không
ưa nằm trong giường và ra khỏi nhà trong khi người làm quét dọn.
Trước cơm tối, ông đi bộ một thời dài hơn.
Hành làng ngoài pḥng làm việc khá rộng, phía cuối kê bàn viết
và ghế. Ông ra đây viết những khi chán viết trong pḥng làm
việc. Chiếc phản nằm rất thoải mái, đặt lưng xuống là những khó
khăn trong đầu tan biến đi. Mỗi khi đang viết cuốn truyện, ông
thường trằn trọc ban đêm và nằm mơ thấy đoạn văn đang dở dang.
Nhưng ban ngày nằm trên phản, giấc ngủ tới dễ dàng và xoa dịu đi
mọi ưu tư.
Hồi trẻ, ông không bao giờ ngủ ngày. Có khi ông tiếp khách suốt
buổi chiều. Ông viết đêm, thường từ nửa đêm cho đến sáng. Bây
giờ ông viết ban ngày và ngủ vặt, không nhất thiết giờ nào. Mỗi
khi mạch văn cạn, ông ra phản ngả lưng, khi buổi sáng, khi buổi
chiều. Không như hồi c̣n viết đêm, ông hiếm khi thấy mệt mỏi mà
lại gia tăng trí tưởng tượng.
Ngủ ngày thế này chắc tại ḿnh già, ông nghĩ. Nhưng dù sao chiếc
phản như có phép lạ. Nằm xuống th́ dễ ngủ, mà thức dậy th́ tỉnh
táo khỏe khoắn. Thường thường ngủ xong, ông t́m được lối ra khỏi
mạch văn đang bí. Thật là nhiệm màu.
Tiết trời đang vào mùa mưa mà ông ghét nhất. Nhà ông cách biển
khá xa, quá một dăy đồi, nhưng khi mưa, không khí vẫn sũng hơi
nước. Trời thấp và buồn. Oki cảm thấy mắt mờ và thái dương trái
nặng như có mốc meo đang mọc trong những nếp năo thùy. Có ngày
ông ngủ hai ba lần, sáng và chiều.
Một buổi trưa, Oki vừa thức giấc nhưng c̣n nằm trên phản th́
người làm vào tŕnh là có khách tên Sakami từ Kyoto tới thăm.
«Hay con bảo người ta là ông đang nghỉ?»
«Đừng. Một cô gái phải không?»
«Dạ đúng. Cô ta có đến đây một lần rồi.»
«Con dẫn cô ấy vào pḥng khách đi.»
Ông nhắm mắt định thần và tĩnh trí lại. Cái ủ ê của ngày mưa nhờ
giấc ngủ trưa đă nhẹ đi, nhưng nghe Keiko đến th́ ông tỉnh hẳn.
Ông nhỏm dậy, rửa mặt, sửa soạn áo xống cho lịch sự và bước ra
pḥng khách. Cô gái vội đứng dậy thi lễ. Mặt cô hơi ửng lên như
bẽn lẽn.
«Em xin lỗi tới đường đột thế này.»
«Em tới thế này tốt lắm. Lần trước ta đi bách bộ, đă lỡ không
gặp em. Giá hôm ấy em nán ở thêm một chút th́ ta đă gặp rồi.»
«Anh Taichiro tiễn em ra ga.»
«Ta có nghe nó nói lại. Taichiro có dẫn em đi coi thành phố phải
không.»
«Dạ phải.»
«Em gốc Tokyo chắc cũng chẳng xa lạ ǵ với thành phố này. Tất
nhiên là Tokyo không thể sánh với Kyoto hay Nara được.»
Keiko nh́n thẳng vào mắt ông:
«Hôm đó mặt trời lặn trên biển cũng đẹp lắm.»
Oki ngạc nhiên là con trai đă dẫn cô gái ra tận biển. Ông nói:
«Từ hôm Tết, ta đă không gặp em. Vậy mà nửa năm rồi.»
«Ông Oki, ông cho vậy là lâu sao? Nửa năm mà ông cho là lâu à.»
Không biết cô gái muốn dẫn câu chuyện đến đâu, ông nói:
«Lâu hay chóng thật ra cũng tùy...»
Keiko không cười, làm như câu trả lời của ông nhạt nhẽo. Ông nói
thêm:
«Nếu không được gặp người yêu nửa năm, em sẽ thấy sáu tháng dài
lắm.»
Keiko vẫn yên lặng với cái vẻ coi thường lúc năy. Đôi mắt màu
lục trân trân nh́n ông như thách thức. Oki bực ḿnh. Ông t́m
cách đưa cô gái vào thế bị động. Ông nói:
«Nếu có bầu sáu tháng, em có thể cảm thấy con nó ngọ nguậy trong
bụng.»
Cô gái vẫn không trả lời. Như để chữa, ông xoay ra nói chung
chung:
«Dù sao chúng ta đă trải qua hai mùa của năm, đông và hè, tuy hè
mà mưa vẫn rả rích thế này. Thật ra chuyện thời gian, ngay các
triết gia cũng không có giải thích thỏa đáng. Người ta bảo thời
gian là giải pháp cho mọi vấn đề, nhưng ta vẫn nghi ngờ điều ấy.
Ư em thế nào, Keiko. Phải chăng chết mới là hết phải không?»
«Em không bi quan đến thế.»
«Ta không cho thế là bi quan. Tất nhiên cùng khoảng thời gian
nửa năm với ta khác với một người nữ trẻ như em. Thời gian lại
càng khác nữa, chẳng hạn như với người bị ung thư chỉ c̣n nửa
năm để sống... hay với kẻ chết bất kỳ tử v́ xe cộ, chiến tranh,
hay bị hành thích mà qua đời...»
«Nhưng ông Oki, ông là nghệ sĩ, đúng không? Ông không nghĩ nghệ
sĩ bất tử v́ tác phẩm ḿnh để lại sao?»
«Ta sợ tác phẩm ta để lại quá xoàng xĩnh, nhắc đến chỉ thêm
ngượng.»
«Ông không cần phải ngượng v́ bất cứ tác phẩm nào của ông.»
«Ta cũng mong như vậy. Sự thật là tất cả sự nghiệp của ta sẽ mai
một, mai hậu sẽ không để lại vết tích ǵ. Nhưng chuyện đó cũng
không đáng phiền ḷng.»
«Làm sao ông có thể nói như vậy. Ông biết rằng cuốn truyện ông
viết về cô em sẽ không mai một với thời gian.»
Ông cau mày:
«Lại cuốn truyện đó. Em gần gũi cô em như vậy mà cũng nói như
vậy sao?»
«Em nói như vậy có lẽ chính tại em hiểu cô em. Rất tiếc là em
không làm khác được.»
«Có lẽ em nói đúng.»
Keiko trở nên lém lỉnh:
«Ông Oki, sau cô em, ông có yêu ai nữa không?»
«Có. Nhưng không phải như với Otoko.»
«Tại sao ông không viết về mối t́nh ấy?»
«À... tại người đàn bà này khẳng định là không muốn ta viết về
nàng.»
«Vậy sao?»
«Thực ra không viết được có lẽ là tại chính ta. Ta nghĩ một đời
người không thể vắt ra hai lần chừng ấy cảm xúc.»
«Nếu là em, ông có viết về em, em cũng chẳng phiền hà.»
«Ủa?»
Oki ngạc nhiên. Ông nghĩ đây mới là lần gặp gỡ thứ ba, nếu như
thế này có thể gọi là gặp gỡ. Làm sao ông có thể viết về cô bé,
trừ khi mượn cái nhan sắc này để gán ghép cho nhân vật nọ trong
một tác phẩm tương lai.
Ông chợt nghĩ con trai ông đă đi biển chơi với cô gái. Chuyện ǵ
đă xảy ra hôm đó? Oki bất giác cười như để giấu sự nghi ngờ chợt
đến trong đầu.
«Thế là ta có được người mẫu.»
Ông nói đùa, nhưng đang cười ông phải dừng lại nửa chừng v́ cái
đẹp quyến rũ mà dị kỳ của cô gái. Đôi mắt cô bé ướt như có ngấn
lệ.
Keiko nói:
«Cô Ueno hứa vẽ chân dung cho em.»
«Vậy sao?»
Keiko lại nói:
«Hôm nay em mang một tấm tranh nữa lại cho ông coi.»
«Ta không dám nhận ḿnh thạo tranh trừu tượng, nhưng em cứ cho
ta coi thử. Pḥng bên thoáng hơn, ta sang đó coi tranh. Hai bức
tranh em mang tới kỳ trước, con trai ta nó đem treo trong pḥng
nó.»
«Hôm nay anh ấy không có nhà.»
«Hôm nay là ngày nó lên đại học giảng bài. C̣n mẹ nó th́ đi xem
kịch.»
«Em mừng là ông ở nhà một ḿnh,» Keiko khẽ nói rồi ra cửa lấy
tranh mang vào. Khung tranh bằng gỗ mộc. Màu lục là màu chính,
những màu khác tùy hứng thêm vào rất bạo. Cả bức tranh như dậy
sóng.
«Ông Oki, em nghĩ vẽ thế này là hiện thực. Đây là một đồi chè ở
Uji.»
Ông cúi xuống ngắm tranh. Rồi ông nói:
«Đồi chè mà trông như sóng cuộn. Một biển màu lục của lá chè nhờ
tuổi trẻ của em mà dậy thủy triều lên. Thoạt tiên ta đă tưởng em
vẽ một trái tim đang vỡ tung thành những ngọn lửa.»
«Ông ơi, em sướng quá. Được ông thấy tranh em như vậy...»
Trong pḥng khách kiểu Nhật, Keiko quỳ sát bên ông trước bức
tranh, cầm nàng gần như đụng vai ông. Ông nghe hơi thở tươi mát
của cô gái bay lẫn vào tóc.
Keiko nói:
«Chao ôi, em sướng làm sao. Em sướng v́ ông thấy được trái tim
em trong tranh. Không, em thật ra không vẽ đồi chè.»
«Quả là đầy sức sống.»
«Tất nhiên khi vẽ, em tới tận nơi thực tế. Ông ạ, nhưng mà chỉ
trong giờ đầu là em thấy đồi chè với luống chè...»
«Ta không hiểu.»
«Đồn điền trà hôm ấy rất tĩnh lặng. Thế mà bất thần em thấy tất
cả những bụi chè bắt đầu lắc lư, xao động, và sau cùng th́ em
thấy cái cảnh như đă vẽ lại trong tranh. Không phải là trừu
tượng đâu, mà là chính em thấy như vậy.»
«Em, cho đến hôm nay gặp em, ta thường nghĩ một đồi chè dù đầy
lá non, vẫn là một cái ǵ thuần thục dè dặt...»
«Ông, em chưa bao giờ biết dè dặt hay thuần thục là ǵ đâu... Dù
trong nghệ thuật hay trong cảm xúc.»
«Ngay cả trong cảm xúc?»
Ông nh́n Keiko, vai ông chạm vào cô và ông nghe cái êm mềm của
bộ ngực người nữ. Mắt ngưng lại ở vành tai cô gái, ông nói:
«Em coi chừng, cứ đà này th́ có ngày em tự cắt đi cái tai xinh
đẹp này.»
«Em không có tài như Van Gogh. Muốn cụt tai, chắc em phải nhờ ai
cắn dùm em mất thôi.»
Ngạc nhiên, Oki quay lại, Keiko vịn vào ông để khỏi mất thăng
bằng. Ép ḿnh hẳn lên người ông, Keiko nói:
«Em ghét đă cảm xúc mà c̣n đắn đo dè đặt.»
Chỉ cần kéo nhẹ là cô gái ngă vào ḷng ông để đón nhận cái hôn.
Nhưng ông bất động. Cô gái cũng bất động. Mắt nh́n mắt, cô gái
th́ thầm:
«Ông...»
«Vành tai em đẹp quá. Bán diện em đẹp như thiên thần.»
Làn da mịn trên cái cổ mảnh và dài ửng đỏ lên một chút. Cô nói:
«Em sung sướng được ông khen. Cho đến chết chắc em cũng không
quên. Nhưng sắc đẹp con người bền được bao lâu, ông nhỉ. Đàn bà
khi nghĩ đến chuyện già chuyện xấu cũng buồn lắm.»
Ông lặng yên. Keiko lại nói:
«Bị chiêm ngưỡng một cách sỗ sàng tất nhiên là khó chịu, nhưng
được một người đàn ông như ông khen đẹp, đàn bà nào mà không
lâng lâng trong ḷng.»
Oki sững sờ v́ lời nói bạo. Nếu cô gái đă nói thẳng ra cô mê ông
hay yêu ông, chắc ông cũng chỉ ngạc nhiên đến thế.
Lấy giọng trân trọng, ông nói:
«Ta cũng sung sướng đă được chiêm ngưỡng em. Tuy nhiên c̣n bao
nhiêu vẻ đẹp khác nơi em, ta nào đă thấy.»
«Ông nghĩ vậy sao? Em không phải người mẫu. Em chỉ là một người
thích vẽ.»
«Họa sĩ được sử dụng người mẫu. Nhiều khi ta ước nghề văn của ta
cũng được như vậy.»
«Nếu ông muốn, em xin làm người mẫu cho ông...»
«Cám ơn em.»
«Em đă nói mà, em không quản ngại nếu ông viết về em. Em chỉ
tiếc là em không sánh nổi cô gái lư tưởng trong hư cấu của ông.»
«Em muốn ta viết về em một cách hiện thực hay trừu tượng?»
«Viết làm sao là hoàn toàn tùy ông.»
«Chắc em biết làm người mẫu cho nhà văn khác làm người mẫu cho
họa sĩ.»
Keiko chớp đôi hàng mi cong dài. Cô gái nói:
«Em biết. Nhưng ông nghĩ sao khi em vẽ đồi chè là cảnh thiên
nhiên, mà chung cuộc lại hóa ra cảnh nội tâm của chính em.»
«Tranh nào chẳng vậy, phải không? Dù tranh hiện thực hay trừu
tượng... Nhưng với họa sĩ, người mẫu chủ yếu chỉ là một tấm h́nh
hài. C̣n với nhà văn, người mẫu trước hết phải là một con người.
Nhà văn sẽ không biết làm ǵ với người mẫu nếu cô ta hay anh ta
trông vào chỉ gợi ra một phong cảnh hay một bó hoa.»
«Ông Oki, em là một con người như ông định nghĩa đấy.»
«Em nói đúng. Em quả là một con người, một con người xinh đẹp
nữa.»
Đưa tay kéo Keiko đứng dậy, ông nói tiếp:
«Nhưng người mẫu ngay cả khi ngồi khỏa thân cho họa sĩ vẽ, anh
ta hay cô ta chỉ cần ngồi bất động lúc lâu là đủ. Nhưng như vậy
chưa đủ cho một nhà văn.»
«Em biết.»
«Chắc không?»
«Chắc.»
Oki lúng túng v́ cô gái quá bạo. Ông nói lảng:
«Vậy th́ ta sẽ mượn đôi nét mỹ miều của em để gán cho nhân vật
truyện ta.»
Cô gái nhất định không tha:
«Làm người mẫu như vậy th́ có ǵ vui thú.»
Oki đổi đề tài:
«Mà Keiko này, đàn bà thật là lạ. Có mấy bà tự nhiên bảo là ta
đă dựa vào họ mà dựng ra nhân vật này nhân vật nọ.»
«Ông ạ, phụ nữ bất hạnh thường tự an ủi ḿnh bằng ảo tưởng.»
Ông nói:
«Có thể họ không được thăng bằng bộ thần kinh.»
Keiko bắt vào:
«Đàn bà dễ mất thăng bằng. Em nghĩ ông dư sức làm cho họ mất
thăng bằng phải không?»
Oki không biết nói ǵ.
Keiko làm tới:
«Em nghĩ thật ra ông không cần làm ǵ cho họ mất thăng bằng, ông
chỉ cần b́nh tĩnh ngồi đợi cho họ tự mất thăng bằng lấy.»
Ông cố gắng xoay hướng câu chuyện:
«Dù sao, làm người mẫu cho nhà văn rất khác. Đó là một sự hy
sinh không bao giờ được đền bù.»
Cô không buông tha:
«Em ao ước được hy sinh. Có lẽ hy sinh cho người khác là lẽ sống
của em.»
Ông càng ngày càng ngạc nhiên v́ cô gái. Ông nói:
«Trường hợp em, em tự ư hy sinh. Và hy sinh xong, em sẽ đ̣i hỏi
người ta phải hy sinh lại cho em cái ǵ...»
«Ông nói không đúng. Hy sinh xuất phát từ t́nh yêu, từ khát
khao...»
«Không phải là em đang hy sinh cho cô Otoko sao?»
Keiko không trả lời.
Đến lần ông làm tới:
«Đúng như vậy, phải không nào?»
«Em thương cô Otoko, đúng. Nhưng dù sao cô em vẫn là đàn bà.
Không có ǵ trong sạch trong việc một người đàn bà hiến dâng đời
ḿnh cho một người đàn bà khác.»
«Chuyện này th́ ta không có ư kiến.»
«Yêu đương như vậy, cả hai sẽ tự hủy diệt.»
«Hủy diệt?»
«Dạ, hủy diệt.»
Giây sau, Keiko nói tiếp:
«Em không mơ hồ về chuyện này đâu. Em ao ước gặp được người đàn
ông làm cho em hoàn toàn quên bản thân em, dù chỉ năm mười ngày
em cũng chấp nhận.»
«Em đ̣i hỏi quá nhiều ở t́nh yêu. Ngay trong hôn nhân, ta cũng
không nghĩ có chuyện quên ḿnh như em vừa nói.»
«Nhiều đám muốn hỏi em làm vợ. Nhưng cái thứ hy sinh vợ chồng đó
không đáng kể. V́ trong hôn nhân, em sẽ vẫn c̣n lo cho thân em.
Và ông biết, em đă nói em ghê sợ thứ cảm xúc dè dặt chừng mực
trong một ṿng phấn.»
«Nghe em, ta tưởng như em chỉ c̣n một giải pháp là tự vận sau
khi gặp được ư trung nhân vài ngày.»
«Em không sợ tự vận, chết c̣n sướng hơn là sống trong chán
chường vô vị. Ông có thể bóp cổ em cho chết ngay bây giờ, em vẫn
sung sướng. Em muốn nói là ngay sau khi ông dùng em làm người
mẫu cho truyện của ông.»
Oki không muốn tin cô gái chỉ có ư định quyến rũ ḿnh. Ông không
nghĩ cô là hạng đàn bà mưu mô loại đó. Ông lại nghĩ dù sao, cô
gái có thể là một mẫu nhân vật ly kỳ thú vị. Tuy nhiên ông sợ
một cuộc t́nh kết thúc bằng chia ĺa rất có thể đưa cô gái vào
nhà thương điên, như trường hợp Otoko.
Ông chợt nhớ hồi đầu xuân, khi Keiko mang hai bức tranh tới,
Taichiro đă tiếp cô gái, lại đưa cô ta ra tận biển Kamakura. Cô
gái chắc đă chinh phục con trai ông. Liên hệ với Keiko sẽ nguy
hiểm cho Taichiro. Ông tự nhủ ông nghĩ vậy chỉ v́ lo cho con, và
không hề có ư ghen tuông.
Keiko nói:
«Bức tranh đồi chè này, em mong ông treo trong pḥng làm việc
của chính ông nhé.»
Ông ậm ừ. Cô nói tiếp:
«Em mong ông nh́n tranh em một lần ban đêm, dưới ánh đèn mờ. Bấy
giờ màu xanh của đồi chè sẽ ḥa vào màu nền, và tất cả những màu
sặc sỡ của em sẽ nổi bật lên và trôi ra ngoài tranh...»
«Ta nghĩ xem tranh xong, chắc ta sẽ có những giấc mộng kỳ dị
lắm.»
«Em ṭ ṃ, không biết ông sẽ mơ thấy ǵ nhỉ?»
«Ồ. Chắc là những giấc mơ trẻ. Khẳng định là vậy.»
«Ông tử tế với em quá. Ông thật nghĩ như vậy ấy ư?»
«Em trẻ, chuyện ấy tất nhiên thôi.»
Ông nói tiếp:
«Những làn sóng chè mềm mại là ảnh hưởng của Otoko, c̣n màu sắc
th́ là của em.»
«Ông treo tranh em một ngày là đủ, sau đó ông cho nó nằm hứng
bụi trong ngăn tủ, em cũng không buồn. Bức tranh không đúng ư
em. Một ngày nào đấy em sẽ tới cắt vụn nó ra thành giẻ rách.»
«Em nói cái ǵ?»
Dáng điệu bỗng dễ thương hiền thục, cô gái nói:
«Em nói thật đấy. Bức tranh này xấu xí, nhưng nếu ông treo trong
pḥng đọc sách của ông một ngày là em măn nguyện...»
Ông không biết nói ǵ. Keiko yên lặng cúi đầu. Rồi nàng trở lại
chuyện mộng mị:
«Em ṭ ṃ không biết bức tranh đem lại cho ông giấc mơ ǵ?»
«Ta sợ ta sẽ mơ thấy em.»
«Ông cứ mơ đi nhé, ông muốn mơ ǵ th́ mơ.»
Má nàng đỏ hồng thẹn thùng. Nàng lại nói:
«Ông Oki, nhưng ông chưa làm ǵ nên chuyện, để có chuyện mà mơ
về em.»
Mắt cô gái như dại đi.
«Vậy th́ để ta tiễn em về, như thằng Taichiro tiễn em bữa trước.
Nhà đi vắng cả, ta không tiện mời em ở lại dùng cơm tối. Để ta
gọi taxi.»
o0o
Xe chạy quá Kamakura, dọc theo băi biển Shichiri. Biển và trời
cùng một màu xám. Oki cho xe đậu tại sở cá. Ông mua mực và cá
ṃi để cho cá heo ăn. Keiko đưa mồi ra cho cá nhảy lên đớp. Cô
đưa mồi mỗi lúc một cao, và cá heo nhảy cao lên theo. Cô vui
thích như trẻ thơ, không để ư là bắt đầu có hạt mưa.
Lát sau Oki giục:
«Ta về thôi, kẻo mưa lớn. Quần áo em ẩm nước rồi đấy.»
«Ô, em vui quá.»
Trong xe, Oki nói có nhiều đàn cá heo hay về phía bên kia vịnh,
quá suối nước nóng ngầm một chút. Ông kể:
«Người ta lùa cá vào gần bờ và đàn ông tay không cởi truồng nhảy
xuống bắt. Cá heo rất thích được cù dưới mang, nên bị bắt mà cứ
tưởng là được ôm nên không chống cự.»
«Tội nghiệp cá chưa.»
«Không biết một cô gái ngoan có thích được người ta cù không, em
nhỉ?»
«Ông nói ǵ mà ghê vậy. Em nghĩ cô gái ngoan của ông sẽ cào cấu
cho nát mặt cái anh đàn ông dê ra.»
«Xem vậy th́ cá heo dễ thương hơn con gái.»
Xe taxi đến một khách sạn trên đ́nh đồi có tầm nh́n bao quát
vịnh Enoshima. Đảo màu xám, và bán đảo Miura lờ mờ trong sương.
Mưa nặng hạt và sương mù thường lệ cho mùa này lơ lửng trong
không. Cả rặng thông gần cũng mờ sương. Lên đến pḥng, hai người
ướt sũng, quần áo dính láp nháp. Ông nói:
«Sương dày lắm, chắc không về tối nay được.»
Keiko gật đầu. Ông ngạc nhiên cô gái thuận ở lại đêm với ông một
cách dễ dàng. Lấy tay xoa nước trên mặt, ông nói:
«Chúng ta phải tắm trước khi ăn tối.»
Rồi ông đề nghị:
«Em chơi tṛ cá heo với ta nhé.»
«Ông thích nói bậy bạ. Ví em với cá, ông muốn sỉ nhục em đến như
vậy sao? Cá heo với cá mú...»
Rồi tựa khung cửa sổ nh́n ra khơi, Keiko nói một ḿnh:
«Biển tối thui.»
Oki nói:
«Ta xin lỗi em.»
Keiko nói:
«Ông có thể đ̣i ngắm em khỏa thân. Thậm chí ông có thể đ̣i ôm
em...»
«Em có chịu không?»
«Chịu hay không, chưa biết. Nhưng rủ em chơi tṛ cù nách như cá
heo là sỉ nhục em. Dù sao em không phải là thứ đàn bà lang chạ.
Xem ra ông là con người trác táng.»
«Vậy sao?» Oki vừa nói vừa đi vào pḥng tắm.
Oki tắm bằng hương sen, Rồi tráng qua bồn xứ, ông mở nước. Ông
ra khỏi nhà tắm lấy khăn lau tóc. Không nh́n Keiko, ông nói:
«Em nên đi tắm. Ta vặn nước nóng vào bồn chắc đă đầy phân nửa
rồi.»
Nét mặt vẫn tư lự, Keiko nh́n ra khơi. Cô gái nói:
«Hóa ra mưa to. Cả đảo lẫn bán đảo đều ch́m trong mù.»
«Em buồn chuyện ǵ?»
«Em ghét màu mấy ngọn sóng, vậy thôi.»
«Ướt át chắc khó chịu lắm. Em đi tắm đi.»
Keiko gật đầu vâng lời. Ông không nghe tiếng nước chảy trong nhà
tắm, nhưng cô trở ra với cái mát mẻ của người vừa tắm xong.
Keiko đến trước bàn phấn mở túi xách tay ra trang điểm. Oki tới
đứng sau lưng cô gái. Ông nói:
«Ta gội đầu, nhưng họ chỉ có bri-ăng-tin. Mùi bri-ăng-tin thật
khó chịu.»
«Ông dùng thử nước hoa của em.»
Keiko đưa cho ông một chiếc lọ nhỏ. Oki xịt vài giọt đưa lên mũi
ngửi.
«Rắc vào bri-ăng-tin à?»
Keiko mỉm cười:
«Vài giọt thôi nhé.»
Oki chụp tay Keiko, không cho nàng trang điểm:
«Keiko, đừng.»
«Ông làm đau tay em. Ông hư lắm.»
«Ta thích em tự nhiên, không son phấn. Hàm răng em đẹp, lông mày
em đẹp...»
Ông hôn vào má cô gái. Cô khẽ kêu lên. Ông làm nghiêng chiếc ghế
và cô ngă chúi vào ông. Môi hai người chạm nhau. Cái hôn dài.
Thấy ông ngưng để thở, Keiko nói vội:
«Đừng, đừng ngừng dở chừng. Ông hôn nữa đi...»
Keiko gh́ chặt lấy ông. Giấu sự ngạc nhiên, ông nói đùa:
«Cả mấy cô thợ lặn ngọc trai chuyên nghiệp chắc cũng không nín
thở giỏi bằng em. Nhịn thở lâu thế có thể ngất đi đấy.»
«Ông làm cho em ngất đi, ông...»
«Đàn bà dài hơi hơn đàn ông,» ông nói. Ông hôn lại cô gái. Cái
hôn dài làm ông lại hụt hơi như lần trước. Ông bế cô gái lên
giường. Keiko cuộn ḿnh tṛn như con cuốn chiếu. Cô không cưỡng
lại, nhưng ông phải khó khăn mới làm cho cô ruỗi thẳng người ra.
Thấy Keiko không c̣n trinh nữa, ông vuốt ve bạo hơn. Nằm dưới
ông, Keiko rên lên v́ khoái lạc. Bất thần cô gái gọi:
«Otoko, Otoko ơi...»
«Cái ǵ?»
Oki mới đầu tưởng Keiko gọi tên ḿnh, nhưng hụt hẫng khi nghe ra
cô gái gọi tên cô giáo.
Tỉnh cơn mê, ông hỏi:
«Em gọi ai? Em gọi Otoko à?»
Không trả lời, Keiko lẳng lặng đẩy ông ra.
Chương 5
Vườn đá
Những vườn đá nổi tiếng của Kyoto tọa lạc tại chùa Rêu, lầu Bạc, và
thiền viện Ryoanji. Vườn đá tại Ryoanji rất đẹp và được coi như
tượng trưng cho mỹ thuật thiền. Otoko biết hết những vườn đá đó.
Khi mùa mưa dứt, nàng hay đến vẽ tại vườn đá chùa Rêu. Nàng không
chủ tâm vẽ, mà chỉ muốn ngắm vườn để hấp thụ chút khí lực tỏa ra từ
đá. Nàng nghĩ vườn đá này cổ nhất và có khí lực nhất trong các vườn
đá trong vùng.
Otoko chỉ muốn tới tĩnh tọa. Sợ du khách qua lại sẽ ṭ ṃ v́ nàng
ngồi một chỗ quá lâu, nàng làm bộ vẽ để được tự nhiên.
Chùa Rêu được thiền sư Muso trùng tu năm 1339. Thiền sư cho sửa sang
những pḥng ốc cũ, đào cảnh ao, giữa ao lại cho đắp ḥn đảo nhỏ. Tục
truyền rằng thiền sư hay dẫn khách ra một chiếc lầu trên đỉnh đồi để
ngắm cảnh Kyoto. Những lầu những gác ấy đă không c̣n dấu tích. Chùa
chắc đă làm lại nhiều lần sau những trận lụt lớn hay những thiên tai
khác. Có lẽ chỉ có vườn đá là ít thay đổi.
Otoko không bận tâm đến lai lịch khu vườn. Nàng tới v́ vườn đá đẹp.
Keiko cũng tới mỗi khi Otoko tới, theo cô giáo như bóng với h́nh.
Một hôm Keiko nhận xét:
«Những cảnh dựng bằng đá đều như có ǵ trừu tượng, mơ hồ, bí ẩn ấy,
cô nhỉ. Em cảm thấy vườn ăm ắp một khí lực siêu h́nh... Em nghĩ đến
tranh Cezanne vẽ bờ biển L’estaque lởm chởm đá.
«Em thấy tranh đó rồi hả? Nhưng tranh vẽ cảnh thiên nhiên có sẵn...»
«Otoko, nếu em vẽ vườn đá này, nó sẽ trở thành trừu tượng. Em không
thể nào vẽ nó theo lối hiện thực được.»
«Có thể em nói đúng. Nhưng cô th́ chịu thua.»
«Cô có muốn em phác họa thử không?»
«Nên lắm. Cô rất thích Đồi chè của em. Cái thần bức tranh rất trẻ,
thật là trẻ. Tấm đó em cũng mang cho ông Oki phải không?»
«Dạ. Nhưng giờ này chắc vợ ông ấy đă xé nó ra thành giẻ vụn... Cô
biết không, em ngủ một đêm với ông ấy trong khách sạn gần Enoshima.
Ông già mắc dịch một cách dễ sợ. Nhưng lúc ông đang say máu, em gọi
tên cô làm ông ấy tức th́ cụt hứng. Ông ấy vẫn c̣n yêu cô, và gần
em, ông ấy bị lương tâm cắn rứt. Chừng ấy cũng đủ làm cho em ghen.»
«Trời ơi, em mưu toan cái ǵ?»
«Em muốn phá gia cang nhà ông ta. Để trả thù cho cô.»
«Lại trả thù.»
«Em không chịu nổi ông ta. Dù bị bội bạc bao nhiêu, dù khổ sở bao
nhiêu, cô vẫn c̣n yêu ông ấy. Chỉ đàn bà là dại, thật là đáng
thương.»
Dừng lại một giây, Keiko nói tiếp:
«Em ghen là cô vẫn c̣n yêu ông ấy.»
«Em ghen thật ấy ư?»
«Tất nhiên là thật.»
«Em ghen mà đi khách sạn ngủ đêm với ông ấy. Nếu cô c̣n yêu ông như
em nói, chính cô mới là người đáng ghen.»
«Nhưng cô có ghen không?»
Otoko không trả lời. Cây cọ trong tay thoăn thoắt trên vải, Keiko
nói tiếp:
«Em sẽ rất mừng nếu cô ghen. Đêm đó trong khách sạn, em thao thức cả
đêm, c̣n ông ta th́ nằm một lát là lăn ra ngủ ngon lành. Em không
chịu nổi cái thứ đàn ông ngũ tuần.»
Otoko phỏng ước trong đầu là pḥng khách sạn kê giường đôi, để ghi
nhận là nàng c̣n thắc mắc với những tiểu sự như vậy.
Keiko lại nói:
«Ông ta ngủ say. Thật là thú vị khi em nghĩ có thể thừa dịp bóp cổ
cho ông ấy chết.»
«Em là con người nguy hiểm.»
«Em chẳng qua chỉ mới nghĩ chuyện bóp cổ thôi. Nhưng nghĩ không cũng
đủ thích, làm em không ngủ được.»
Tay cầm cọ run run, Otoko nói:
«Vậy mà em bảo tất cả là chỉ v́ cô. Cô không tin nổi.»
«Tất nhiên là v́ cô.»
«Em làm ơn từ giờ trở đi đừng bước chân tới nhà người ta nữa. Em c̣n
tới đó th́ không biết chuyện bất hạnh nào sẽ xảy ra.»
Keiko hỏi:
«Khi nằm dưỡng trí viện, có bao giờ cô muốn giết ông ta không?»
«Không bao giờ. Cô có thể mất trí, nhưng chuyện giết người...»
«Cô không oán ông ta, cô yêu ông ta nhiều quá mất rồi.»
«Em à, cô đă có đứa con với ông.»
Keiko giọng nghẹn ngào, khó khăn lắm mới t́m ra lời:
«Đứa con ấy ư? Cô, em có thể ăn trộm một đứa con của ông ta cho cô.»
«Trời ơi, Keiko em nói ǵ vậy?»
«Rồi em sẽ làm cho ông ta lụn bại, không ngóc đầu lên nổi.»
Otoko nh́n trân trân cô gái. Cái miệng xinh như thế mà thốt ra những
lời xấu xa hung ác như thế.
Gắng b́nh tĩnh, nàng nói:
«Cô nghĩ cô không cấm được em có con với ông Oki. Nhưng em có hiểu
chuyện ǵ sẽ tiếp theo không? Nếu em có con với ông, cô sẽ không đùm
bọc em nữa. Mà một khi làm mẹ, em sẽ không ăn nói như bây giờ. Tất
cả sẽ thay đổi.»
«Em sẽ không bao giờ thay đổi.»
Otoko thắc mắc chuyện ǵ đă xảy ra cái đêm Keiko ngủ với Oki. Keiko
đă không kể hết. Cô gái giấu ǵ đằng sau những ngôn từ hung bạo như
ghen tuông và trả thù.
Otoko tự vấn tâm xem nàng c̣n có thể ghen v́ Oki không. Nhắm mắt
lại, nàng chỉ thấy dư ảnh của khu vườn đá.
«Cô ơi, cô có làm sao không? Cô xanh quá.» Keiko ôm vội lấy cô giáo.
Như sợ nàng bất tỉnh, Keiko béo nàng vào chỗ da non dưới nách.
«Đau, Keiko.»
Otoko lảo đảo. Cô gái ôm lấy Otoko, đỡ cho nàng khỏi ngă. Keiko lại
nói:
«Otoko, trên đời em chỉ muốn có cô, một ḿnh cô.»
Otoko yên lặng đưa tay lau mồ hôi lạnh đóng hạt trên trán. Nàng nói:
«Cứ đà này, em sẽ khốn khổ suốt đời.»
«Em không sợ khổ.»
«Tại bây giờ em c̣n trẻ đẹp, em có thể nói như vậy.»
«C̣n được ở bên cô bao lâu, em c̣n hạnh phúc bấy lâu.»
«Cảm ơn em. Nhưng dù sao cô cũng chỉ là đàn bà.»
«Em ghét đàn ông.»
Otoko buồn bă nói:
«Như vậy không đúng. Nếu quả thật như vậy, chúng ta ở chung với nhau
càng lâu th́ càng không nên... Vả lại thẩm mỹ của em với cô thật ra
khác nhau nhiều lắm...»
«Em th́ ngược lại. Em rất ghét nếu cô giáo em mà vẽ một điệu như
em.»
Otoko b́nh tĩnh trở lại, ôn tồn nói:
«Em ghét nhiều thứ quá, Keiko ạ. Mà nhân nói chuyện vẽ, em đưa vở
tập cho cô xem được không?»
Keiko đưa tấm phác họa cho Otoko.
«Em vẽ cái ǵ thế này?»
«Cô đừng khó tính. Tất nhiên em vẽ vườn đá. Cô coi kỹ xem. Em nghĩ
em vừa vẽ được một cái ǵ mà em đă không ngờ vẽ được.»
Otoko xem tranh, nét mặt từ từ thay đổi. Thoáng nh́n nàng không hiểu
bức phác họa mực tầu này muốn vẽ ǵ, nhưng một đời sống huyền bí
hiển hiện trong tranh. Nét tài năng này chưa bao giờ thấy nơi Keiko.
Run run, Otoko nói:
«Thế là đă có chuyện giữa em và ông Oki trong đêm ở khách sạn phải
không.»
«Không có đâu cô.»
«Em chưa bao giờ vẽ như thế này.»
«Cô Otoko, em phải nói thật với cô. Ông ta không c̣n đủ hơi để hôn
một cái hôn hơi dài một chút, nói ǵ đến...»
Otoko lặng yên.
Keiko hỏi:
«Đàn ông nào cũng vậy sao cô? Đây là lần đầu tiên em gần đàn ông.»
Otoko không biết nên hiểu chữ lần đầu tiên, chữ gần của Keiko như
thế nào. Nàng làm bộ tiếp tục xem tranh.
Sau cùng nàng nói:
«Cô chỉ muốn hóa thành ḥn đá trong vườn đá này.»
Vườn đá của thiền sư Muso dăi dầu mưa nắng, cổ kính như hiện hữu tự
bao giờ. Nhưng h́nh dạng và cách sắp đặt th́ rơ ràng là nhân tạo.
Chưa bao giờ Otoko thấy được cái khí lực của vườn như hôm nay. Nàng
nghe như có khối tâm linh đè nặng lên ngực. Nàng nói:
«Chúng ta về đi. Đá bắt đầu làm cô sợ.»
«Đồng ư.»
Otoko lảo đảo đứng dậy. Nàng nói:
«Vườn đá này, cô chịu thua. Trừu tượng quá. Nhưng trong bản phác,
h́nh như em đă bắt được một cái ǵ độc đáo.»
Keiko nắm tay Otoko:
«Cô à, về nhà cô với em ta chơi tṛ cá heo nhé.»
«Tṛ cá heo là cái ǵ. Lại chuyện ǵ nữa đây?»
Keiko cười ranh mănh, đi về hướng lùm tre thường thấy trong ảnh chụp
phong cảnh chùa. Otoko nét ưu tư hơn là buồn. Keiko vỗ nhẹ lên vai
cô giáo:
«Cô. Hôm nay đá nó thu mất hồn cô rồi phải không?»
«Không đâu. Cô chỉ muốn cả ngày ngồi ngắm đá mà không cần vẽ.»
«Chẳng qua là mấy ḥn đá mà cô. Cô nh́n đá như thể cô thấy chuyện ǵ
linh thiêng thần bí...
«Em nhớ có đọc bài tùy bút của một nhà thơ hài cú, đại để là phải ra
ngắm biển ngày này qua ngày khác rồi về lại Kyoto mới khám phá ra ư
nghĩa của vườn đá.»
«Ông ta thấy biển trong vườn đá sao? Tuy nhiên, cô nghĩ cô không vẽ
nổi vườn đá này.»
«Nhưng vườn đá chẳng qua là do người ta dựng lên, dựng theo lối trừu
tượng. Em nghĩ em có thể vẽ được nó, theo kiểu của em, muốn dùng màu
ǵ th́ dùng.»
Lát sau Keiko hỏi:
«Người ta bắt đầu làm vườn đá từ bao giờ cô nhỉ?»
«Cô không biết đích xác. Có lẽ không trước thế kỷ mười bốn.»
«C̣n đá th́ có từ bao giờ nhỉ?»
«Cô nào có biết.»
«Cô có muốn tranh cô bền hơn là đá không cô?»
Otoko bối rối:
«Cô không bao giờ mơ chuyện ấy. Nhưng mà vườn đá này, hay cả vườn đá
trong lâu đài Katsura cũng phải thay đổi với thời gian. Cây mọc lên
rồi cỗi, băo tố thiên tai tàn phá... Tuy nhiên cách đá được bày chắc
ít thay đổi hơn.»
Keiko nói lớn:
«Cô ơi, thật ra nếu vạn sự có thay đổi và hủy diệt th́ lại càng tốt.
Giờ này chắc đồi chè của em đă biến thành giẻ vụn v́ cái đêm ngủ
khách sạn tại Enoshima.»
«Tiếc quá, bức tranh rất đẹp.»
«Tranh đẹp thật hả cô?»
«Keiko, em định lần hồi mang tặng ông Oki tất cả tranh đẹp của em
sao?»
«Dạ. Cho đến khi em trả thù xong...»
«Cô đă bảo em là cô không muốn nghe chuyện trả thù nữa.»
Keiko vui vẻ:
«Em hiểu cô. Nhưng em không hiểu tại sao em thù hận. V́ ghen tuông
hay v́ tự ái đàn bà cô nhỉ?»
Otoko nắm ngón tay cô gái. Hạ thấp giọng, nàng nói:
«Em muốn nói chuyện ghen?»
«Thâm sâu trong ḷng cô, cô vẫn yêu ông ta. C̣n ông ta, ông cũng
giấu cô sâu kín trong tim ông. Em đă thấy rơ ràng ngay từ hôm Tết.»
Otoko yên lặng.
«Em nghĩ khi đàn bà chúng ḿnh thù ghét, th́ cái thù ghét ấy cũng có
thể là một dạng thức của cái yêu.»
«Keiko, sao em có thể nói những điều như vậy, tại một chỗ như chỗ
này.»
Keiko đổi đề tài:
«Em nghĩ vườn đá tượng trưng những cảm nghĩ rất mạnh của người tạo
ra nó. Nhưng em vẫn không h́nh dung trong tâm họ có cái ǵ.»
Keiko lại hỏi:
«Phải nhiều thế kỷ qua rồi, đá mới lên nước như vậy, nhưng khi mới
h́nh thành th́ cái vườn đá trông nó như thế nào cô nhỉ?»
«Cô nghĩ bây giờ nếu được thấy vườn đá khi mới bày xong chắc em sẽ
thất vọng.»
«Nếu em vẽ, em sẽ dùng bất cứ màu nào và h́nh thể nào mà em thích,
và em sẽ gắng vẽ vườn đá như khi mới dựng.»
«Có thể như vậy, em sẽ vẽ nổi đấy.»
«Cô Otoko, cái vườn đá này sẽ tồn tại rất lâu, lâu hơn cô và em rất
nhiều.»
«Tất nhiên.»
Otoko rùng ḿnh. Nàng nói tiếp:
«Nhưng dù sao nó cũng không tồn tại măi măi.»
Keiko nói:
«Nếu được sống bên cô, em bất cần dù tranh em được tồn tại măi măi
hay bị hủy hoại tức th́.»
«Em bất cần v́ em c̣n trẻ.»
«Thật ra nếu bà Oki xé tranh em ra, em càng mừng. Chuyện ấy sẽ chứng
tỏ là tranh em tạo được xúc động nơi bà.»
Ngưng một giây, Keiko lại nói:
«Em biết thực ra tranh em chẳng đáng được quan trọng hóa như vậy.»
«Em lầm rồi.»
«Em không có thực tài, và em không muốn để lại ǵ cho hậu thế. Em
chỉ muốn sống bên cô. Được quét nhà thổi cơm cho cô, em cũng vui
rồi. Ấy là chưa kể cô c̣n dạy em vẽ tranh.»
Otoko ngả người sang cô gái:
«Em nghĩ vậy thực sao?»
«Thực tận đáy ḷng em.»
«Nhưng em có tài, Keiko. Tranh em đă làm cô ngạc nhiên nhiều lần.»
«Như tranh trẻ con phải không? Hồi đi học, em luôn luôn được cô giáo
đem tranh treo trong lớp.»
«Em có tài sáng tạo hơn cô, nhiều khi làm cô phải thèm. Từ giờ, em
đừng có khiêm nhường vô lư nữa.»
«Em sẽ nghe lời cô. Cô c̣n cho em ở với cô, chuyện ǵ em cũng sẽ
gắng hết sức. Thôi ta nói chuyện khác đi.»
«Em đă hiểu cô muốn nói ǵ với em rồi phải không?»
Keiko gật đầu. Cô gái nói:
«Em hiểu... nếu cô không bỏ em.»
«Làm sao cô bỏ em được? Nhưng mà...»
«Nhưng mà sao hở cô?»
«Đàn bà th́ phải có chồng con...»
Keiko cười thành tiếng:
«Ô việc đó mà lo ǵ. Em không lấy chồng mà cũng không đẻ con.»
«Lỗi tại cô, cô xin lỗi em...»
Ḷng nặng ch́nh chịch, Otoko quay mặt đi, tay bứt chiếc lá. Nàng yên
lặng bước. Keiko nói:
«Cô Otoko, đàn bà đúng là tội nghiệp cô nhỉ. Thanh niên trẻ không
không bao giờ đi yêu một bà già, nhưng một cô gái nhỏ chỉ mười mấy
có khi đi yêu ông cụ năm sáu mươi. Yêu mà không toan tính lợi lộc
ǵ... Phải không cô?»
Otoko không trả lời.
Keiko nói:
«Thực t́nh, ông Oki là một trường hợp vô vọng. Vậy mà ông ta dám
nghĩ em là một đứa con gái đĩ thơa hư đốn...»
Otoko nhợt nhạt. Keiko vẫn nói:
«Rồi đến lúc gây cấn nhất, nghe em gọi tên cô, ông ta liệt luôn...
Tựa hồ như v́ cô, ông ta ruồng bỏ em.»
Otoko bủn rủn. Sau cùng nàng hỏi:
«Chuyện xảy ra ở Enoshima?»
«Dạ.»
Otoko như tê bại. Xe taxi đă tới nhà. Hai người vào pḥng vẽ.
Keiko nói:
«Cô, có thể nói là tiết hạnh của em được nguyên vẹn là nhờ đă gọi
tên cô.»
Đỏ mặt, cô gái nói tiếp:
«Cô có muốn em mang bầu giùm cô không?»
Otoko thẳng tay tát mạnh cô gái. Nước mắt tràn mi, Keiko nói:
«Chao ôi, em sướng quá. Cô đánh em nữa đi.»
Otoko run lên v́ giận.
Keiko giục:
«Cô đánh em nữa đi cô.»
Otoko hét lên:
«Keiko.»
«Em sẽ không giữ đứa con. Em muốn nó là con cô. Em sẽ mang nó trong
dạ. Sinh nó ra em sẽ tặng nó cho cô. Em muốn ăn trộm của ông Oki đứa
con cho cô....»
Otoko lại thẳng tay tát cô gái. Keiko khóc nức nở. Cô gái mếu máo:
«Otoko, dù cô có yêu ông ấy đến đâu, cô đâu c̣n sinh nở được nữa. Cô
hết sinh nở được rồi. C̣n em, em có thể mang bầu hộ cho cô mà không
cần yêu đương hay cảm xúc ǵ với đứa con hay với ông ấy. Y hệt như
chính cô đă mang nặng đẻ đau nó.»
«Keiko, có im đi không.»
Otoko bỏ ra ngoài hiên, tiện chân đá cái lồng đom đóm ra vườn. Cô
thấy tất cả đom đóm trong lồng sáng lên một lượt, và cái lồng bay ra
sân vẽ một ṿng sáng trong không. Ngày hè đang tàn và sương chiều đă
buông xuống ngọn cây, nhưng trời chưa tối. Otoko ghi nhận đom đóm
không thể sáng như vậy, chính thần trí nàng căng thẳng đă sinh ra ảo
ảnh. Nàng như mất hồn, đứng nh́n cái lồng đom đóm nằm trên sân rêu.
Keiko đă nín, nằm nghiêng trên chiếu nh́n lưng cô giáo. Otoko thân
h́nh cũng như tâm thần cứng nhắc v́ căng thẳng.
Bà vú bước vào thưa, nước tắm đă pha xong.
«Cảm ơn vú,» giọng Otoko c̣n vỡ. Mồ hôi láp nháp dưới áo, nàng nói:
«Trời ẩm quá vú nhỉ. Chắc tại vẫn c̣n mùa mưa... Vú cho tắm thật là
đúng lúc.»
Omiyo làm vú già cho chủ ngôi đền này đă sáu năm. Vú được giao cho
việc trông coi khu hộ Otoko thuê. Siêng năng, vú làm hết mọi chuyện,
từ lau nhà, giặt giũ, rửa bát, cho đến thỉnh thoảng nấu ăn. Otoko
tuy thích nấu và nấu ngon, nhưng nhiều khi bận vẽ không nấu được.
Keiko cũng thạo mấy món đặc biệt của cố đô, nhưng nấu không đều tay.
Hai người thường ăn tạm những món tầm thường vú biết làm. Trong đền
c̣n hai người nội trợ khác là mẹ và vợ chủ đền, nên Omiyo có thể
dành phần lớn th́ giờ chăm lo cho Otoko. Vú mới ngoài năm mươi,
thấp, có da có thịt, tay chân mũm mĩm có ngấn. Thấy cái lồng đom đóm
ngoài sân, vú mau mắn nói:
«Cô Ueno, cô cho chúng nó ra uống sương phải không?»
Vú ra sân dựng lại chiếc lồng đổ lăn, như thể Otoko đă chủ tâm mang
nó ra đấy để. Lúc vú đứng lên nh́n lại hiên, Otoko đă trở vào nhà
tắm. Thấy Keiko mắt ướt và một bên má đỏ rực, vú nh́n đi chỗ khác và
hỏi chuyện ǵ xảy ra.
Keiko không trả lời. Cô gái đứng dậy, sắc diện không thay đổi. Nghe
nước chảy trong pḥng tắm, Keiko nghĩ Otoko pha thêm nước lạnh vào
bồn cho vừa. Đứng trước gương trong xưởng vẽ, Keiko mở ví trang điểm
lại khuôn mặt, rồi chải lại mái tóc. Pḥng tắm có gương lớn và bàn
phấn, nhưng Keiko không muốn vào v́ biết Otoko đang ở trong ấy.
Keiko thay đồ lót, với tay lấy chiếc kimono mỏng mặc vào. Nhưng cô
gái lúng túng không xỏ được tay vào áo. Thấy những hoa văn Otoko vẽ
trên áo, cô gái buột miệng gọi tên cô giáo. Hoa giống hoa b́m, nhưng
thật ra là những hoa hư cấu, màu sắc hợp thời trang, mát mắt và rất
trẻ. H́nh như Otoko đă vẽ chiếc áo này hồi hai người bắt đầu thân
nhau.
Vú Omiyo từ pḥng bên nói vọng sang:
«Cô Sakami, cô ra phố đấy hả?»
Nghĩ Omiyo thấy ḿnh lúng túng với cái thắt lưng, Keiko nói:
«Vú đứng đấy mà nh́n cái ǵ. Có vào giúp em đi không?»
Omiyo hỏi lại:
«Cô ra phố phải không?»
Keiko nói:
«Không, em không đi đâu cả.»
Xách quần áo ra pḥng trang điểm, Keiko bảo u già:
«Vú cho em đôi tất mới đi.»
Otoko nghe tiếng chân bước, nghĩ Keiko sắp vào bồn tắm với ḿnh.
Nàng gọi:
«Nước vừa tắm, em vào đi.»
Nhưng Keiko vẫn đứng trước gương, loay hoay buộc thắt lưng. Cô gái
cột chặt đến nỗi dây lưng lún vào thịt. Omiyo đưa tất mới cho Keiko
rồi trở ra.
«Vào tắm đi em.» Otoko lại gọi.
Ngồi trong bồn nước ngập đến ngực, nàng nh́n cánh cửa gỗ tùng mở
thông sang pḥng trang điểm. Nhưng Keiko không vào. Bên kia cửa hoàn
toàn yên lặng, không có cả tiếng quần áo sột soạt. Sợ Keiko không
tắm với ḿnh, nàng vịn bồn đứng dậy bước xuống sàn.
Otoko nghĩ phải chăng Keiko không muốn cho nàng thấy thân thể sau
khi ngủ đêm với Oki. Chuyện đă hai tuần trước, và Keiko từ hôm ấy đă
tắm chung với nàng nhiều lần mà không ngượng ngùng ǵ. Tuy nhiên măi
hôm nay lúc đi xem vườn đá Keiko mới thổ lộ sự việc. Nhưng lời thú
nhận sao quá bất ngờ.
Mấy năm nay, Otoko gần như hàng ngày khám phá ra những nết bất
thường của cô gái. Không phải tất cả là tại nàng, nhưng phần nào,
Otoko đă khuyến khích những nết bất thường này.
Otoko đứng đợi Keiko trong pḥng tắm, mồ hôi lạnh đọng thành giọt
trên trán. Nàng lại gọi:
«Keiko, em có vào tắm đi không?»
«Không, em không tắm đâu.»
«Em không tắm sao?»
«Không.»
«Cũng không lau ḿnh nữa?»
«Em không cần.»
Ngưng một giây, Keiko nói vọng vào:
«Cô ơi, em xin lỗi cô. Cô tha lỗi cho em nghe cô?»
Otoko nói vọng ra:
«Em tha lỗi cho cô th́ có... Cô là người mới đáng trách. Cô xin lỗi
em...»
Keiko yên lặng. Otoko lại hỏi:
«Em đứng làm ǵ ngoài đó?»
«Em buộc thắt lưng.»
«Buộc thắt lưng?»
Otoko lau vội ḿnh mẩy và ra pḥng trang điểm. Thấy Keiko sạch trong
sạch bóng trong chiếc kimono mới giặt, nàng nói:
«Chà, em ra phố?»
«Dạ.»
«Mà em đi đâu?»
«Em không biết,» Keiko nói, mắt buồn vời vợi. Otoko với chiếc áo
choàng che ḿnh, như ngượng ngùng v́ khỏa thân trước mặt cô gái.
«Cô đi với em nhé.»
«Cô muốn đi với em th́ cô đi.»
«Em không phiền?»
«Ô, em đâu dám.»
Keiko quay đi, mặt nàng phản chiếu trong gương. Keiko nói tiếp:
«Em đợi cô.»
«Cô sửa soạn nhanh lắm. Tránh cho cô ra...»
Otoko len qua Keiko vào bàn phấn ngồi. Nh́n Keiko qua gương, nàng
nói:
«Ta đi Kiyamachi nhé. Tiệm Ofusa ấy mà. Em gọi điện giữ bàn ngoài
sân thượng đi. Hay lấy một pḥng nhỏ trên gác, miễn nh́n ra sông là
được... C̣n không, ta t́m tiệm khác.»
Keiko gật đầu, nói:
«Để em kiếm cho cô ly nước đá lạnh đă.»
«Trông cô nóng nực lắm sao?»
«Dạ.»
«Đừng lo... Cô nóng nực nhưng không nổi nóng đâu...» Otoko vừa nói
vừa rắc nước hoa ra tay.
Otoko nghe nước đá lạnh mát đến cổ.
Keiko ra chánh điện gọi điện thoại. Khi cô gái trở về, Otoko đang
mặc quần áo.
«Ofusa bảo chúng ta có bàn nếu đến trước tám rưỡi.»
«Tám rưỡi sao?» Otoko nhíu mày. «Thôi cũng được. Nếu đi ngay, chúng
ta có thể nhẩn nha ăn tối.»
Nh́n lại gương, Otoko ngắm tóc ḿnh và nói:
«Chắc cô cũng chẳng cần làm tóc lại đâu em nhỉ.»
Keiko với tay ra sau Otoko và sửa lại lưng áo cho cô giáo.
Chương 6
Bông sen trong lửa
Trong sách «Thắng cảnh Cố Đô», đoạn thường được trích dẫn là cảnh
đêm hè trên bờ sông Namo. Sách viết:
«Ghế dài nối nhau xếp dọc lối đi, sân thượng những trà đ́nh tửu quán
hai bên bờ vươn ra sông, ánh đèn phản chiếu trên nước lấp lánh như
sao. Đám kép Kabuko xinh như con gái, khăn tía cột đầu, múi khăn
phất phơ trong gió sông, thẹn thùng che quạt làm ai ưa nh́n không nỡ
quay đi. Các kỹ nữ đẹp như tiên sa nhởn nhơ đi lại, xạ lan sực nức
một vùng.»
Rồi đến đoạn về những người kể chuyện rong, và những tṛ vui khác:
«Có những con khỉ biết đóng tuồng, những con chó biết đánh vật,
những con ngựa biết làm xiếc, những tay múa rối hay đi trên dây...
C̣n âm thanh th́ có tiếng rao hàng, tiếng nước róc rách trong tiệm
bán thạch chè, tiếng phong linh thủy tinh leng keng trong gió
chiều... Những giống chim lạ thổ sản của Nhật hay nhập từ Trung
Quốc, những thú rừng bắt từ trên núi xuống... tất cả được gom lại
tại một khu. Khách truy hoan đủ hạng vui vẻ tiệc tùng.
Năm 1690, thi hào Basho cũng đă tới đây. Ông viết: «Dạ tiệc ven sông
gọi là cho một đêm hè thật ra sẽ kéo dài từ lúc mặt trời lặn buổi
chiều cho tới lúc trăng lặn buổi sáng. Sân thượng sắp lượt hai bên
sông làm chỗ ăn uống tiệc tùng. Đàn bà xiêm áo lộng lẫy, đàn ông y
phục bảnh bao, sư săi cũng như bô lăo trà trộn với mọi người, và cả
mấy chú thợ đóng thùng hay mấy bác thợ rèn cũng ca hát vui nhộn...
Đúng là cảnh kinh kỳ.»
Basho c̣n có thơ cho cảnh:
Gió sông phơi phới
Tấm áo mới trên lưng
Ta ra đường
Đêm hè nghe mát rượi...»
Sau thời Minh Trị, đáy sông được vét sâu thêm, và tầu điện đi Osaka
chạy trên bờ phía đông. Thế là hết những đêm trên sông sáng như ban
ngày với đèn lồng, lửa trại, cửa hàng giải trí, tṛ vui múa lộn,
xiếc đi trên dây, cầm thú hiếm hoi, vân vân... Bây giờ chỉ c̣n sót
lại những sân thượng các trà thất hay tửu lầu dọc hai phố Kiyamachi
và Ponto-cho, như vang bóng một thời của những dạ yến bên sông năm
xưa.»
Những ǵ đă đọc về «Đêm hè ven sông», Otoko chỉ nhớ thuộc đoạn tả
các chàng kép Kabuki đẹp như gái thẹn thùng trong ánh trăng ngà, x̣e
quạt che mặt, múi khăn tía bịt đầu bay phất phới trong gió sông. Lần
đầu tiên gặp Keiko, nàng nhớ lại những chàng kép niên thiếu xinh
trai ấy.
Hôm nay ngồi với Keiko trên sân thượng trà thất Ofus, đoạn văn trở
về trong kư ức. Có thể những kép Kabuki mềm mại và nhiều nữ tính hơn
cô bé Keiko giống trai của bữa gặp gỡ ban đầu. Và Otoko biết chính
nàng đă biến cô gái thành thiếu nữ thanh lịch bây giờ.
Otoko nói:
«Keiko, em có nhớ lần đầu em đến với cô không?»
«Cô cứ phải nhắc măi chuyện ấy sao?»
«Hôm ấy thấy em, cô nghĩ tới một con quỷ con đang hiện h́nh.»
Keiko nắm tay Otoko, bỏ ngón út vào miệng vừa cắn vừa nh́n trộm
Otoko. Rồi cô gái lẩm nhẩm như đọc bài: «Chiều xuân ấy đầy sa mù...
Và em như chập chờn trong làn sương mỏng xanh nhạt đang buông xuống
khu vườn...»
Đó là những lời chính Otoko đă nói với Keiko. Cô gái không quên và
hôm nay nhắc lại. Cả hai đă nhắc lại câu nói nhiều lần.
Keiko biết rơ là Otoko vẫn tự trách ḿnh đă quyến luyến học tṛ, sự
quyến luyến sau cùng đă trở thành mối luyến ái say đắm.
Trong trà thất bên cạnh, đèn giấy đặt bốn góc sân thượng, mấy cô kỹ
nữ đang tiếp một ông khách độc thân. Ông ta dáng lực điền, đầu hói
tuy chưa già lắm. Khách nh́n ra sông, hững hờ câu chuyện với các cô
kỹ nữ. Không biết ông ta c̣n đợi bạn chưa tới, hay đợi đêm xuống.
Trời c̣n sáng nên những cây đèn thắp sớm trông như vô dụng.
Sân thượng nhà bên gần như có thể với tay sang được. Các trà thất
xây sân thượng ch́a ra sông, không mái mà cũng không mành, thông
thống từ đầu phố đến cuối phố. Không bận tâm v́ chỗ thiếu riêng tư,
Keiko cắn mạnh ngón út của Otoko. Nàng đau điếng nhưng không nhúc
nhích. Keiko đưa lưỡi nghịch đầu ngón tay nàng, rồi nhả ra và nói:
«Cô vừa tắm, ngón tay nhạt phèo à...»
Cảnh đẹp làm Otoko nguội cơn giận. Nàng suy nghĩ có lẽ tại nàng mà
Keiko đă hư hỏng và ngủ với Oki. Keiko vừa xong trung học khi tới
thăm nàng lần đầu. Cô gái kể đă bị chinh phục tức th́ sau khi thấy
tranh của Otoko tại một cuộc triển lăm và ảnh của nàng trong một
nguyệt san hội họa. Đó là cuộc triển lăm ở Kyoto. Quần chúng nhiệt
liệt hâm mộ tác phẩm của Otoko, và nàng đă đoạt được một giải
thưởng. Bức tranh trúng thưởng ấy Otoko lấy cảm hứng từ một tấm ảnh
năm 1877 chụp một ca kỹ tên là Okayo, để vẽ thành hai ca nhi đang
chơi đố chữ. Tấm ảnh dùng xảo thuật đưa ra hai h́nh của cùng một kỹ
nữ Okayo. Hai cô gái ăn mặc giống hệt nhau. Một cô nh́n thẳng, ngón
tay x̣e ra, trong khi cô kia trong thế bán diện th́ bàn tay lại nắm
lại. Otoko thấy bàn tay, nét mặt và thân h́nh hai cô gái ngộ nghĩnh.
Cô gái bên phải x̣e ngón cái rời xa ngón trỏ, trong khi các ngón
khác lại cong ra đàng sau. Otoko cũng thích chiếc áo hoa in của cô
kỹ nữ, tuy không đoán được màu v́ ảnh trắng đen. Hai cô gái ngồi đối
diện ḷ sưởi bên trên có treo ấm nước bằng gang. Ngoài ra c̣n có một
nậm sa-kê, nhưng Otoko thấy những chi tiết này tầm thường và thừa
thăi nên đă bỏ qua. Tất nhiên là nàng vẽ cô kỹ nữ hai lần thành hai
người đàn bà chơi đố chữ với nhau. Otoko gắng tạo ra cảm nghĩ bất ổn
cho người ngắm tranh, là hai cô gái tuy hai mà một, và mỗi cô gái
tuy một mà hai. Hay đúng ra, không có hai mà cũng không có một.
Để tránh cho bức tranh khỏi nhạt nhẽo, Otoko đă bỏ nhiều công phu vẽ
chân dung hai cô gái. Hoa văn tỷ mỷ trên y phục làm nổi bật bốn bàn
tay. Tuy tấm họa không hẳn chép lại tấm ảnh, nhưng dân Kyoto trông
qua là biết tranh vẽ từ tấm ảnh một kỹ nữ thời Minh Trị.
Một người buôn tranh ở Tokyo thích bức họa và t́m gặp Otoko. Ông ta
thu xếp để triển lăm tại Tokyo một số tranh khác khổ nhỏ của nàng.
Đó là lần Keiko thấy những tranh đó, v́ cô gái chưa bao giờ được
nghe tiếng họa sĩ Ueno của cố đô.
Nhờ bức tranh hai người ca kỹ, mà cũng v́ nhan sắc của Otoko, có
tuần báo đă dành một bài dài cho nàng. Họ gửi phóng viên và thợ ảnh
đưa Otoko đi chỗ này chỗ nọ ở Kyoto. Họ chụp Otoko hết tấm này đến
tấm khác. Otoko hóa ra đóng vai người hướng dẫn, v́ nhân viên ṭa
báo muốn đi những nơi mà nàng thích. Kết quả là bài tường thuật
chiếm ba trang lớn. Bài gồm ảnh chụp lại «Người ca kỹ», chân dung
Otoko, và vô số cảnh cố đô nhờ sự diện của nàng mà có ư nghĩa đặc
biệt. Có thể họ chỉ muốn t́m những thắng cảnh du khách ít biết, và
dùng Otoko như một hướng dẫn viên kiêm họa sĩ.
Keiko bấy giờ c̣n xa lạ với cố đô, không lưu tâm đến thắng cảnh, qua
ảnh chỉ thấy nhan sắc của Otoko. Và cô gái bị thu hồn.
Trở lại hôm đầu tiên ấy, Keiko hiện ra trong sương mờ như một bóng
ma, năn nỉ Otoko cho ở chung để học vẽ. Keiko khẩn khoản làm Otoko
ngạc nhiên. Và bất th́nh ĺnh, cô gái ôm chầm lấy Otoko làm nàng cảm
thấy như bị siết chặt trong ṿng tay hồ tinh. Otoko nghe toàn thân
rạo rực như bị kích thích bởi một đam mê bất ngờ.
Otoko nói:
«Ít nhất cha mẹ em phải bằng ḷng, cô mới nhận em được.»
«Cha mẹ em đă qua đời. Bây giờ em tự lo liệu lấy thân em.»
«Em không có anh chị cô bác hay sao?»
«Anh cả em và chị dâu em coi em như gánh nặng. Từ khi họ có cháu, em
lại càng phiền toái cho họ hơn.»
«Nhưng tại sao?»
«Em rất thương cháu, nhưng anh chị em không thích cách em nựng nó.»
Thu nhận Keiko được vài ngày, Otoko được thư của anh ruột cô gái.
Anh ta nhờ Otoko nuôi giùm Keiko, tuy cho rằng cô gái nhiều khi cư
xử vô trách nhiệm, tự tiện theo ư ḿnh, làm gia nhân không biết có
nổi không. Người anh cũng chuyển luôn quần áo và đồ đạc của cô gái.
Coi những thứ ấy, Otoko đoán gia cảnh cô gái khá giả.
Sau mấy ngày sống chung, Otoko hiểu tại sao anh chị cô gái lại không
thích lối cô ta nựng cháu. Cách cư xử của cô gái kể ra cũng lạ lùng.
Dọn vào được độ một tuần, Keiko năn nỉ Otoko chải tóc cho ḿnh. Khi
Otoko lỡ tay kéo mạnh món tóc, Keiko nói:
«Cô Ueno, cô kéo tóc em đi cô... Cô nắm lấy tóc mà kéo đầu em
lên...»
Otoko rụt tay lại. Keiko quay lại ép môi và răng vào cườm tay Otoko.
Rồi cô gái hỏi:
«Cô Ueno, cô bao nhiêu tuổi khi hôn lần đầu?»
«Em hỏi ǵ kỳ thế?»
«Em th́ khi lên bốn... Em c̣n nhớ. Người ấy là chú họ xa về phía mẹ
em. Chú khoảng 30, và em rất quư chú. Chú ngồi pḥng khách một ḿnh,
em tung tăng lại gần và hôn môi chú. Chú sợ quá, lấy tay chùi
miệng.»
Ngồi trên sân thượng trà thất, Otoko nhớ lại chuyện cái hôn con nít
của Keiko, và ghi nhận cái môi bốn tuổi đă hôn đàn ông bây giờ đang
mút ngón tay nàng.
Keiko hỏi:
«Cô Otoko, cô có nhớ trận mưa xuân khi cô dẫn em đi chơi núi Arashi
lần đầu không?»
«Nhớ chứ.»
«Cô có nhớ cái bà lăo bán ḿ không?»
Lần đó độ hai ba bữa sau khi Keiko dọn tới, Otoko dẫn Keiko thăm vài
thắng cảnh, trong đó có núi Arashi. Hai người vào tiệm ḿ gần sông
khoảng đầu cầu Togetsu. Bà chủ tiệm ḿ than thở v́ trời mưa, Otoko
nói:
«Mưa xuân thích chứ.»
«Cám ơn bà,» người đàn bà nhà quê lễ phép nói.
Keiko nh́n Otoko và hỏi khẽ, «Bà cụ cảm ơn giùm cho trời mưa sao?»
«Em nói ǵ?»
Câu trả lời của bà nhà quê Otoko nghe như tự nhiên đă làm Keiko ngạc
nhiên. Rồi nàng trả lời cô gái:
«Cô chắc vậy.»
Keiko theo đuổi câu chuyện:
«Tức cười cô nhỉ. Thời tiết mà đi cảm ơn người ta. Dân Kyoto lễ phép
đến như vậy sao?»
«Cô chắc vậy...»
Có thể Keiko cho là lễ phép cũng đúng, và bà già bán ḿ đă tỏ ra
lịch sự với hai người đi ngắm núi Arashi dưới mưa. Nhưng Otoko không
phải chỉ v́ xă giao mà nói không phiền hà chuyện mưa. Nàng thực t́nh
thấy mưa xuân trên núi Arashi đẹp, và nàng nghĩ v́ vậy mà bà già địa
phương đă cảm ơn nàng. Bà già như đại diện thời tiết hay đại diện
quả núi mà cảm ơn. Tóm lại, bà chủ tiệm ăn cảm ơn là phản ứng b́nh
thường của dân vùng này, nhưng Keiko đă cho là kỳ lạ.
Keiko nói:
«Họ nấu ḿ ngon cô nhỉ. Em rất thích cái tiệm ăn ấy.»
Hôm ấy v́ mưa nên Otoko đă thuê taxi nửa ngày, và bác tài taxi đă
chỉ cho hai người tiệm ăn này. Tuy đang mùa hoa anh đào mà nhờ mưa
nên vắng du khách, nhất là trên núi Arashi. V́ vậy mà Otoko nói
thích mưa. Mưa c̣n làm dẫy núi bên kia sông mờ đi, dáng núi mềm mại
và đẹp hơn. Otoko và Keiko rời tiệm ăn trở ra taxi mà không cần mở
dù, mưa bụi làm quần áo chỉ hơi ẩm. Nàng nh́n những hạt mưa biến đi
khi chạm nước mà không để lại dấu vết ǵ trên mặt sông. Hoa anh đào
núi nở lẫn với lộc non, và mưa làm dịu đi màu xanh quá tươi của nụ
lá.
Không phải chỉ núi Arashi đẹp dưới mưa xuân. Đền Rêu và Ryoan-Di
cũng không kém mỹ miều. Trong đền, một bông trà đỏ rụng trên thảm
rêu màu xanh rực rỡ. Giữa những bông hoa dại nhỏ trắng, bông trà như
từ rêu nở ra. C̣n tu viện Ryoan-Ji, đá trong vườn ướt mưa, mỗi ḥn
lóng lánh một cách. Otoko nói, «Đá ướt mưa làm cô nghĩ đến những
b́nh gốm Iga được tráng nước sôi trước khi pha trà.» Keiko chưa bao
giờ thấy gốm Iga, nhưng nghe Otoko nói, cô gái để ư đến những giọt
mưa trên lá thông dọc con đường trong khuôn viên tu viện. Những giọt
mưa nhỏ lấp lánh thành những hạt ngọc đính tại mỗi mút lá mảnh và
dài như cây kim, tựa hồ sương móc nở hoa. Những bông hoa mưa mảnh dẻ
này chắc chẳng ai biết tới. Những cây phong mà nụ lá chưa mở cũng
lấp lánh những hạt nước nhỏ. Bất cứ ở đâu, mưa chẳng đọng trên mút
lá thông, nhưng Keiko hôm ấy mới ghi nhận nên cảm thấy hiện tượng
như chỉ riêng cho Kyoto. Giọt mưa xuân trên mút lá cũng như sự lễ
phép của bà bán ḿ là những ấn tượng đầu tiên của cô gái về Kyoto.
Không những Keiko khám phá ra cái đẹp của cố đô, mà khám phá ra cái
đẹp ấy với Otoko ở bên.
Keiko nói:
«Không biết bà chủ quán có mạnh giỏi không cô nhỉ. Từ hôm đó cô và
em không trở lại núi nữa.»
«Đúng, lâu lắm chúng ḿnh không đi chơi núi. Cô cho là núi đẹp nhất
về mùa đông... Chúng ta sẽ thăm lại núi.»
«Phải đợi đến mùa đông hả cô?»
«Cũng sắp rồi em.»
«Không sắp đâu cô. Bây giờ mới giữa hè. Sau hè lại c̣n thu.»
Otoko cười:
«Bao giờ muốn đi mà chả được. Ngay cả ngày mai.»
«Vậy đi... Mai ta đi. Em sẽ nói với bà bán ḿ là em thích núi Arashi
mùa hè, và có lẽ bà cụ lại cảm ơn em. Nhân danh mùa hè mà cảm ơn.»
«Nhân danh cả núi Arashi nữa.»
Nh́n ra sông, cô gái bỗng nói:
«Cô à, đông tới, chắc chẳng c̣n ai đi chơi sông từng cặp như thế
này.»
Nhiều người trẻ đang tản bộ trên hai con đê đắp giữa sông Misosogi
và Kamo, cũng như giữa sông Kamo và con sông đào phía đông. Phần
đông là những cặp trai gái, thỉnh thoảng mới có gia đ́nh dẫn con nhỏ
theo. Những cặp t́nh nhân trẻ đi sát vào nhau hoặc ngồi cạnh nhau
bên bờ nước. Đêm xuống, người ra càng đông.
Otoko trả lời câu Keiko hỏi:
«Em đoán đúng. Chỗ này mùa đông th́ quá lạnh để du ngoạn.»
«Em không nói thời tiết ấm lạnh. Em muốn nói không biết rồi ra có
thọ nổi đến mùa đông không.»
«Cái ǵ thọ...»
«T́nh yêu của những cặp này... Nhất định là chỉ sang đông, nhiều anh
chị chắc không c̣n muốn thấy mặt nhau nữa.»
«Té ra em đang nghĩ chuyện ấy.»
Keiko gật đầu. Otoko nói:
«Nhưng tại sao lại tiêu cực như vậy. Em c̣n trẻ...»
«Tại v́ em không khờ như cô. Suốt hai mươi năm vẫn đi yêu con người
chỉ có mỗi tích sự là làm cô đau khổ.»
Otoko không trả lời. Keiko lại nói:
«Cô, cô không biết là ông Oki đă bỏ cô rồi sao?»
«Em im đi. Đừng nói giọng ấy với cô.»
Keiko quay lại tiện tay sửa lại món tóc rối trên cổ Otoko.
«Cô, sao cô không bỏ em?»
«Em nói cái ǵ?»
«Em là con người độc nhất trên đời mà cô có thể ruồng bỏ. Sao cô
không ruồng bỏ em đi.»
«Cô không hiểu em muốn nói ǵ.»
Otoko mắt nh́n thẳng Keiko, tay sửa lại những món tóc mà Keiko vừa
xếp lại.
Keiko lầm ĺ:
«Em muốn nói tới cái cách tàn nhẫn mà ông Oki đă phụ cô. Nhưng xem
ra cô không bao giờ chịu nh́n nhận sự thật.»
«Bỏ với không bỏ, cô không thích những từ ấy.»
«Em nghĩ nói trắng ra như vậy tốt hơn... Nếu không gọi là bỏ th́ gọi
là ǵ.»
«Cô và ông ấy chia tay.»
Keiko căi ngược lại:
«Chia tay ǵ đâu. Ngay cả bây giờ, ông ta vẫn c̣n nằm trong xương
trong thịt cô, và cô vẫn c̣n nằm trong xương trong thịt ông ấy...»
«Cô không hiểu em muốn đưa câu chuyện đến đâu.»
«Otoko, em nghĩ hôm nay cô sẽ bỏ em.»
«Nhưng vừa rồi lúc ở nhà, chẳng phải cô đă nhận lỗi và xin lỗi em
sao?»
«Em xin lỗi cô th́ có.»
Otoko mang Keiko đi ăn tiệm với ư định giảng ḥa, nhưng nàng nghĩ
hai người có thực sự giảng ḥa được không. Keiko không thể thỏa măn
với một t́nh thương êm đềm yên ổn. Cô gái cứng đầu đă căi cọ với
Otoko và vẫn c̣n hờn. C̣n Otoko, nàng cảm thấy bị tổn thương khi
Keiko thú nhận là đă ngủ đêm với Oki ở Enoshima. Keiko từ xưa vẫn
quyến luyến trung thành với Otoko, giờ đây trở thành đối nghịch. Cô
gái lấy cớ trả thù Oki, nhưng xem ra cô ta muốn trả thù chính nàng.
C̣n nữa, nàng cảm thấy kinh sợ và tuyệt vọng v́ thiếu ǵ đàn bà khác
trên đời mà Oki đă không ngần ngại quyến rũ học tṛ của nàng.
Keiko hỏi:
«Otoko, cô không bỏ em chứ cô?»
«Nếu em muốn cô bỏ em như vậy, th́ cô sẽ bỏ. Mà có lẽ như vậy c̣n
tốt cho em hơn.»
Keiko lắc đầu:
«Thôi đủ rồi cô. Em sợ cô nói với em như thế này. Không phải em nghĩ
đến em mà em nói như vậy. Nếu cô giữ em với cô...»
Otoko gắng lấy giọng b́nh tĩnh:
«Chúng ta chia tay là tốt cho em.»
«Trong ḷng cô, cô đă xa em rồi.»
«Tất nhiên là em lầm.»
«Em lầm thật sao? Ô, em mừng quá. Em không chịu nổi ư nghĩ là cô có
thể bỏ em.»
«Nhưng không phải là em muốn vậy?»
«Em mà muốn vậy? Cô nghĩ là em sẽ bỏ cô?»
Otoko không trả lời.
Keiko say sưa nói:
«Em không bao giờ bỏ cô.»
Keiko nắm lấy tay Otoko và lại cắn ngón út. Otoko rút tay lại:
«Đau, Keiko. Em cắn đau quá mà.»
«Em cắn là chủ tâm làm cho cô đau.»
Nhà hàng dọn món ăn ra. Keiko quay đi làm bộ ngắm những đốm lửa trên
núi. Otoko, tay này úp lên tay kia che vết răng Keiko. Nàng nói mấy
câu với người chiêu đăi. Khi y ra khỏi pḥng, Keiko gắp miếng lươn
trong bát canh đưa lên miệng. Cúi đầu, cô gái nói:
«Tuy nhiên, cô nên bỏ em.»
«Em cứng đầu lắm, em có biết không?»
«Em là thứ con gái bị người yêu bỏ rơi. Cô thấy em cứng đầu à cô?»
Otoko không trả lời. Nàng lại cảm thấy ân hận. Có lẽ đàn bà đối với
đàn bà có cứng đầu hơn là đối với đàn ông. Ngón tay bị Keiko cắn
không c̣n đau nữa, nhưng nàng vẫn có cảm giác như ai đâm kim vào.
Nàng nhớ nhiều chuyện cô gái làm là phần nào do nàng đầu têu. Như
ngày sau hôm dọn tới ở, cô gái đang rán đồ ăn chạy vội tới nàng, «Cô
ơi, em bị dầu văng vào tay...» Nàng hỏi, «Em bị bỏng sao?» Keiko nói
rát quá, và đưa ngón tay cho Otoko xem. Otoko cầm lấy bàn tay có đầu
ngón tay bỏng đỏ hỏn. «Trông cũng lành thôi,» Otoko vừa nói vừa đưa
ngón tay Keiko vào miệng mút. Cảm giác ngón tay cô gái chạm vào lưỡi
làm Otoko vội nhả ra. Keiko bỏ ngón tay vào miệng mút lấy.
Cô gái lại hỏi:
«Otoko, em có nên liếm nó không?»
«Keiko, coi chừng cái chảo chưa tắt lửa.»
«Ờ nhỉ, vậy mà em quên khuấy đi mất.» Cô gái vội vă trở lại bếp.
Một đêm khác, Otoko không nhớ bao lâu, nàng hôn lên mí mắt Keiko.
Nàng cắn nhẹ vành tai Keiko cho đến khi cô gái rên lên và quằn quại
v́ sướng. Thấy vậy, Otoko tiếp tục mơn trớn cô gái. Otoko nhớ ngày
xưa Oki hay mơn trớn nàng như vậy. Có lẽ thấy nàng ngây thơ vô tội,
Oki đă không vội hôn nàng lên miệng, và nhờ hôn trán, hôn mắt, hôn
má, Oki làm cho nàng thư giăn. Keiko bây giờ già hơn Otoko bấy giờ
hai ba tuổi, và cả hai đều là phái nữ nên chi Keiko phản ứng lại
nồng nhiệt hơn. Otoko cảm thấy tội lỗi khi mơn trớn Keiko như Oki đă
mơn trớn nàng, vậy mà ư niệm tội lỗi lại làm khoái lạc gia tăng.
«Tha cho em đi. Đủ rồi, cô.» Keiko vừa nói vừa ôm chặt lấy Otoko và
hai bộ ngực trần chạm nhau. Keiko lại nói, «Cô với em h́nh hài giống
nhau như một, cô nhỉ.» Otoko vội nhích người ra khỏi Keiko. Keiko
không buông, càng ôm chặt hơn, «Đúng cô nhỉ, chúng ḿnh có cùng một
thân thể.» Những suy nghĩ của Keiko bao giờ cũng làm nàng ngạc
nhiên. Otoko không biết cô gái có c̣n trinh không. «Chúng ḿnh khác
nhau,» Otoko khẽ nói trong khi bàn tay Keiko đi t́m vú nàng. Cô gái
hành động c̣n đôi chút vụng về, nhưng rụt rè th́ không. Khi ấy Otoko
nắm lấy tay Keiko, bảo «Em không nên làm thế.» Keiko bóp chặt hơn và
nói «Cô, cô không công bằng với em.»
Hai mươi năm trước, khi nàng thấy tay Oki trên ngực ḿnh, Otoko cũng
đă nói: «Em xin anh đừng làm thế.» Oki đă viết y nguyên lời đó trong
truyện. Dù không nhắc, chắc nàng cũng nhớ, nhưng viết thành truyện,
lời nói có sức sống riêng. Và vừa rồi phân b́, Keiko xem ra đă thuộc
ḷng «Cô Gái Mười Sáu», đoạn cô để cho Oki vuốt ve nhũ hoa.
Truyện cũng có đoạn tả cặp vú nhỏ của Otoko, và cái diễm phúc như ân
sủng khi Oki được sờ cặp vú ấy. Otoko không bao giờ cho con bú nên
đầu vú vẫn đỏ tươi. Hai mươi năm rồi, màu tươi đó chưa mất. Nhưng
quá tuổi ba mươi, nàng để ư vú nàng nhỏ lại.
Một hôm tắm chung, có lẽ Keiko đă nhận thấy vú nàng hơi xệ nên lấy
tay sờ như kiểm lại cho chắc. Otoko nghĩ Keiko sẽ nói ra nhận xét
của ḿnh, nhưng cô gái giữ yên lặng. Keiko cũng không nói ǵ khi vú
nàng cứng lên v́ được mơn trớn. Sự yên lặng của Keiko bất thường, v́
lẽ ra cô gái phải coi sự việc trên như một chiến thắng của ḿnh.
Thỉnh thoảng Otoko nghĩ vú căng lên như vậy là chuyện xấu xí, bệnh
hoạn, đáng thẹn... Và nhất là nàng ngạc nhiên thấy thân thể ḿnh gần
bốn mươi mà có thể phản ứng như vậy khi được Keiko vuốt ve. Phản ứng
khác với hồi mười lăm khi được Oki vuốt ve, hay hồi mười sáu khi
nàng có bầu.
Sau khi chia tay với Oki, hai mươi năm qua, không ai đụng tới ngực
nàng, trong khi tuổi xuân và những cơ hội lấy chồng lặng lẽ trôi
qua. Bây giờ một bàn tay đàn bà, bàn tay Keiko, lại ve vuốt nhũ hoa
của nàng.
Thực ra, Otoko đă có nhiều cơ hội được yêu và lấy chồng từ khi tới
Kyoto sống với mẹ. Nhưng nàng đă trốn những cơ hội đó. Mỗi khi có
người đàn ông mê nàng, kỷ niệm của Oki lại trở về. Những kỷ niệm lẽ
ra chỉ là kỷ niệm, lại mạnh mẽ như hiện thực. Lúc mới xa Oki, v́
tang thương sầu muộn, nàng không nghĩ chuyện lấy chồng. Ngày mai
nàng c̣n không tính nổi, nói chi đến tương lai. Nhưng lần hồi, không
lấy chồng trở thành một quyết định không ǵ lay chuyển nổi.
Tất nhiên là mẹ nàng hy vọng con gái yên bề gia thất. Bà mang con
rời Tokyo không phải với ư định ra đi vĩnh viễn, mà hy vọng Otoko sẽ
quên Oki và t́m lại được quân b́nh. Về Kyoto, bà vẫn lo lắng về con.
Lần đầu tiên chuyện hôn nhân được nêu lên, Otoko mười chín tuổi. Hôm
ấy vào lễ cầu vong cô hồn tại đền Numbutsu tại Adashimo. Otoko thấy
mẹ khóc khi ngắm hàng ngàn ngọn nến thắp trước những ngôi mộ vô chủ.
Ánh nến chợp chờn làm cảnh càng thê lương. Khi hai mẹ con theo con
hương lộ trở về th́ trời đă tối. Bà mẹ nói:
«Cảnh sao mà vắng vẻ... Con có thấy vậy không con?»
Nàng biết mẹ muốn nói cảnh cô đơn của hai mẹ con. Bà bảo có người
nhờ mối lái ngỏ ư cầu hôn với nàng.
Otoko nói:
«Con đành chịu lỗi với mẹ. Con không thể lấy chồng.»
«Đàn bà không có chuyện không thể lấy chồng đâu con ạ.»
«Nhưng mà có, mẹ ơi.»
«Nếu con không lấy chồng, cả hai mẹ con ḿnh sẽ trở thành cô hồn.»
«Con không hiểu mẹ nói ǵ.»
«Mẹ nói cô hồn là những người không ai thân thuộc cúng giỗ.»
«Con hiểu cái đó. Nhưng không cúng giỗ th́ có làm sao mẹ nhỉ. Chết
là hết.»
«Mẹ không nói chuyện chết. Ngay cả khi sống, đàn bà không chồng
không con, khác ǵ cô hồn. Giả thử mẹ không có con... Con c̣n trẻ,
nhưng...»
Bà mẹ ngập ngừng, nói tiếp:
«Con vẫn vẽ tranh con của con phải không? Con định vẽ như vậy cho
đến bao giờ?»
Otoko không trả lời.
Bà bảo bà chưa biết ǵ nhiều về người đàn ông muốn hỏi Otoko, ngoại
trừ anh ta làm thư kư ngân hàng.
«Nếu con muốn gặp người ta, mẹ con ḿnh đi Tokyo một chuyến.»
Otoko nói:
«Mẹ có biết khi nghe chuyện này con thấy ǵ trước mắt không?»
«Con thấy ǵ?»
«Con thấy lại những chấn song sắt cửa sổ hồi nằm nhà thương điên.»
Bà mẹ yên lặng.
Khi mẹ c̣n sống, Otoko có nhiều đám khác muốn dạm hỏi. Giục con lấy
chồng, bà nói:
«Con cứ nghĩ đến ông Oki làm ǵ. Ông ta nào có biết đến, mà con cũng
không làm ǵ hơn cho ông ta được. Con đợi ông ta vô vọng như thế
này, như thể người đợi quá khứ trở về. Mà thời gian cũng như ḍng
sông, không bao giờ chảy ngược.»
Otoko trả lời:
«Con không đợi ai cả mẹ à.»
«Con không quên được ông ấy ư?»
«Không, không phải vậy.»
«Con chắc không?... Khi ông ấy dụ dỗ con, con mới là đứa trẻ, một
đứa trẻ ngây thơ. Phải chăng v́ vậy cái sẹo c̣n măi. Mẹ ghét ông ta
đă nhẫn tâm với một đứa trẻ như con.»
Otoko suy nghĩ măi lời mẹ. Lẽ nào v́ thơ ngây măng sữa mà nàng đă
yêu đương như vậy. Lẽ nào chỉ v́ khờ khạo mà nàng đam mê mù quáng.
Nhiều năm sau khi chia tay, đọc «Cô Gái Mười Sáu», nàng sửng sốt v́
Oki kể lại trên đường tới gặp nàng, ông thường suy tính sẽ làm t́nh
kiểu ǵ, và thường thường, ông thi hành đúng như dự tính. Nàng thấy
ghê sợ v́ trái tim người đàn ông có thể «run lên v́ khoái lạc khi
nghĩ chuyện ấy». Cô gái hồn nhiên như Otoko không thể tưởng tượng
được Oki có thể kế hoạch trước kỹ thuật làm t́nh, cái ǵ làm trước,
cái ǵ làm sau với nàng, vân vân như vậy. Nàng chấp nhận mọi hành
động của ông, và chiều ông những ǵ ông đ̣i hay xin. Tuổi trẻ làm
cho nàng cả tin.
Oki tả Otoko như một cô gái có nữ tính phi thường, một người đàn bà
của thế giới đàn bà. Ông viết rằng nhờ cô gái, ông đă được trải qua
tất cả mọi cách làm t́nh. Khi đọc đoạn văn, Otoko như bị thiêu đốt
bởi xấu hổ. Nhưng nàng cũng không d́m xuống được những kỷ niệm sống
động về chuyện chăn gối với ông. Nàng nhớ những khi tấm thân nàng
căng thẳng rồi run lên như chiếc lá. Rồi sự căng thẳng tan biến, và
hoan lạc cũng như thỏa măn tràn ngập châu thân. T́nh cũ của nàng lại
sống lại.
Hôm đi nghĩa trang cúng cô hồn về, nàng không những chỉ thấy những
chấn song sắt của bệnh viện tâm thần. Nàng c̣n thấy lại bản thân
trong ṿng tay Oki. Nếu đă không được Oki đưa vào truyện, những h́nh
ảnh ấy đă không sống động qua năm tháng lâu như thế.
Otoko đă tái mặt v́ giận và ghen khi Keiko kể cô gái gọi tên nàng
trong lúc gây cấn nhất với Oki_ và «ông ta liệt luôn!» Nhưng qua
giận và ghen, Otoko thấy Oki đă nhớ đến nàng. Phải chăng h́nh ảnh
nàng trong cánh tay đang ôm của Oki đă hiện ra với ông ngay lúc đó.
Thời gian qua, ái ân cũ nhớ lại của hai người dần dần trở nên trong
sạch, bản chất từ thể xác đă trở thành tâm hồn. Nàng biết ḿnh không
c̣n thanh khiết, cũng như Oki. Vậy mà nàng thấy ân t́nh của hai
người thanh khiết. H́nh ảnh ái ân _có nàng mà cũng không có nàng dự
phần, thật mà cũng không thật_trở thành thiêng liêng, thăng hoa bởi
hoài niệm.
Khi đă âu yếm Keiko theo những thế cách Oki dậy nàng, Otoko đă lo
làm ô uế kỷ niệm thiêng liêng. Nhưng không, chuyện Oki và nàng không
ǵ có thể làm xấu xí đi được.
Keiko có thói quen dùng kem để trừ lông chân tay. Một hôm Keiko xoa
kem trước mặt nàng. Lúc đầu Keiko chỉ bôi kem khi một ḿnh, và vờ đi
khi Otoko hỏi khi ngửi thấy mùi lạ trong pḥng tắm. Otoko không biết
có kem để khử lông v́ chính nàng chưa bao giờ dùng tới.
T́nh cờ thấy Keiko ngồi co đùi lên bôi kem khử lông, Otoko cau mày.
Nàng hỏi:
«Cái mùi khó ngửi quá nhỉ. Cái ǵ vậy?»
Khi thấy lông bị chùi đi theo kem, Otoko gớm, lấy tay che mắt. «Đừng
em, đừng làm vậy. Em làm cô rởn người.»
Otoko nổi da gà. Nàng hỏi Keiko:
«Em phải làm chuyện gớm guốc này sao?»
«Ai chả phải làm hở cô.»
Otoko yên lặng. Keiko hỏi:
«Cô có gớm guốc khi sờ vào chân ai lông lá không cô?»
Otoko không trả lời.
«Em muốn làm dáng với cô. Dù sao em cũng là đàn bà.»
Hóa ra Keiko trị lông chân cho trơn tru là để chiều nàng. Đàn bà với
đàn bà, Keiko cũng muốn da dẻ ḿnh mịn màng. Otoko vừa gớm v́ thấy
lông rụng theo kem, mà vừa rạo rực v́ lời nói chân thực của Keiko.
Nàng vẫn nghe lảng vảng cái mùi chua ngai ngái, mặc dầu Keiko đă rửa
sạch lớp kem thừa trên da.
Rửa xong, Keiko trở lại kéo váy lên khoe cẳng chân trắng như sữa.
«Cô sờ mà xem. Bây giờ không ráp chút nào.» Otoko ngắm chân Keiko
nhưng không sờ. Keiko vỗ nhẹ da đùi mấy cái, nh́n Otoko như thắc mắc
chuyện ǵ đă trái ư nàng. Keiko hỏi:
«Cô khó chịu chuyện ǵ?»
Tránh mắt đi nơi khác, Otoko nói:
«Keiko, từ nay đừng bao giờ bôi kem khử lông trước mặt cô.»
«Em không hiểu giấu cô để làm ǵ. Với cô, em c̣n bí mật ǵ nữa đâu.»
«Tất nhiên là em không phải cho cô coi những chuyện cô không thích
coi.»
«Cô sẽ quen đi thôi. Như cắt móng chân vậy.»
«Em cũng không nên cắt móng chân trước mặt người khác. Em để móng
vụn bay tứ tung. Bận sau khum bàn tay mà che lại.»
Keiko lắp rắp vâng lời.
Sau lần ấy, Keiko không phơi bày mà cũng không giấu diếm mỗi khi khử
lông. Nhưng Otoko không bao giờ quen được với cảnh ấy. Mùi kem khử
lông không khó chịu như lần đầu, có thể kem tốt hơn, nhưng cảnh khử
lông chân vẫn làm cho nàng nhờn nhợn. Khi lông bị chùi đi theo kem,
nàng bỏ ra khỏi pḥng.
Vậy mà trong cái kinh tởm, có đốm lửa yếu ớt lóe lên. Đốm lửa lại
lóe lên để rồi tắt lại. Đốm lửa bé nhỏ xa xăm mà con mắt của tưởng
tượng phải gắng nh́n mới thấy, nhưng thanh thản làm sao, trong sạch
làm sao, quá trong sạch quá thanh thản cho một đốm lửa của nhục dục.
Đốm lửa nhắc nhở lại cố sự của Oki và nàng những năm tháng cũ. Cảm
giác nhờn nhợn khi thấy Keiko chùi lông chân bằng kem chứa đựng cái
ghê tởm của da thịt đàn bà cọ sát với da thịt đàn bà. Nhưng khi nghĩ
sang t́nh nàng với Oki, cái cảm giác ghê tởm biến đi như có phép
màu.
Trong ṿng tay Oki, nàng không bao giờ thấy gớm, mà nàng cũng không
để ư Oki nhiều hay ít lông. Phải chăng gần Oki, nàng mất tỉnh táo và
không c̣n biết hư thực. Bây giờ với Keiko, nàng bạo hơn, tự do hơn,
và nàng phát triển được cái dâm của tuổi trung niên. Nàng ngạc nhiên
là nhờ Keiko mà cơ thể nàng chín mùi như một người nữ mặc dù những
năm dài sống một ḿnh. Nàng sợ nếu người t́nh bây giờ của nàng là
nam giới, th́ cái h́nh bóng Oki ấp ủ trong tim sẽ tan biến khi nàng
bị người yêu mới chạm tới.
Otoko chết hụt khi tự vận không thành. Nhưng nàng vẫn ước mong là
nàng đă chết lần ấy. Tốt hơn nữa là chết lúc sanh con, trước khi con
nàng chết và trước khi nàng định quyên sinh. Vậy mà với năm tháng,
những suy tư ấy đă rửa sạch vết thương Oki gây ra cho nàng.
«Anh không xứng đáng được em. T́nh em, anh có nằm mơ cũng chẳng dám
mong. Hạnh phúc thế này có chết cũng thỏa...» lời Oki chưa phai
trong trí nhớ của nàng. Câu nói vang vọng lại trong đoạn đối thoại
của cuốn truyện, đă có đời sống riêng và không c̣n lệ thuộc Oki hay
nàng. T́nh lang cũng như giai nhân trên thế gian này không tồn tại
măi măi, nhưng nàng tự an ủi trong nỗi buồn là cuộc t́nh của nàng và
Oki đă được măi măi tôn lên điện thờ của một công tŕnh nghệ thuật.
Mẹ Otoko để lại cho con gái một con dao cạo. Nàng ít khi dùng tới,
có lẽ một năm không quá một lần. Nhân dịp nào nhớ lại, nàng lấy dao
ra cạo tóc con sau gáy hay chân tóc trước trán. Một hôm thấy Keiko
lấy kem khử lông ra bôi, Otoko nói:
«Keiko, để cô cạo cho em.» Nói xong nàng mở ngăn kéo. Thấy con dao,
Keiko sợ hăi la lên:
«Không, không được đâu cô ơi, em sợ lắm.»
Nói xong cô gái bỏ chạy trốn ra khỏi pḥng. Otoko đuổi theo càng
hăng.
«Không can ǵ đâu! Để cô cạo cho.»
Bị bắt kịp, Keiko miễn cưỡng trở lại bàn trang điểm. Khi Otoko bôi
xà pḥng lên cánh tay Keiko, nàng ngạc nhiên thấy cô gái run.
«Đừng sợ, Keiko. Rất là an toàn. Chỉ cần em giữ cánh tay cho yên.»
Keiko sợ hăi làm Otoko bỗng thấy kích thích. Sự kích thích gần như
một sự cám dỗ. Cơ thể nàng căng thẳng, và khí lực như dồn cả lên bả
vai. Nàng nói:
«Có lẽ lần này cô tha không cạo nách. Nhưng cạo mặt th́ quá dễ.»
Keiko năn nỉ:
«Cô cho em thở cái đă.»
Otoko cạo Keiko trên lông mày và dưới môi. Khi cạo tới chân tóc,
Keiko nhắm chặt mắt. Mặt ngửa lên, Keiko tựa đầu vào nàng. Otoko
chợt ghi nhận cái cổ cao của cô gái. Cái cổ thơ ngây lạ lùng, mảnh
dẻ, xinh xắn, ngồn ngộn trẻ trung. Otoko cầm đứng cây dao, toàn thân
bất động.
«Sao vậy cô,» Keiko mở mắt hỏi.
Otoko thoáng nghĩ chỉ cần đẩy mạnh lưỡi dao là Keiko sẽ chết. Bây
giờ nàng có thể giết Keiko dễ dàng bằng cách ấn dao vào cái phần
xinh đẹp nhất của cơ thể cô gái.
Cổ Otoko cũng mảnh dẻ như cổ nàng thời con gái tuy không đẹp bằng,
có lần bị Oki kẹp trong ṿng tay. Nàng kêu nghẹt, Oki tinh nghịch ôm
chặt hơn. Bây giờ nh́n Keiko, nàng nghe lại cảm giác nghẹn thở hôm
ấy. Và nàng chóng mặt.
Đó là lần độc nhất nàng cạo cho Keiko. Về sau Keiko luôn luôn từ
chối khi nàng rủ cạo, và Otoko cũng không ép. Khi mở ngăn kéo bàn
phấn t́m cái lược hay vật ǵ khác, con dao có khi nhắc lại cho nàng
ư nghĩ giết người, cũng chưa hoàn toàn thành ư nghĩ, đă một lần thấp
thoáng trong trí nàng. Nếu nàng giết Keiko hôm ấy, tất nhiên nàng
cũng không tiếp tục sống. Về sau, cái ư nghĩ ấy như bóng ma quen
thuộc. Phải chăng nàng đă lỡ một dịp thứ hai để tự vận.
Otoko ghi nhận mối t́nh đam mê nàng dành cho Oki ẩn náu trong cái ư
nghĩ sát nhân ấy. Khi chuyện xảy ra, Keiko chưa gặp Oki, và chưa trở
thành chướng ngại vật giữa hai người. Bây giờ Otoko đă biết Keiko
ngủ đêm tại khách sạn Enoshima với Oki, đam mê cũ bùng cháy lên mănh
liệt thành một rừng lửa.
Vậy mà trong rừng lửa ấy, nàng thấy một bông sen trắng đơn độc. T́nh
nàng với Oki như bông sen ấy, mà ngay cả Keiko cũng không làm vẩn
đục được. Bông sen hiển hiện trong trí, Otoko nh́n ánh đèn mấy trà
thất trên đường Kiyamachi phản chiếu trên con suối phía dưới. Rồi
nàng nh́n rặng đồi phía đông xa xa quá vùng Gion đang in h́nh trong
bóng đêm. Mấy quả đồi tṛn trĩnh hiền lành, nhưng cái tối của đêm
chúng chứa đựng như đang bí mật truyền sang nàng. Đèn pha xe hơi qua
lại bên kia sông, thực khách nhộn nhịp trong các sân thượng trà thất
bên này, nam thanh nữ tú dạo chơi trên bến, tất cả hiện hữu mà không
hiện hữu với nàng. Tâm trí nàng như bị thu hút bởi dẫy đồi huyền bí.
Nàng nghĩ phải vẽ ngay bức Em Bé Lên Trời. Nếu không chắc chẳng bao
giờ nàng c̣n vẽ được. Ngay bây giờ bức tranh đang thay đổi và không
c̣n như nàng muốn... cái buồn lẫn cái yêu đang hư hao đi. Ḷng nàng
sôi sục thế này, phải chăng v́ ảo ảnh bông sen trong bể lửa vừa
thấy. Thế mà mới đầu, nàng nàng đă nghĩ Keiko là bông sen và lo sen
nở trong lửa sẽ héo và cháy thành tro.
Nàng hỏi Keiko:
«Keiko, em hết buồn chưa?»
Keiko nhơng nhẽo:
«Nếu cô vui th́ em vui.»
Otoko nói:
«Kể cho cô nghe chuyện buồn lớn nhất trong đời em.»
B́nh thản, Keiko trả lời:
«Em không biết chắc chuyện nào. Em quá nhiều chuyện buồn nên không
nhớ hết được. Bao giờ nhớ ra, em sẽ cho cô hay. Nhưng em không buồn
lâu bao giờ.»
«Vậy sao.»
«Dạ.»
Otoko nh́n Keiko chằm chặp. Gắng hết sức b́nh tĩnh, nàng nói:
«Đêm nay, cô muốn xin em một chuyện. Là đừng đi Kamakura nữa.»
«Cô muốn nói là đừng đi gặp ông Oki nữa? Hay đừng gặp thằng con trai
ông ta?»
Câu hỏi như dao đâm vào nàng. Otoko nói:
«Tất nhiên là cả hai.»
«Em đi chẳng qua là để trả thù cho cô.»
«Em vẫn c̣n nói như vậy sao? Em thật là một đứa con gái dễ sợ.»
Otoko đổi sắc diện, và nàng bỗng nhắm mắt, như muốn chận lại những
giọt nước mắt chưa trào ra.
«Cô hèn nhát quá, cô ơi...»
Keiko nói xong đứng dậy, ra sau Otoko đè hai vai nàng xuống và
nghịch vành tai nàng. Otoko ngồi yên, tâm thần xa vắng, chỉ c̣n nghe
thấy tiếng suối th́ thào phía dưới.
Chương 7
Món tóc huyền
Fumiko đang nấu bữa sáng trong bếp, nói vọng ra với chồng:
«Úi chà, nhà có khách. Chúng ḿnh có hân hạnh được Thử Phu Nhân đến
thăm. Bà đang núp dưới ḷ đây này.»
Thỉnh thoảng vợ ông vẫn giỡn ông bằng cách nói quá ư trịnh trọng.
Oki nói:
«Vậy sao?»
«H́nh như bà Thử c̣n dẫn theo các cô các cậu nữa.»
«Ủa?»
«Thật đấy. Anh ra mà xem... có con chuột con vừa thập tḥ, mặt nó dễ
thương làm sao.»
«Hừm.»
«Nó nh́n em, mắt nó đen lay láy.»
Oki không nói ǵ. Mùi canh tương chua chua từ bếp tỏa ra pḥng ăn,
nơi ông đang ngồi đọc báo.
«Nhà dột anh ạ. Ngay trong bếp. Anh nghe thấy không?»
Lúc ông thức giấc th́ trời bắt đầu mưa. Bây giờ th́ mưa tầm tă. Gió
làm ngả nghiêng thông và trúc trên đồi, vừa đổi chiều và tạt mưa từ
hướng đông lại.
«Băo thế này làm sao anh nghe được tiếng mái nhà dột hả em?»
«Anh xuống bếp mà coi.»
«Hừm.»
«Anh ạ, gió thổi mưa lên kẽ ngói rơi lă chă xuống như những giọt
nước mắt...»
«Em tả mưa làm anh cũng muốn khóc theo.»
«Đêm nay ḿnh phải đặt bẫy thôi. Ở trên gác bếp ấy. Lát nữa anh làm
ơn lấy xuống cho em.»
Oki vẫn đọc báo, nhẹ nhàng nói:
«Em nhất định tính bẫy bà chuột và các cô các cậu à?»
«Thế chỗ dột th́ tính sao, anh nhỉ.»
«Dột nặng không? Không phải tại gió thôi à. Mai anh sẽ leo lên xem.»
«Thôi đừng. Già mà leo trèo nguy hiểm lắm. Để em sai thằng Taichiro
nó làm.»
«Em bảo ai già?»
«Ngành nào th́ 55 tuổi chả về hưu, phải không?»
«Nghe sướng quá. Có thể anh cũng về hưu thôi.»
«Khi nào muốn về hưu, th́ anh cứ việc.»
«Không biết nghề viết văn th́ bao nhiêu tuổi về hưu nhỉ?»
«Chắc khi nào chết mới thôi viết.»
«Quả vậy.»
Nói xong, Fumiko xin lỗi chồng. Lấy giọng b́nh thường, nàng chữa:
«Em chỉ muốn nói là anh c̣n sống để viết dài dài...»
Oki nói:
«Viễn ảnh không hẳn thích thú, nhất là có bà vợ hay dằn vặt. Khác ǵ
có con quỉ sau lưng cứ lấy đinh ba mà đâm.»
«Vậy sao? Em dằn vặt anh bao giờ?»
«Em dư biết là em có thể rất khó thương.»
«Như vậy là anh muốn nói ǵ?»
«Chẳng hạn như là em hay ghen.»
«Đàn bà nào chẳng ghen. Nhưng anh đă dậy em từ lâu là ghen là vị
thuốc đắng nguy hiểm... như con dao hai lưỡi.»
«Để làm tổn thương chồng cũng như chính ḿnh.»
«Dù sao đi nữa, em quá già để cùng với anh tự tử hay ly dị.»
«Người già ly dị đă đáng buồn, nhưng cả vợ lẫn chồng cùng nhau tự
vận th́ không có ǵ có thể buồn hơn. Người già chắc bất an nhiều khi
đọc tin loại này trên báo. Người trẻ đọc tin những cặp t́nh nhân trẻ
cùng nhau tự vận cũng không buồn như vậy.»
Fumiko nói:
«Nếu vậy th́ anh đă có hồi muốn cùng người yêu tự tử... À, mà hồi ấy
anh không cho cô nhân t́nh bé con của anh hay là anh muốn cùng chết
với cô ta. Lẽ ra anh nên cho cô ta hay. Cô ấy tự vận, nhưng chắc
không bao giờ dám mơ tưởng anh cũng muốn chết theo. Anh không thương
hại cô ấy sao?»
«Cô ấy không chết...»
«Toan chết th́ cũng vậy.»
Fumiko lại nói đến Otoko. Oki nghe trong bếp dầu sôi trong chảo,
đoán vợ nấu thịt heo với bắp cải. Mùi tương nồng lên. Oki nói:
«Món tương của em, anh sợ quá lửa rồi.»
«Em biết rồi. Em biết em không thể nào nấu canh tương cho đúng ư
anh. Anh cầu kỳ đă mua không biết bao nhiêu tương của cả nước này.
Khiếp, anh đủ tương để ngâm em vào trong ấy.»
«Em có biết người Hán viết chữ tương thế nào không?»
«Không. Nhưng cứ phiên âm ra mà viết, khó ǵ.»
«Không phải vậy. Chữ tương gồm ba chữ kính.»
«Vậy sao?»
«V́ tương quan trọng cho chuyện bếp núc, nên phải nấu cho đúng.»
«Có thể canh tương của anh hôm nay không ngon, v́ ngài tương không
được em cung kính đủ.»
Fumiko lại trêu chồng. Oki nguyên quán miền tây, nên không bao giờ
thoải mái với ngôn ngữ lễ phép của Tokyo; Fumiko ngược lại sinh
trưởng ở đây nên nhiều khi giúp chồng chuyện này. Vậy mà Oki không
phải bao giờ cũng nghe lời vợ. Nhiều khi bất đồng ư kiến đến chỗ căi
nhau, Oki chê tiếng Tokyo chẳng qua là một thổ âm tầm thường không
truyền thống. Ông hay nói ở Kyoto và Osaka, ngôn ngữ trong chuyện
đàm tiếu cũng lễ phép, khác hẳn ở Tokyo. Mọi vật từ nhà cửa, sông
núi, ngay cả rau cá cũng được diễn tả bằng những từ trang trọng.
Fumiko thường bỏ cuộc. Bà nói:
«Như vậy th́ anh nên hỏi thằng Taichiro. Dù sao, con nó cũng là một
học giả.»
«Nó biết ǵ chuyện này. Nó có thể biết về văn học, nhưng chưa bao
giờ nó học về cách nói năng cho lịch sự lễ phép. Em hăy nghe ngôn
ngữ cẩu thả của nó với bè bạn. Ngay cả những bài khảo cứu, nó cũng
không viết nổi bằng thứ tiếng Nhật lịch sự.»
Thật ra Oki không thích hỏi ư kiến con, hay để con giảng cho ḿnh
điều ǵ. Ông thích hỏi vợ hơn. Nhưng dù là người Tokyo, vợ ông nhiều
khi cũng không có câu trả lời dứt khoát cho ông. Sáng nay, ông lại
than phiền ngôn ngữ ngày nay suy đồi:
«Ngày xưa học giả biết chữ Hán, văn xuôi của họ chuẩn và chững
chạc.»
Fumiko căi:
«Nhưng nói thường, ai lại kiểu cách như vậy. Những từ mới xuất hiện
mỗi ngày như chuột con. Không biết chúng ăn ǵ mà ngộ nghĩnh như
vậy. Chữ nghĩa thay đổi liền liền, đến chóng mặt.»
«Nghĩa là những chữ mới này chết yểu. Và ngay cả khi chúng sống sót,
chúng mang tính thời gian_như tác phẩm tiểu thuyết vậy. Hiếm hoi có
cuốn truyện sống quá năm năm.»
Fumiko bưng mâm điểm tâm vào.
«Chữ nghĩa mà sống sót qua đêm là quư rồi. Ngay cả em, cũng may mà
em c̣n sống năm này qua năm khác được đến bây giờ, kể từ ngày anh
muốn chết theo cô nhân t́nh bé con của anh.»
Oki nói:
«Thật đáng tiếc là sự nghiệp làm vợ không có chuyện về hưu, em nhỉ.»
«Nhưng vẫn có ly dị. Em có hồi ṭ ṃ không biết ly dị nó ra làm sao,
dù chỉ một ngày.»
«Bây giờ cũng chưa chậm đâu.»
«Bây giờ th́ em không muốn ly dị nữa. Anh biết câu phương ngôn là
nắm lấy tóc cơ hội để làm ǵ, khi cơ hội đă trọc đầu.»
«Tóc em chưa rụng, mà cũng chưa bạc.»
«Tóc anh bạc rồi.»
«Đó là cái giá anh trả để khỏi ly dị. Để em khỏi ghen.»
«Anh làm em nổi nóng đó nghe.»
Vừa chí chóe, hai vợ chồng già vừa ăn sáng với nhau. Nhưng hôm nay
Fumiko vui tính, không muốn bới thêm chuyện cũ. Mưa đă thưa hạt dù
trời vẫn c̣n kín mây. Oki hỏi vợ:
«Thằng Taichiro vẫn c̣n ngủ. Em vào đánh thức nó dậy.»
Fumiko gật đầu:
«Để em gọi nó. Nhưng chắc nó không chịu đâu, lấy cớ hôm nay là ngày
nghỉ.»
«Nó có tính đi Kyoto không?»
«Cơm tối xong nó sẽ ra phi trường... Nhưng sao mà nó phải đi Kyoto
nhỉ... trời nóng nực thế này.»
«Em có thể hỏi nó. Nó có ư định thăm lại mộ Sanetaka. H́nh như nó
định viết luận án về Sanetaka... Em có biết Sanetaka là ai không?»
«Một nhà quư tộc?»
«Ông tất nhiên là quư tộc. Không quư tộc mà làm đến thượng thư thời
Yoshimasa. Ông thân với Sogi và các thi sĩ khác trong thi đàn Sogi.
Sanetaka có công ǵn giữ cho văn học nghệ thuật khỏi bị sao nhăng v́
chinh chiến trong thế kỷ 16. Xem ra một con người đặc biệt. Ông để
lại một pho bút kư dày. Taichiro dùng sách này làm tài liệu nghiên
cứu văn hóa thời ấy.
«Vậy sao? Thế đền ở đâu nhỉ?»
«Chân núi Ogura.»
«Nhưng núi ở đâu hả anh? Anh đă dẫn em đến đấy một lần phải không?»
«Lâu lắm rồi. Đó là một chỗ có nhiều liên hệ đến thi ca.»
«Ở Saga, phải không? Bây giờ th́ em nhớ.»
Oki kể:
«Taichiro kiếm được rất nhiều chi tiết mà nó nghĩ anh phải cho vào
tiểu thuyết. Nó gọi những chi tiết ấy là những chuyện dă sử không có
giá trị khoa học. Anh nghĩ nó tự cho ḿnh là một học giả, khi khuyên
anh nên dùng những chi tiết vô dụng và những truyền kỳ phóng đại nó
kể cho để làm linh động truyện của anh.»
Fumiko kín đáo mỉm cười.
«Em đi đánh thức cái nhà học giả của em đi. Ai đời bố dậy từ sớm bắt
tay vào việc rồi mà con c̣n ngủ.»
Nói xong, Oki vào thư pḥng. Ngồi trước bàn giấy, hai tay chống cầm,
ông suy tư câu chuyện nhà văn về hưu vừa trao đổi với vợ. Ông thấy
câu chuyện không khôi hài chút nào. Ông nghe tiếng súc miệng trong
nhà tắm, và lát sau Taichiro bước ra, tay cầm khăn bông lau mặt. Oki
nói:
«Dậy hơi trễ, con nhỉ?»
«Con dậy lâu rồi, nhưng nằm mơ màng vậy thôi.»
«Mơ màng chuyện ǵ?»
«Cha. Cha có biết người ta khai quật mộ phần công nương Kazunomia
không?»
«Sao, người ta xúc phạm đến mộ phần công nương à?»
«Cha gọi như vậy là xúc phạm, con nghĩ cũng đúng. Nhưng không phải
người ta vẫn mở những ngôi cổ mộ để khảo cứu sao?»
«Nếu là mộ công nương Kazunomiya th́ không thể gọi là cổ mộ được.
Công nương chết năm nào hả con?»
«Năm 1877,» Taichiro mau mắn trả lời.
«Vậy chưa đầy thế kỷ.»
«Dạ đúng. Họ nói tất cả chỉ c̣n lại bộ hài cốt.»
Oki cau mày. Taichiro kể tiếp:
«Họ nói cả cái gối công nương nằm lẫn quần áo, tất cả đă tiêu hết.
Chỉ c̣n xương là chưa tiêu.»
«Đào mả người ta như vậy bất nhân lắm.»
«Dáng công nương nằm đẹp lắm, như vô tư lự, như một em bé gái nằm
ngủ.»
«Con đang nói bộ xương.»
«Dạ. Và có món tóc đằng sau sọ. Món tóc đen cắt theo kiểu góa phụ
trẻ thời ấy.»
«Lúc năy trong giường là con mơ tưởng về bà góa phụ ấy ư?»
«Dạ. Nhưng c̣n một di vật khác, rất đẹp, rất huyền bí, rất mảnh
dẻ...»
«Vật ǵ vậy?»
Oki không hiểu nổi nỗi hân hoan của con trai. Ông bất đồng với việc
vi phạm mộ phần và xót xa cho công nương yểu mệnh đă măn phần trước
tuổi ba mươi. Đứng trước mặt bố, tay cầm chiếc khăn bông, Tachiro
nói:
«Một di vật cha không thể ngờ.»
Oki nói:
«Thế gọi mẹ con ra đây cho bà nghe luôn.»
Khi cùng mẹ trở về pḥng sách của bố, Taichiro kể lại phần đầu câu
chuyện. Oki đă lấy cuốn tự điển lịch sử Nhật Bản từ tủ sách ngoài
hành lang, mở trang về Kazunomiya, và thắp điếu thuốc. Thấy con trai
đang cầm một tờ tạp chí mỏng, Oki hỏi có phải là phúc tŕnh của vụ
khai quật không? Taichiro nói:
«Không, đây là bản tin của bảo tàng viện. Một nhân viên của viện
viết bài tùy bút tựa là «Dung Nhan Vô Thường», kể lại hiện tượng
huyền bí ông ta được chứng kiến. Có thể chuyện này không được nhắc
tới trong bản phúc tŕnh chính thức của cuộc khai quật.»
Taichiro tóm tắt cho bố mẹ:
«Người ta t́m thấy một tấm kính nhỏ hơn tấm danh thiếp một chút giữa
hai xương bàn tay của công nương. Xem ra đây là di vật độc nhất t́m
thấy trong ḥm. Nhân đang khai quật mộ phần của các chúa Tokugawa
vùng Shiba, họ luôn tiện khai quật mộ phần công nương. Người viết
nghĩ di vật có thể là cái gương bỏ túi hay là tấm ảnh. Anh ta lấy
giấy gói lại và mang về viện bảo tàng.»
Bà mẹ hỏi:
«Chắc là loại ảnh in trên kính phải không?»
«Dạ đúng. Họ bôi thuốc lên kính, và h́nh hiện ra khi thuốc c̣n ướt.
Mẹ biết không, những ảnh kiểu cổ ấy.»
«Ồ, những ảnh kiểu ấy, ấy à.»
«Tấm kính mới trông th́ trong suốt. Khi người viết trở về viện bảo
tàng coi kỹ lại, soi kính lên đèn th́ thấy h́nh một chàng trai trẻ
mặc triều phục. Tấm kính hóa ra một tấm ảnh, tất nhiên đă bị phai đi
nhiều.»
Thấy chuyện ly kỳ, Oki hỏi:
«Có phải là chúa Iemochi không?»
«Thưa cha h́nh như là vậy. Có lẽ công nương được chôn với tấm ảnh
của người chồng đă chết. Tác giả bài tùy bút viết vậy. Anh ta tính
hôm sau sẽ mang tấm ảnh đến Viện Di Vật Văn Hóa để xin ư kiến...
Nhưng sáng hôm sau th́ h́nh người biến mất, chỉ c̣n trơ lại miếng
kính.»
Fumiko nh́n con trai, nét ngạc nhiên hiện trên mặt.
Oki cắt nghĩa:
«Như vậy là tại vật chôn nhiều năm, bây giờ bị mang ra không khí và
ánh sáng...»
«Đúng vậy, cha ạ. Chuyện này có nhân chứng. Tác giả bài tùy bút có
đưa cho một người lính gác xem tấm ảnh khi anh ta t́nh cờ bước qua.
Và anh ta kể đă chính mắt thấy h́nh ảnh nhà quư tộc trên tấm kính.»
«Chà...»
«Tác giả bài tùy bút gọi đó là một truyện có thật về cuộc sống phù
du.»
Sau một phút, Taichiro nói tiếp:
«Nhưng ông ta có xu hướng tiểu thuyết nên thay v́ chấm hết ở đây,
th́ lại thêm dầu giấm vào. Cha biết, người ta đồn hoàng thân
Arisugawa mê say công nương Kazunomiya. Có thể tấm ảnh là của hoàng
thân chứ không phải của chồng công nương. Có thể lúc hấp hối, công
nương bí mật dặn con hầu thân tín là chôn theo tấm ảnh t́nh lang của
bà. Tác giả nói, sự việc như vậy cũng phù hợp với một công nương
lăng mạn.»
«Chắc tác giả tưởng tượng ra thôi, con có nghĩ vậy không? Câu chuyện
hấp dẫn hơn khi di ảnh của t́nh lang biến đi một đêm sau khi mang
lên từ mộ phần công nương đa t́nh và bất hạnh.»
«Tác giả viết là lẽ ra tấm ảnh không nên bao giờ được thấy ánh sáng
mặt trời. H́nh ảnh biến đi đêm ấy cũng phù hợp với ư nguyện của công
nương Kazunomiya.»
«Cha cũng đoán vậy.»
«Để kết luận, tác giả bài báo nêu lên ư kiến là một nhà văn có thể
bắt lại cái câu chuyện rất đẹp vừa biến đi bằng một tác phẩm văn
học. Cha, cha có muốn viết ǵ với tư liệu này không?»
«Cha không chắc. Có thể viết một truyện ngắn, mở đầu bằng cảnh khai
quật... Nhưng cha thấy bài tùy bút cũng đă đủ rồi.»
Taichiro lộ vẻ thất vọng. Anh nói:
«Cha nghĩ vậy sao? Sáng nay nằm trong giường đọc bài này, con đă nôn
nóng kể cho cha nghe. Con để bài tùy bút đây cho cha nhé.»
«Cha sẽ đọc.»
Khi Taichiro ra cửa, Fumiko hỏi con:
«Thế bộ xương của công nương th́ sao hở con. Họ có định mang vào
viện bảo tàng hay trường đại học nào không? Nếu vậy th́ nhẫn tâm
quá. Họ nên chôn người ta lại như cũ cho tử tế. Như thế mới phải.»
«Bài tùy bút không nói rơ, nhưng con chắc vậy.»
«Nhưng tấm ảnh đă mất. Tội nghiệp công nương cô độc một ḿnh.»
Taichiro nói:
«Chuyện mẹ nói, con không nghĩ ra. Hay là cha viết với ư này đưa vào
kết luận.»
«Có lẽ như vậy th́ hơi ướt át.»
Taichiro rời pḥng sách. Fumiko cũng sửa soạn đi. Bà hỏi chồng:
«Anh không định làm việc sao?»
Oki đứng dậy rời bàn giấy:
«Lát nữa. Sau một câu chuyện như vậy anh cần phải đi bách bộ. Mưa
cũng tạnh rồi.»
Fumiko nh́n ra bầu trời nặng mây:
«Có mưa cũng mát. Anh làm ơn vào bếp xem qua chỗ dột cho em.»
«Vừa than thở cho bà công nương lẻ loi v́ mất ảnh người yêu, em đă
sẵn sàng kiếm ra chuyện thực tế cho anh làm. Như đi t́m chỗ dột trên
mái.»
Fumiko lại thùng giày nơi cửa bếp lấy ủng đi mưa cho chồng. Bà nói:
«Taichiro vừa nói về một ngôi mộ, anh có nghĩ con nó không nên đi
Kyoto thăm một ngôi mộ khác ngay không?»
Giật ḿnh, Oki nói:
«Sao lại không? Em đúng là chuyện nọ xọ truyện kia.»
«Em không lạc đề đâu. Em bắt đầu suy nghĩ từ khi nó kể chuyện công
nương Kazunomiya.»
«Nhưng các lăng tẩm Sanetaka con nó đi xem bây giờ th́ cổ hơn cái mộ
công nương cả mấy thế kỷ.»
«Con nó đi Kyoto để gặp cái cô gái trẻ bữa trước.»
Oki ngỡ ngàng. Fumiko đă sắp sẵn giày đi mưa cho ông, bây giờ đứng
dậy nh́n thẳng vào mắt chồng:
«Cái cô gái đẹp như chồn tinh ấy. Anh có nghĩ cô ta đẹp một cách dễ
sợ không?»
Oki ngần ngừ. Ông đă giấu vợ cái đêm ở khách sạn với Keiko. Fumiko
mắt vẫn không rời chồng:
«Em có linh tính không lành về chuyện này. Mùa hè này, ḿnh chưa có
cơn giông nào đáng kể là cơn giông.»
«Em lại chuyện nọ xọ chuyện kia.»
«Nếu đêm nay có giông, th́ con nó đi tầu bay nguy hiểm lắm.»
«Em đừng lo vô lư. Anh chưa bao giờ nghe tàu bay bị sét đánh ở
Nhật.»
Oki ra khỏi nhà. Ông nh́n bầu trời thấp nặng mây. Không khí ẩm ướt.
Nhưng dù trời có quang đăng, Oki chắc cũng không thoải mái. Ư nghĩ
con trai đi Kyoto gặp Keiko đè nặng trong đầu ông. Tất nhiên không
có ǵ chắc chắn, nhưng từ khi vợ nêu lên, ông thấy sự việc rất có
thể xảy ra.
Lúc rời nhà, ông có ư định thăm một trong những ngôi đền của
Kamakura. V́ Fumiko có nhận xét bất thường về lăng tẩm, đền đài lại
thường có nhiều mồ mả nên ông đổi ư. Ông đi thăm cánh rừng trên ngọn
đồi gần nhà.
Mùi đất cùng với mùi cây dâng lên, những tàn lá rậm kín xanh mướt
như che đậy cho ông. Trong kín đáo riêng tư, h́nh ảnh Keiko trở về
sinh động trong đầu. Trước tiên ông thấy lại núm vú của cô gái. Cái
núm vú hồng, da mỏng gần như trong suốt. Gái Nhật có người da trắng
như rạng rỡ nữ tính, có lẽ c̣n thanh hơn đẹp hơn gợi t́nh hơn con
gái tây phương. Và núm vú của những cô gái Nhật ấy hồng một cách
muôn vàn thanh lịch. Nước da Keiko không trắng như vậy, nhưng núm vú
sắc hồng tươi mát như vừa tắm gội. Núm vú giống cái nụ đặt trên nhũ
hoa mịn như kem. Không có những đường da lằn, và cũng không sần sùi
có hạt, vừa cỡ để bú cho thỏa t́nh yêu đương.
Nhưng Oki nhớ lại núm vú của Keiko không phải chỉ v́ nó đẹp. Nhớ lại
là v́ đêm ở khách sạn, cô gái cho ông núm vú phải nhưng khước từ ông
núm vú trái. Ông toan sờ th́ Keiko lấy tay bưng chặt vú lại giấu đi.
Khi ông kéo tay Keiko ra, cô gái vùng vẫy kháng cự.
«Đừng, ông đừng làm vậy... Vú bên trái không tốt đâu.»
Oki khựng tay lại.
«Nó làm sao?» ông hỏi.
«Nó không chịu chui ra.»
«Không chịu chui ra?» ông ngạc nhiên hỏi lại.
«Nó không tốt đâu. Em ghét nó,» Keiko hổn hển trả lời.
Oki hoàn toàn không hiểu. «Nó không chịu chui ra» và «Nó không tốt
đâu» là nghĩa lư ǵ. Phải chăng núm vú ch́m, hay méo mó. Phải chăng
Keiko sợ ḿnh bị coi như dị dạng. Hay cô gái thẹn thùng không muốn
nhận là hai núm vú của ḿnh không giống nhau. Oki nhớ lại lúc bế cô
gái lên giường, cô co người lại như con cuốn chiếu như để giấu đi
cái vú trái. Nhưng ông đă thấy cả hai vú của cô gái, trước cũng như
sau lúc đó. Nếu núm trái có ǵ bất thường, hẳn ông đă biết.
Thật ra, khi ông dùng sức kéo tay Keiko ra và nh́n kỹ núm vú trái,
ông không thấy ǵ lạ. Cùng lắm là nhỏ hơn núm vú phải một ít. Như
vậy có ǵ bất thường đâu. Vậy th́ tại sao Keiko lại phải giấu. Sự
chống đối của cô gái lại càng làm ông ham. Sờ đầu vú trái của cô
gái, ông hỏi:
«Chắc có ai đặc biệt, nên em dành nó cho người ta?»
Keiko lắc đầu:
«Không, không có ai.»
Mắt mở to, cô gái nh́n thẳng ông. Tất nhiên ông không tin hẳn, nhưng
mắt cô gái buồn vời vợi, gần như sắp khóc. Mắt này không phải là mắt
người đàn bà đang được ve vuốt. Tuy về sau, Keiko nhắm mắt lại và để
ông tự do, cô gái như không c̣n dự phần nữa.
Phải chăng vú phải của Keiko đă mất trinh, c̣n vú trái vẫn c̣n
nguyên tiết hạnh. Có điều là mỗi bên vú cho cô gái những phản ứng
khác nhau.
Bây giờ th́ ông t́m hiểu tại sao cô gái bảo vú trái «không tốt».
Thật là quá bạo cho một cô gái nói ra như vậy khi được ông ve vuốt
lần đầu. Có thể đây là thủ đoạn sành sỏi. Đàn ông nào lại không bị
quyến rũ bởi một người đàn bà mà mỗi bên vú lại tạo ra một khoái cảm
khác nhau. Ít nhất cũng muốn thử làm cho hai bên như một. Dù Keiko
không sành sỏi mà bẩm sinh như vậy, Oki thấy cô gái rất quyến rũ.
Chưa bao giờ ông gặp một người đàn bà mà tŕnh độ nhậy cảm hai núm
vú lại khác nhau như vậy.
Nói chung, đàn bà không ai giống ai trong cách thức khoái cảm khi
được vuốt ve. Phải chăng phản ứng của Keiko chỉ là một trường hợp rơ
hơn về hiện tượng này. Nhiều người nữ sở thích t́nh dục được uốn nắn
bởi thói quen của t́nh lang. Trong trường hợp ấy, núm vú trái lănh
cảm trở nên một đối tượng vô cùng lư thú. Có thể nguyên do là một
t́nh lang vụng về không kinh nghiệm với phái nữ. Ư nghĩ núm vú trái
c̣n trinh khêu gợi sự thèm khát của ông. Nhưng làm cho hai bên b́nh
đẳng chắc phải mất nhiều th́ giờ, và ông nghĩ ông không có thể gặp
Keiko thường xuyên như vậy. Ông kết luận là ngay lần đầu ôm ấp mà cứ
ép nài cho được bên trái là ngu muội. Ông bèn t́m những điểm kích
thích khác của cô gái. Và ông t́m thấy.
Nhưng khi ông bắt đầu động thủ ráo riết, th́ cô gái buột miệng gọi
tên Otoko. Ông khựng lại, và cô gái đẩy ông ra. Cô ngồi dậy ra bàn
phấn sửa lại mái tóc rối. Bên ngoài lại mưa nặng hạt, Oki cảm thấy
đơn độc. Niềm cô đơn lúc có lúc không, như không kiểm soát được.
Keiko trở lại giường. Cô ngọt ngào:
«Ông ôm em ngủ nhé?»
Không trả lời, Oki ngả lưng xuống đệm ôm cô gái vào ḷng. Kỷ niệm
của Otoko lần lượt về lại trong trí ông. Lát sau, ông nói:
«Bây giờ th́ ta nghe được mùi hương của em.»
«Mùi em?»
«Mùi hương đàn bà của em.»
«Em vô ư quá, chắc tại thời tiết nóng nực ẩm thấp... Em xin lỗi.»
«Không, không phải như em nghĩ. Ta muốn nói cái mùi đáng yêu của
người nữ.»
Ông muốn nói cái mùi hương tự nhiên mà đàn bà tiết ra trong ṿng tay
người yêu. Người nữ nào cũng có mùi hương như vậy, dù chỉ mới là một
cô gái nhỏ. Mùi hương không những kích thích gợi t́nh mà c̣n làm cho
người đàn ông tự tin và cảm thấy ḿnh được đáp ứng. Từ thân xác
người đàn bà tiết ra như tâm t́nh hiến dâng, mùi hương là tất cả đem
tặng t́nh lang. Oki úp mặt giữa hai nhũ hoa, chứng tỏ ông thích thú.
Ông nhắm mắt nằm yên, ngụp lặn trong mùi hương của cô gái.
Giờ đây trong lùm cây, h́nh ảnh cuối cùng của thân thể cô gái hiện
ra trước mắt ông là cái núm vú, tươi trẻ và sinh động. Không thể để
Taichiro liên hệ với cô gái. Không, không thể để chuyện này xảy ra.
Nắm chặt một cây non, ông nghĩ làm thế nào bây giờ. Ông lắc mạnh
thân cây, nước đọng trên lá lă chă rơi xuống. Đất vừa mưa c̣n ẩm, và
ông nghe ngón chân ông ướt sũng trong ủng. Ông nh́n những lá cành
bao bọc quanh ông, ngột ngạt trong mầu lục non của thảo mộc.
Ông nghĩ chỉ có một cách giữ thằng Taichiro khỏi mê Keiko, là cho nó
biết ông đă ngủ với cô gái ở Enoshima. Bằng không, ông có thể đánh
điện nhờ Otoko...
Oki vội vă về nhà t́m con trai.
Vợ ông cho hay:
«Nó đi Tokyo rồi.»
«Sớm vậy sao? Nhưng chiều nay nó phải lấy chuyến bay đi Kyoto mà. Nó
sẽ ghé nhà trước khi ra phi trường chứ?»
«Không... Về nhà th́ ngược đường. Nó bảo nó sẽ ghé lại viện lấy ít
tài liệu để mang theo.»
«Anh ngạc nhiên.»
«Chuyện ǵ vậy anh? Anh có sao không?»
Tránh mắt vợ, Oki vào thẳng pḥng văn. Ông đă không kịp gặp con
trai, cũng như quá trễ để dặn ḍ Otoko...
o0o
Taichiro lấy chuyến bay sáu giờ đi Kyoto. Keiko ra phi trường đón.
Anh lúng túng chào hỏi cô gái:
«Tôi không ngờ cô lại ra đón. Cô cẩn thận quá.»
«Anh không biết ơn em sao?»
«Biết ơn chứ. Nhưng mất công cô quá.»
Mắt người con trai sáng lên, cô gái làm bộ thẹn thùng cúi đầu. Vụng
về, Taichiro hỏi:
«Cô tới từ Kyoto?»
«Dạ, từ Kyoto. Nhà em ở Kyoto mà. Không từ Kyoto tới th́ c̣n từ đâu
tới hả anh?»
Anh cười ngượng, nh́n xuống, mắt gặp chiếc thắt lưng của cô gái.
«Cô đẹp rạng rỡ. Thật là hân hạnh cho tôi được cô ra đón.»
«Anh khen áo em đẹp đấy à?»
«Đúng, áo cô, thắt lưng cô, và cả...»
Anh muốn nói mặt cô, tóc cô.
«Mùa hè em thấy mặc kimono mà thắt lưng cho sát th́ mát hơn. Em ghét
áo quần lụng thụng...»
Taichiro thấy chiếc áo của cô gái trông như mới nguyên. Keiko nói:
«Em thích những màu nhă cho mùa hè, như màu chiếc thắt lưng này. Hoa
văn này tự tay em vẽ đấy.»
Keiko theo Taichiro khi anh đi lấy hành lư. Anh quay lại ngắm áo. Cô
gái hỏi:
«Anh có đoán được em vẽ ǵ không nào?»
«Để coi. Tôi thấy nước này. Cô vẽ con suối phải không?»
«Không phải. Em vẽ cầu vồng. Một cái cầu vồng không có màu... chỉ
gồm những đường cong bằng mực đậm nhạt. Không ai nhận ra đâu. Nhưng
ư là em quấn ḿnh trong chiếc cầu vồng đang mọc trong núi lúc đêm
xuống.»
Keiko quay người cho xem mặt sau thắt lưng. Trên múi thắt bồng là
rặng núi màu lục với màu trời hoàng hôn hồng nhạt.
«Thắt lưng hai mặt hai kiểu khác nhau,» cô gái nói, lưng vẫn quay
lại cho Taichiro ngắm. «Cái thắt lưng do cô gái bất thường vẽ th́
phải bất thường thôi, phải không anh?»
Taichiro bị lôi cuốn bởi màu hồng nhạt trên cái cổ trắng xinh đẹp lộ
ra dưới những món tóc chải ngược lên đỉnh đầu.
Hành khách đi Kyoto được hăng hàng không kiếm taxi cho. Taichiro và
Keiko được cấp riêng một xe. Lúc rời phi trường, Taichiro nói:
«Đi đón tôi giờ này, chắc cô không kịp ăn tối.»
«Anh vẫn coi em như người xa lạ. Ăn trưa em cũng không thèm, nói chi
ăn tối. Em để đói ăn với anh một thể.»
Rồi cô nói khẽ:
«Anh biết không? Em ngắm anh từ tầu bay bước xuống. Anh là người thứ
bẩy.»
«Vậy sao?»
Keiko nói rơ ràng từng chữ:
«Đúng, người thứ bẩy. C̣n anh, anh không thèm t́m xem có em ở dưới
hay không. Người ta ra đón anh th́ tất nhiên là đợi anh ở cửa chứ.
Vậy mà anh cứ thản nhiên bước xuống. Anh làm em xấu hổ chỉ muốn trốn
đi cho mất tăm.»
«Tôi nào ngờ được cô ra đón.»
«Thế tại sao anh lại viết thư hỏa tốc cho em, báo tin anh tới giờ
nào?»
«Có lẽ tôi định cho cô hay là tôi đă nhất định đi Kyoto.»
«Anh viết thư mà như người đánh điện tín. Vỏn vẹn chỉ có giờ tàu
tới. Em nghĩ anh muốn thử em thôi, để xem em có tới không. Anh định
thử em phải không? Anh thử hay không th́ em cũng đi đón anh.»
«Oan quá. Nếu thử th́ tôi đă phải nhớn nhác t́m cô, đúng không?»
«Trong thư anh cũng không cho hay anh sẽ ở đâu. Nếu em không ra phi
trường th́ làm sao mà biết được?»
Taichiro rụt rè:
«Thật ra tôi chỉ muốn cho cô hay là tôi đi Kyoto.»
«Em không thích cái điệu này tí nào. Em không biết anh c̣n định hành
hạ em thế nào nữa đây.»
«Tôi nghĩ tôi sẽ gọi điện thoại thăm cô.»
«Và nếu không gọi được, anh sẽ trở về thẳng nhà sao. Có phải anh chỉ
muốn cho em biết là anh tới tỉnh. Anh muốn làm nhục em phải không,
tới Kyoto mà không thèm gặp em.»
«Không, tôi viết thư cho cô để lấy thêm can đảm đi gặp cô.»
«Can đảm để gặp em?»
Keiko xuống giọng th́ thầm:
«Em nên vui không? Hay em nên buồn? Nhưng anh đừng thèm trả lời em.
Em rất sung sướng đă đi đón anh. Em không phải là cô tiểu thư mà anh
phải cần can đảm mới dám tới gặp. Em chẳng đáng ǵ, có khi em chỉ
muốn chết cho rồi. Anh, anh cứ việc chà đạp lên em.»
«Tại sao cô lại nông nổi bất thần như vậy.»
«Không bất thần đâu. Tính em vẫn như vậy đó. Em cần có người làm cho
em không c̣n tự ái.»
«Tôi sợ tôi không phải hạng người thích làm người khác mất tự ái.»
«Anh có vẻ như vậy. Nhưng với em như vậy không đủ. Anh cứ việc chà
đạp lên em.»
«Cô nói như vậy làm ǵ?»
«Em không biết nữa.»
Keiko lấy tay giữ mái tóc khỏi rối v́ bị gió ngoài cửa xe thổi vào.
Cô gái nói tiếp:
«Có thể tại em không có hạnh phúc... Nhưng vừa rồi khi ở cửa tầu bay
nh́n xuống, sao anh buồn như vậy. Em đứng đợi đón anh, mà anh như
không thèm biết có em trên quả đất này.»
Keiko lại nói:
«Anh thờ ơ một chút mà em đă khốn khổ. Tại v́ em ích kỷ... Nhưng em
phải làm sao cho anh nghĩ là có em trên đời này?»
Anh thú thật:
«Tôi luôn luôn nghĩ đến cô. Ngay cả bây giờ.»
Keiko th́ thầm:
«Anh nghĩ đến em thật sao? Ở bên anh bây giờ mà em vẫn chưa tin. Mà
em sung sướng lắm. Em chỉ muốn ngồi yên nghe tiếng anh nói.»
Xe taxi chạy qua mấy nhà máy ở Ibaraki và Takasuki. Tới khu đồi gần
Yamazaki, hăng rượu Suntory đèn thắp sáng trưng, sừng sững đàng
trước.
Keiko hỏi:
«Chuyến bay có xóc không anh? Em lo cho anh, chiều nay Kyoto có cơn
giông lớn.»
«Chuyến bay cũng khá êm. Nhưng có lúc hú vía khi máy bay như đâm
thẳng vào núi.»
Keiko sợ hăi nắm lấy tay Taichiro. Anh nói tiếp, bàn tay vẫn bị cầm
giữ trong bàn tay cô gái:
«May quá, hóa ra chỉ là đám mây đen.»
Taxi vào Kyoto, đến đại lộ số 5 th́ rẽ về hướng đông. Trời im gió,
những cành dương liễu bên đường rũ lá đứng lặng, nhưng nhờ vừa mưa
nên không khí mát mẻ. Xa xa cuối hàng cây, mây chiều che khuất nửa
mấy ngọn đồi phía đông. Mới tới ven đô, Taichiro đă cảm thấy không
khí Kyoto.
Taxi chạy lên phố Horikawa, rồi dọc đường Oiki tới hăng Hàng Không
Nhật. Taichiro đă giữ pḥng tại Khách Sạn Kyoto, toan ghé lại cất
va-li. Anh nói:
«Ta đi bộ nhé. Ngay cuối phố thôi.»
«Không, em không chịu đâu.»
Keiko trở lại taxi ngồi. Gọi Taichiro vào lại xe, cô gái nói với
tài-xế:
«Cho chúng tôi tới Kiyamachi nhé. Quá đại lộ số 3 một tí.»
Taichiro dặn riêng:
«Trên đường th́ làm ơn thả tôi tại Khách Sạn Kyoto.»
Nhưng Keiko vẫn không bằng ḷng:
«Khỏi cần, bác tài ơi. Làm ơn đưa chúng tôi đến thẳng Kiyamachi.»
Hai người tới một trà thất cuối con hẻm. Nhân viên nhà hàng đưa
khách vào căn pḥng nhỏ nh́n ra sông. Nh́nh quang cảnh xung quanh,
Taichiro thích thú hỏi làm sao cô gái lại biết chỗ đặc biệt này.
«Cô giáo em hay đưa em tới đây.»
«Cô muốn nói cô Ueno?»
«Đúng, em muốn nói cô em.»
Nói xong, Keiko ra khỏi pḥng. Anh đoán cô gái ra gọi cơm tối cho
hai người. Lát sau trở lại, cô gái nói:
«Em mong anh không bực ḿnh. Em muốn anh trọ tại đây. Em vừa gọi
khách sạn của anh cho hay là anh không cần pḥng nữa.»
Taichiro hết sức ngạc nhiên. Anh nh́n cô gái, Keiko e sợ cúi xuống.
Cô phân trần:
«Tha lỗi cho em. Em đường đột chỉ v́ không muốn anh trọ tại một
khách sạn xa lạ với em.»
Taichiro không biết nói ǵ.
«Anh, anh ở đây đi. Chuyến này anh chỉ ở Kyoto có hai ba ngày thôi
phải không?»
«Đúng.»
Keiko ngẩng lên nh́n Taichiro. Nét mày cong đều đặn vẽ nhạt hơn làn
mi một chút làm đôi mắt đen lánh như ngọc huyền. Vành môi tô nhạt,
nhưng đôi má không phấn. Keiko trông ngây thơ ngoan ngoăn.
Cô gái chớp mắt, nói:
«Thôi đi anh. Tại sao anh cứ nh́n em chầm chập như vậy?»
«Lông mi cô thật là dầy.»
«Lông mi thật đấy. Không tin anh kéo thử mà xem.»
«Tôi quả có muốn kéo mi cô.»
«Anh cứ việc. Kéo đi, em không buồn đâu.»
Cô vừa nói vừa ch́a mặt tới, mắt nhắm, sẵn sàng. Cô lại nói:
«Mi em trông dài có lẽ tại v́ cong.»
Keiko đợi, nhưng Taichiro không đụng tới mi nàng. Anh bảo:
«Cô đừng nhắm nữa, nh́n lên một chút và mở mắt thật to ra.»
Làm theo lời, Keiko hỏi:
«Anh có muốn em nh́n thẳng mắt anh không?»
Vừa lúc đó, nhà hàng mang đồ uống và mấy món khai vị ra.
Keiko hỏi:
«Anh uống bia hay sa-kê? Em không uống rượu đâu.»
H́nh như có đám tiệc linh đ́nh với cả ca kỹ ngoài sân thượng, bên
kia vách giấy. Đám tiệc bỗng yên lặng, và có tiếng đàn nhị và tiếng
phường nhạc đang đi dưới bến sông.
Keiko hỏi:
«Mai anh tính làm ǵ?»
«Thứ nhất, tôi muốn thăm một ngôi mộ cổ gần đền Nisonin. Ngôi mộ rất
đẹp, thuộc một gia đ́nh hoàng tộc.»
Mắt nh́n chiếc quạt điện, Keiko nói:
«Cho em đi theo với. Em định rủ anh thuê tàu máy đi hồ Biwa chơi,
nhưng hôm khác cũng được.»
Taichiro ngần ngại:
«Tôi không biết lái tàu máy.»
«Em biết.»
«Cô biết bơi không?»
Cô gái nh́n anh:
«Pḥng khi tàu lật ấy à? Khi ấy anh sẽ cứu em. Anh sẽ vớt em chứ? Em
sẽ ôm chặt lấy anh.»
«Nếu cô ôm chặt th́ làm sao tôi cứu cô được.»
«Vậy th́ em phải làm ǵ?»
«Tôi phải ôm cô, từ đằng sau ôm tới.»
Nghĩ chuyện ôm cô gái xinh đẹp này để cứu cô ta nếu đắm tầu, người
con trai đỏ mặt.
Keiko nói:
«Em không sợ tầu ch́m.»
«Tôi không chắc có thể cứu nổi cô đâu.»
«Anh không cứu nổi em th́ đă sao.»
«Không nên nói gở. Cô nên bỏ ư định đi tầu máy đi.»
«Nhưng em trông chờ đă lâu. Không có ǵ phải sợ đâu.»
Rót thêm bia cho Taichiro, cô nói:
«Anh không thay kimono cho nó mát.»
«Thôi khỏi. Tôi thoải mái như thế này.»
Hai chiếc áo ngủ một nam một nữ, gấp gọn ghẽ để sẵn góc pḥng.
Taichiro tránh mắt, nh́n đi chỗ khác. Anh đoán cô gái đă giữ một
pḥng ngủ chung cho hai người. Pḥng ăn hai người đang ngồi không có
chỗ thay quần áo, mà anh cũng không muốn thay trước mặt cô gái.
Cô chiêu đăi viên lặng lẽ bưng món ăn vào. Keiko cũng yên lặng. Có
tiếng đàn Samisen từ cuối sông vọng lại. Bàn tiệc ngoài sân thượng
cũng bắt đầu huyên náo, và một thực khách nói oang oang giọng Osaka
nghe rơ mồn một. Tiếng nhị cũng như lời ca trữ t́nh đằng xa nhỏ dần.
Từ bàn ăn thấp giữa pḥng, hai người không c̣n thấy cảnh sông nữa.
Keiko hỏi:
«Ông có biết anh đi Kyoto không?»
«Cha tôi ấy à? Tất nhiên là ông biết. Nhưng ông không thể nào đoán
được là cô ra phi trường đón tôi, và bây giờ chúng ḿnh đang ngồi
với nhau thế này.»
«Thế là em thỏa chí. Được anh trốn cha đi với em.»
«Tôi không có ư định giấu ông chuyện ǵ... Cô nghĩ tôi giấu cha tôi
sao?»
«Dù sao th́ kết cuộc cũng vậy thôi.»
«Thế c̣n cô Ueno của cô?»
«Em không thở ra cho cô em một tiếng. Tuy nhiên em sẽ không ngạc
nhiên nếu cả hai người đều nghi chúng ḿnh. Nếu mà như vậy th́ em
thật thỏa chí.»
«Tôi không nghĩ hai người nghi ngờ điều ǵ đâu. Cô Ueno chưa bao giờ
nghe chuyện chúng ḿnh, đúng không? Cô có nói ǵ với cô ấy không?»
«Em có nói với cô em là anh dẫn em đi xem cảnh ở Kamamura. Khi em
nói là em thích anh, cô em tái mặt đi.»
Mắt Keiko long lanh, và má cô gái ửng hồng. Cô lại nói:
«Anh nghĩ cô em có thể dửng dưng khi nghe chuyện con trai của người
đă gây ra cho cô bao nhiêu buồn đau? Cô em kể: cô đă vô cùng khốn
khổ khi nghe tin mẹ anh sanh em gái anh.»
Taichiro lặng yên.
«Cô em đang vẽ bức tranh cô đặt tên là «Em bé lên trời». Bức tranh
vẽ đứa bé ngồi trên đám mây ngũ sắc, tuy rằng em nghe nói đứa bé ấy
chết sớm trước cả khi biết ngồi.»
Dừng lại một giây, Keiko nói:
«Nếu sống, chắc nó lớn hơn em gái anh vài tuổi.»
«Cô kể những chuyện này cho tôi làm ǵ?»
«Em muốn trả thù cho cô em.»
«Nhắm cha tôi mà trả thù?»
«Và cả anh nữa.»
Taichiro lấy đũa gượng gạo xắn miếng cá trong đĩa trước mặt. Thấy
vậy, Keiko kéo đĩa cá về ḿnh và nhanh nhẹn lóc xương cho Taichiro.
Cô hỏi:
«Cha anh có nói ǵ về em không?»
«Không. Mà tôi cũng không nói với ông chuyện cô.»
«Tại sao không?»
Mặt như có đám mây mù che, Taichiro cảm thấy một bàn tay lạnh ngắt
vừa sờ vào anh. Anh nói:
«Tôi không bao giờ nói với cha tôi chuyện đàn bà.»
Nụ cười thích thú trên môi, cô gái nhắc lại:
«Chuyện đàn bà?»
Giọng khô khốc, anh hỏi:
«Cô định trả thù tôi như thế nào?»
«Em không biết nói làm sao... Có lẽ em sẽ yêu anh.» Mắt cô gái xa
xăm, như đang nh́n bên kia sông. «Anh có cho là tức cười không?»
«Cô trả thù bằng cách yêu tôi?»
Keiko thẹn thùng gật đầu. Như người cất được gánh nặng, cô gái khẽ
nói:
«Đó là cái ghen của đàn bà.»
«Ghen cái ǵ?»
«Em ghen v́ cô em vẫn c̣n yêu cha anh... V́ cô em không chút oán hận
ông.»
«Cô yêu cô Ueno nhiều đến như vậy?»
«Nhiều đủ để chết v́ cô em.»
«Chuyện ngày xưa, tôi không thay đổi được. Nhưng chuyện chúng ta
ngồi đây với nhau liên quan ǵ đến cố sự giữa cô Ueno và cha tôi?»
«Tất nhiên là liên quan. Nếu em không sống với cô em, th́ anh đă
không hiện hữu với em. Em đă chẳng bao giờ có cơ hội gặp anh.»
« Cô không nên nghĩ như vậy. Một cô gái trẻ nghĩ như vậy là bị ám
ảnh bởi những hồn ma quá khứ. Có lẽ v́ vậy mà cổ cô cao và mảnh như
cổ ma... Tất nhiên là cao mà đẹp.»
«Gái cổ cao không bao giờ yêu ai, cô em nói vậy... Nhưng em ghét cổ
mập.»
Taichiro cố nhịn không đưa tay ra sờ cổ cô gái. Anh nói:
«Cô bị ma ám đấy.»
«Không, em tương tư thôi.»
«Cô Ueno không biết ǵ về tôi phải không?»
«Khi em đi Kamakura về, em nói với cô em là anh chắc giống cha anh
khi ông c̣n trẻ.»
Taichiro khó chịu. Anh nói:
«Vô lư. Tôi không giống cha tôi chút nào.»
«Anh bực sao? Anh không thích giống cha sao?»
«Cô luôn luôn không thực với tôi. Từ lúc gặp nhau ở phi trường đă
vậy, đúng không? Cô không muốn tôi biết cô đang nghĩ ǵ trong đầu.»
«Em không định dối ǵ anh.»
«Vậy th́ lúc nào cô cũng ăn nói điệu này sao?»
«Anh không công b́nh với em. Anh ác với em lắm.»
«Tại lúc năy cô nói tôi cứ việc giẫm lên cô, cô c̣n nhớ chứ.»
«Anh nghĩ là phải hành hạ em, anh mới biết được sự thật sao? Em
không nói dối đâu. Chỉ có anh là không chịu hiểu em nói ǵ. Anh mới
là người giấu ư nghĩ của ḿnh. Chính v́ vậy mà em khổ thân anh ạ.»
«Cô khổ thân?»
«Tất nhiên rồi. Nhưng mà không, em không biết em khổ hay sướng nữa.»
«C̣n tôi th́ tôi không biết đến đây với cô để làm ǵ.»
«Không phải anh đến v́ anh yêu em sao?»
«Tất nhiên rồi. Nhưng mà...»
«Nhưng mà cái ǵ hở anh?»
Taichiro không trả lời. Hai bàn tay cô gái nắm lấy tay anh lay mạnh,
Keiko hỏi tới:
«Nhưng mà chuyện ǵ?»
Anh nói:
«Cô không ăn ǵ cả.»
«Cô dâu nào lại ăn nhiều ngay bữa tiệc cưới của ḿnh.»
«Cô lại nói cái điệu như vậy.»
«Anh khơi ra nói chuyện ăn uống chứ đâu phải em.»
o0o
|