Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm t́m về ‘Khung Trời Kỷ Niệm’
Lâm Hoài Thạch/Người Việt May 13, 2019
Các thầy cô và cựu học sinh về họp mặt. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
ANAHEIM, California (NV) – Đại Hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm Hải Ngoại với chủ đề “Khung Trời Kỷ Niệm” và mừng Lễ Kim Khánh 50 Năm Linh Mục Vincent Hà Viễn Lự vừa được tổ chức vào chiều Thứ Bảy, 11 Tháng Năm tại Golden Seafood, Anaheim.
Theo ban tổ chức, Trung học Chân Phước Liêm là một ngôi trường tư thục nhỏ nằm ở quận G̣ Vấp, gần Ngă Ba Chú Ía, phía sau lưng Tổng Y Viện Cộng Ḥa, Việt Nam. Trường được thành lập vào năm 1961 và được điều hành bởi các linh mục thuộc ḍng tu Đa Minh. Chân Phước Liêm là tên của một vị Thánh Tử Đạo ở Việt Nam.
Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, cùng với vận mệnh chung của đất nước, mái trường Chân Phước Liêm và học sinh tan tác. Trường đổi tên thành Trường Cấp III G̣ Vấp, và không c̣n thuộc về các linh mục của ḍng Đa Minh nữa. Kẻ ở lại, người bỏ quê hương ra đi. Cái tên Chân Phước Liêm chỉ c̣n là nỗi nhớ trong tâm tưởng của các cựu học sinh và các giáo chức.
Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm đă được thành lập từ năm 1971 tại Sài G̣n với chủ tịch Đào Văn Tiến, ban đại diện học sinh Trần Văn Sung và tiếp tục ở hải ngoại với Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm Hải Ngoại họp mặt lần đầu tiên tại Little Saigon vào năm 2002.
Ban văn nghệ đồng ca bài “Châu Phước Liêm Hành Khúc.” (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Bà Nguyễn Thị Thập, trưởng ban tổ chức cho biết: “Các linh mục thành lập ngôi trường này với mục đích phụng sự chứ không phải là kinh doanh. V́ khu vực của ngôi trường này phần nhiều là những dân nghèo ở ngoại ô Sài G̣n, các linh mục muốn các em c̣n ở độ tuổi thanh thiếu niên ở đây có nơi để giáo dục, dạy dỗ các em nên người, và các học sinh không nhất thiết phải có đạo Công Giáo. Chương tŕnh dạy dỗ cho học sinh của trường không chỉ chú trọng vào kiến thức, mà c̣n đặt nặng phần giáo dục nhân cách. Trường tuy nhỏ, nhưng cũng thành lập được Đoàn Hướng Đạo Chân Phước Liêm là Thiếu Đoàn Nhuệ Giang của riêng ḿnh.”
Linh Mục Hà Viễn Lự kể: “Ngày xưa, tôi là phụ tá hiệu trưởng kiêm tổng giám thị và sinh hoạt học đường tại trường Châu Phước Liêm. Năm 1972, tôi được định cư tại Canada. Buổi hội ngộ này do các học tṛ cũ của tôi tổ chức, và tôi cũng không ngờ sau nhiều năm xa cách mà họ vẫn c̣n nhớ và hết ḷng đăi ngộ tôi như vậy. Đối với nghĩa vụ của ḿnh th́ tôi đă tạm xong, c̣n với những học tṛ cũ của tôi th́ lúc nào tôi cũng yêu thương và quư trọng họ rất đặc biệt trong cuộc đời này.”
Ông Nguyễn Minh, cựu học sinh Châu Phước Liêm 1964-1972, thành viên trong ban tổ chức cho biết: “Tuy trường này là một trường của Công Giáo, nhưng tôi là người đạo Phật th́ tôi vẫn được vào học v́ họ không phân biệt tôn giáo mà chỉ v́ muốn giúp cho các cư dân nghèo ở đây thôi. Những linh mục trong ban điều hành lấy tiền học phí rất rẽ cho những cư dân nghèo và có những em học sinh trong những gia đ́nh nghèo quá th́ được miễn phí.”
Từ trái, cô Anh Đào, Linh Mục Hà Viễn Lự và ông Nguyễn Bội Tú. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Trong buổi tổ chức có những người bạn học sau cuộc binh biến tại quê nhà, họ phải chia tay mỗi người mỗi nẻo, tưởng chừng như không c̣n được gặp nhau nữa.
Đó là trường hợp của ông Phạm Văn Ái, đến từ Phoenix, Ariziona, cựu học sinh Châu Phước Liêm 1967-1969, định cư tại Hoa Kỳ 1975 và ông Lê Văn Lực, cư dân San Diego, mới sang định cư tại Hoa Kỳ ba năm. Họ là hai người bạn học cùng lớp đă xa cách nhau hơn 50 năm, cho đến bây giờ mới được gặp mặt.
Ông Ái tâm t́nh: “Sau khi ra trường Châu Phước Liêm vào năm 1969, th́ tôi và anh Lực không c̣n gặp nhau nữa. Vài năm sau tôi được bổ nhiệm làm cho cơ quan thuế vụ tại Sài G̣n. Những ngày cuối Tháng Tư, 1975, tôi rời xa quê hương và được định cư tại Hoa Kỳ vào khoảng Tháng Mười, 1975.”
C̣n ông Lực cho hay: “Sau khi học hết lớp Đệ Nhất, tôi bị lệnh gọi động viên phải nhập Khóa 12/72 Sinh Viên Sĩ Quan Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, tôi bị kẹt ở lại v́ đi tù cải tạo không đủ năm năm để đi được diện H.O. Nhưng sau này, nhờ thân nhân bảo lănh, tôi mới được định cư tại Hoa Kỳ mới ba năm. Tôi và anh Ái gặp nhau mà không biết, nhờ người bạn nhắc nhở mới biết ḿnh đă gặp lại người bạn thân cùng trường, cùng lớp sau hơn 50 năm xa cách, vui mừng và xúc động lắm.”
Giáo sư Chu Ngọc Tŕ đến từ San Jose, dạy học tại Châu Phước Liêm 1973-1975. Định cư tại Hoa Kỳ 1986 chia sẻ: “Đối với tôi, cựu học sinh Châu Phước Liêm ngày xưa học rất ngoan, biết kính trọng thầy cô v́ đây là một ngôi trường ḍng Công Giáo nên kỷ luật rất nghiêm túc đối với học sinh. Cho đến khi ra hải ngoại th́ các em rất đoàn kết, và vẫn giữ tinh thần tôn sự trọng đạo. Hơn nữa, các em đă thành công trong vấn đề thành lập một trang web Cựu Học Sinh Châu Phước Liêm để quy tụ các thầy cô và các cựu học sinh về họp mặt thường niên, chứng tỏ rằng, tinh thần đoàn kết của các em rất cao.”
Cựu học sinh Phạm Văn Ái (trái) và cựu học sinh Lê Văn Lực gặp nhau sau 50 năm. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Nói về những kỷ niệm vui buồn ngày xưa, ông Phong Vũ, cư dân Westminster, cựu học sinh Châu Phước Liêm 1964-1973, kể: “Ngày xưa dưới mái trường thân yêu này th́ những học sinh đều có niềm vui và kính trọng Linh Mục Hà Viễn Lự, chức vụ của thầy là tổng giám thị, mà đám học tṛ của chúng tôi đặt biệt danh cho thầy là Lucky Luke. Lư do là v́ linh mục rất nghiêm túc, cứ học sinh nào mà đi trễ chút xíu thôi th́ linh mục bắt quỳ gối liền, ngay kể cả cô em út của ông. Thầy nhỏ con, cứng rắn và anh hùng giống như nhân vật Lucky Luke trong h́nh hoạt họa.”
Ông Nguyễn Văn Thành, đến từ Alabama, cựu học sinh 1963-1973. Sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần tại trường Châu Phước Liêm, ông vào trường Đại Học Khoa Học Sài G̣n mới được hơn một năm th́ cộng sản vào cưỡng chiếm miền Nam.
Ông Thành tâm t́nh: “Châu Phước Liêm là ngôi trường đă cho tôi rất nhiều kỷ niệm đặc biệt. Lúc tôi mới vào học th́ chưa hiểu biết ǵ về t́nh thầy tṛ, t́nh bạn hữu. Nhưng đến khi đến lớp Đệ Tam, Đệ Nhị th́ tôi thấy có một số đàn anh phải rời xa trường để vào quân ngũ th́ tôi mới biết cảnh chia tay của t́nh bạn học rất thấm thía và cảm động vô cùng, mới hiểu biết thêm về t́nh yêu quê hương đất nước trong thời điểm chiến tranh. Trường Châu Phước Liêm đă cho tôi về kiến thức và nhiều bài học trong lứa tuổi trưởng thành mà tôi không bao giờ quên được,”
Theo ban tổ chức cho biết, cứ mỗi lần cựu học sinh Châu Phước Liêm họp mặt đều có những cựu học sinh đến từ Việt Nam. Và lần đại hội này có 10 người đến từ Việt Nam sang tham dự.
Một số cựu học sinh đến từ Việt Nam. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Bà Nguyễn Thị Đức Hạnh, cựu học sinh đến từ Việt Nam cho biết: “Trong sân trường có hàng phượng vĩ màu đỏ rực rỡ mỗi khi hè về, và những chiếc áo ḍng màu trắng thánh thiện của các linh mục trong ban giám hiệu. Đó là những h́nh ảnh in sâu đậm trong kư ức của chúng tôi. Nếu nói về sự thân t́nh của thầy và bạn, c̣n có thêm danh xưng gọi thầy bằng tiếng cha nữa, như Cha Đoàn Thiệu, bề trên của tu viện. Linh mục là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Ngài thật tốt lành, lúc nào cũng nở những nụ cười thật đôn hậu đối với học sinh.”
Cô Anh Đào, thành viên trong ban tổ chức và cũng là người đă thành lập trang web Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm kể: “Cách này khoảng 15 năm, th́ tôi và một số bạn hữu cùng trường muốn làm cái ǵ đó để cho quư thầy cô và bạn học cũ của trường Châu Phước Liêm có nơi để liên lạc với nhau, thành ra mới có trang web này ra đời. Cũng nhờ trang web này nên thầy cô và chúng tôi mới được liên lạc với nhau trong nước cũng như ở hải ngoại, và được đoàn tụ rất đông đảo trong những lần đại hội như thế này.”
Buổi tổ chức có phần văn nghệ do những tiếng các của cựu học sinh và ban nhạc của nhạc sĩ Đinh Trung Chính đảm trách.
Trang mạng của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm:
chanphuocliem.com. (Lâm Hoài Thạch)
|