nhiên nhưng cũng nhận ra tôi đang khiêu khích nó; hai nắm tay tôi đặt lên nhau trước ngực như đang cầm đèn rước kiệu.
Tức th́ bọn học tṛ bao quanh hai đứa tôi kinh ngạc và thích thú reo to:
- Lại xem tụi bay! Gavin và Robert sắp đánh nhau!
Gavin đỏ bừng mặt, nó bực bội nh́n bọn con trai vây quanh. Nó không thể gạt bỏ sự thách thức của tôi, dù là một đứa yếu x́u. Với một tay, nó đủ gạt luôn một lượt hai quả đấm của tôi gửi đến cho nó.
Tôi quên cả những bài học của ông. Đôi cánh tay gầy nhom khoa như những cánh quạt. Tôi đánh trúng nó song vào những chỗ cứng như cùi chỏ, g̣ má hay những cúc áo bằng đồng vuông vức, v́ thế mỗi lần đánh trúng tôi lại bị đau hơn địch thủ.
Gavin trái lại, luôn luôn đánh trúng những nơi có thể làm địch thủ đau nhất. Hai lần, tôi ngă sấp giữa những tiếng cổ vơ của bọn học tṛ vây quanh.
Cả hai đứa cùng lem luốc và thở như những cái đầu máy xe lửa cũ kỹ ráng lên dốc. Tuy vậy, tôi càng lúc càng hăng cho đến nỗi một thằng bạn lớn nhất cũng phải kêu to lên:
- Cha! Cọng cải chơi trội chớ phải lơ mơ đâu, tụi bay? Coi nó hăng thua ǵ sư tử?
Trận đấu kết thúc khi tôi nhận một cú húc đầu của địch và máu cam chảy ṛng ṛng. Máu làm miệng tôi ấm và mằn mặn. Chỉ giây lát thân áo trước tôi nḥe nhoẹt máu. Tôi không ngờ thân thể gầy c̣m nhỏ nhắn của tôi mà chứa nhiều máu đến mức đó, mà kỳ lạ: tôi không thấy khó chịu chi cả. Trái lại, tôi có vẻ như sáng suốt hơn, b́nh tĩnh hơn dù đôi chân quả có run rẩy.
Vẫn tiếp tục chiến đấu, tôi vung tay tiến tới tuy mắt tôi như tóe lửa. Bỗng, tôi có cảm tưởng bị ai kéo lùi về phía sau. Gavin cũng vậy. Một anh lớn nhất kêu lên:
- Thôi! Đủ rồi! Bắt tay nhau đi! Tụi bay đánh nhau khá lắm! Đứa nào lấy ch́a khóa cổng coi! Robert chảy máu như ḅ bị thọc huyết đây nè!
Tôi được đặt nằm ngửa trong sân chơi, trên mặt sỏi, cái ch́a khóa to, lạnh ngắt đặt dưới ót trong khi Gavin nhem nhuốc và lo lắng, quỳ cạnh tôi. Áo tôi đẫm ướt máu và mấy anh đầu ḅ nhất cũng bắt đầu lo sợ khi thấy máu không ngừng chảy. Họ lăng quăng cứu cấp, sau cùng nhờ mảnh khăn tay thấm nước nhét vào hai lỗ mũi, máu cầm lại...
- Em nằm yên mươi lăm phút nữa nhé?
Họ dặn ḍ và rời chúng tôi. Các bạn học cùng lớp cũng đă ra về, trừ Gavin. Sân trường vắng vẻ chỉ c̣n lại hai đứa. Đầu choáng váng song tôi cũng cố gắng mỉm cười với Gavin một cách khó khăn – v́ mũi bị bịt kín và máu khô cứng trên mặt – Gavin khe khẽ bảo:
- Đừng động đậy! Không phải tao cố ư muốn húc đầu vào mũi mày đâu, như vậy trái luật...
Tôi lắc đầu dù biết rằng làm vậy máu có thể tuôn ra và cố gắng mỉm cười:
- C̣n tao, tao cũng buồn v́ đánh trúng mắt mày.
Gavin lấy tay sờ nhẹ vào mí mắt và cười theo, nụ cười nồng hậu làm ấm ḷng tôi như những ngày đông giá rét nhận được tia sáng mặt trời!
Một lát sau, nó nhẹ tay gỡ hai cuộn vải trong mũi tôi và đỡ tôi ngồi lên. Hai đứa lặng lẽ sóng bước trên đường về làng Drumbuck. Đầu tôi vẫn c̣n choáng váng, Gavin bảo tôi khi ngang nhà nó:
- Vào nhà tao rửa ráy sạch sẽ rồi hẵng về.
Tôi nghe lời nó rụt rè bước qua cái cổng mang huy hiệu ông Thị trưởng.
Hai đứa đi trên con đường trải sỏi, hai bên đầy hoa dẫn vào biệt thự. Khu vườn rộng thênh thang được chăm sóc kỹ lưỡng. Gavin kéo tôi ra sau, chỗ máy nước. Trong lúc hai đứa kỳ cọ, một bà bồi pḥng mặc toàn đen mang tạp dề trắng nh́n thấy chúng tôi qua cửa sổ và có lẽ bà ta đi báo tin nên chỉ chốc sau, có một cô gái mặc áo nâu vội vă chạy ra:
- Tội chưa! Các em sao vậy?
Đó là chị Julia-Blair (từ khi mẹ chết, chị là nội tướng trong gia đ́nh). Nh́n kỹ chúng tôi, chị đoán hiểu nguyên do, không gạn hỏi thêm. Chị đưa tôi vào pḥng em trai, căn pḥng tuyệt đẹp trang hoàng nào h́nh ảnh, gậy, vật dụng đi câu và vô số đồ chơi bằng gỗ do nó làm lấy. Chị giúp tôi cởi bộ áo quần đầy máu đưa cho bà bồi pḥng – tôi thoáng thấy bà ta nhăn mặt – đem đi gói lại. Chị bắt tôi mặc bộ đồ màu xám của Gavin tuyệt đẹp, chưa cũ mấy.
- Chị quen với mẹ em, Robert ạ! - Giọng chị dịu dàng – Hăy đến chơi với Gavin khi nào...
Chị quay sang th́ không thấy Gavin, nó đă đi xuống bếp để được săn sóc con mắt sưng, chị ôn tồn tiếp:
-... Khi nào hai đứa hết đau...
Và chị đưa tôi ra tận cửa, trả gói áo quần cho tôi, khuôn mặt hiền từ với tia nh́n âu yếm, ấm áp, chị cúi sát bên tôi, hơi đỏ mặt, chị bảo:
- Robert ơi! Em cứ giữ bộ áo quần này nhé? Gavin nó lớn rồi, chui không vô nữa đâu, em nhé?
Rồi chị đứng yên im sững trên thềm nh́n tôi thật lâu cho đến chừng bóng dáng c̣m nhom nhỏ nhắn của tôi khuất dần... vào màn đêm.
Tận lúc ấy tôi mới thấm mệt. Trên đường về tay chân tôi ê ẩm, đầu óc quay cuồng. Tôi lê chân trong chán nản và mệt mỏi. Chán nản v́ được thấy ngôi nhà sang trọng của Gavin, mệt mỏi v́ trận đánh không đồng cân sức.
Đến cửa, ông tôi đă đợi sẵn, ông âu yếm nh́n tôi thật lâu. Thấy vẻ xanh xao, mệt mỏi của tôi, ông hỏi:
- Sao, con thắng chứ?
- Thưa ông, h́nh như... là con thua.
Ông không gặn lại câu nào nữa, nắm tay tôi dắt lên pḥng, đỡ tôi ngồi lên ghế dựa. Tôi chậm răi kể:
-... Nhưng con không sợ, bắt đầu xong là con hết sợ liền.
Ông từ tốn hỏi kỹ mọi chuyện. Sau khi tôi kể xong, ông lặng lẽ vớ bộ quần áo – nguyên nhân thảm nhục của tôi – ném vào ḷ sưởi. Phải khá lâu sau đó, bộ quần áo đă biến tôi thành cọng cải mới chịu cháy hết cho, khói tỏa nồng nực khắp pḥng.
Bấy giờ, ông mới bảo:
- Đó, ông nói có sai đâu!


o0o

 

Pages  1  2  3  Next