Xem h́nh ảnh 3 ngày Đại Hội, xin bấm vào đây!
TẢN MẠN VỀ ĐẠI HỘI 2014               - CPL Lương Thị Thúy, August 13, 2014
Trưa CN (ĐH năm 2014) buổi cuối cùng, chị Thập dặn tôi trước lúc về là T. viết bài cảm tưởng cho trường nhé) tôi cười chẳng nói. Trên đường lái xe về tôi miên man nghĩ về cách làm thế nào cho đỡ lộn xộn v́ tánh tôi hay ḷng ṿng Tường thuật chẳng ra Tường thuật mà Tạp ghi cũng chẳng ra Tạp ghi, thế là quyết định nhấc máy gọi cho chị, thôi dể em viết cảm tưởng đi v́ ĐH năm nay đánh một dấu mốc rất quan trọng là em ở Mỹ năm năm em sẽ ghi về tất cả nhũng ǵ của CPL
nói riêng và của xả hội Mỹ nói chung chị nhé. Chị Thập OK, thế là thoải mái tư tưởng rồi...
     ĐH CPL những năm trước.
     Năm năm rồi, nhanh thật, nhanh như một giấc mộng. Tôi chơt nhớ một bài hát nào đó: "Năm năm rồi đi lạc, đường xưa quên lối về..." Lưu Nguyễn đi lạc chốn thiên thai mà c̣n muốn trở về trần thế mà huống ǵ ḿnh, tôi ví ḿnh như 1 con trâu quá chậm nên uống toàn nước đục.
     Tôi đến Cali dự ĐH CPL vào tháng 10. Chiều Cali nắng lụa vàng rực rỡ giống y như nắng SG, ngày dài, hơn 7 giờ tối mà trời vẫn c̣n sáng. Hành trang trong túi của tôi chỉ c̣n vài trăm bạc và vài bộ đồ. Tất cả hành lư của tôi đều là của chị Thập gởi chị Hà chị Hiếu mua và đóng lại để tặng trong ngày lễ.
     Ngày đầu tiên được tham dự ĐH của trường ḿnh được tổ chức tại Mỹ tôi hoàn toàn ngỡ ngàng v́ lớp 12 AB chiều của tôi chỉ có ḿnh tôi ở Mỹ, cùng cấp lớp có Phượng Hoàng (Texas) và Tường Vân đều học buổi sáng. Chung quanh tôi chẳng có người quen cũnh như chẳng có họ hàng thân thuộc, e dè, lạ lẫm đường đi chẳng biết ngôn ngữ chẳng tường. Người đầu tiên tôi gặp là chị Thập rồi đến anh Bội, các anh chị đều học trước tôi nhưng dù sao có 3 chữ CPL trong óc th́ dù lạ cũng thành quen, các anh chị rất vui vẻ đón tiếp tôi. Những ngày sau khi đă quen với không khí và giờ giấc tại đây tôi thường xuyên đến nhà chị Thập. Tôi quan sát công việc các anh chị làm cho CPL, lúc ấy tất cả đang làm Đặc san. Anh Bội lo phần kỹ thuật c̣n chị Thập cứ lúi húi may may. Tôi chú ư đến chị, à th́ ra chị đang may kết ĐS, tôi hỏi chị :"Sao phải kết vậy chị" Chị Thập trả lời cho nó chắc v́ nếu chỉ đóng lại chị e rằng nó sẽ tuột mất thôi. Chị chỉ tôi cách may tôi lănh về 20 cuốn. Về đến nhà may vài cuốn đầu th́ tay bắt đầu sưng sau đó là nó dộp lên, tôi cố gắng may cho xong để đem trả chị. Đến khi giao sách tôi hỏi c̣n không em may phụ chị nói chị may hết rồi, trời, trong bụng tôi nói mừng dễ sợ... Tôi cười nói với chị em có ghi chữ T bằng mực đỏ trang cuối đó chị, sách ai bị tuột là do em đó nha chị. Đó là tiêu biểu cho những công việc thầm lặng mà anh chị đă làm, ăn cơm nhà vác ngà voi và có ai nghĩ rằng công của những người đó như thế nào?
     Ba ngày ĐH đến, các anh chị các cấp lớp ở khắp nơi về. Bao nhiêu cái ngỡ ngàng chừng như tan biến, tôi hoà vào cái không khí rộn ràng của CPL. Các anh chị không bỏ rơi tôi, mọi người hỏi thăm công việc, cuộc sống của tôi như thế nào. Trong ĐH tôi không thấy cờ xướng, quốc ca, quân phục như các nơi khác mà chỉ thuần là áo dài nền nă, lịch sự, dễ thương. Tôi dần như quên cái mặc cảm của người đến từ trong nước, một nước CS. Vui nhất là được gặp cha Lucky Luke, bao nhiêu h́nh ảnh trường cũ hiện về trong trí nhớ. chúng tôi thân với nhau không c̣n khoảng cách nào... Tôi biết thêm anh Hoài, anh Bộ, chị Xuân, chị Huyền anh Phong chị Lan Chính và nhất là những cô em nhỏ bé dễ mến của CPL như Hậu, Đào... Rồi tôi c̣n gặp thầy Mẫn dạy tôi Công Dân, các thày cô khác như thày Giai thày Thành...
     ĐH CPL những năm sau.
    Đến hẹn lại lên, hè năm sau ĐH lại được tổ chức nhưng lúc này tôi bận quá. Hoà nhịp vào cuộc sống của những người mới đến Mỹ, đi học, đi làm, tôi như đứng ngoài các công việc của trường. Hội họp CPL tôi cứ chân trước đá chân sau, đến trễ nhất và về sớm nhất để lo cho ngày mai. Có lúc vài tháng tôi chưa mở trang web trường ḿnh, đây là nơi các thông tin về Đại gia đ́nh CPL hải ngoại cũng như trong nước phổ biến. Gần đây nhất là anh Phong cưới vợ cho con và anh Tố có tang nhạc phụ, tôi chẳng biết đến lúc biết rồi th́ ôi thôi quá trễ. Bài viết này như lời tạ lỗi cho cái lười mở trang web, đáng đánh đ̣n lắm phải không? Các năm sau dần dần người đi tham dự hầu như mỗi lúc một vắng hơn nhưng với ĐH CPL chất lương họp càng ngày càng vui hơn, thân thiết hơn. Lẽ dĩ nhiên trong tổ chức nào cũng có thiếu sót nhưng không v́ thế lại gây đối lập nhau, trong lúc này các anh chị bỏ ra ngoài cái tôi cố hữu, cái tuổi già bảo thủ đến gần nhau bổ túc chân thành những thiếu sót ấy để không vấp ngă lần sau. Chúng tôi gần như đứng gần nhau hơn, t́nh nghĩa ngày càng thắm thiết hơn. Phải kể đến Trí và Sơn là rể CPL nhưng rất nhiệt t́nh, kế đó là chị Thắm, chị Xuân chị Lan chị Huyền là dâu nhưng hết sức giúp đỡ nhau. Âm thầm phải kể đến anh Vũ, anh phụ chị Thập nhiều vô số kể như chuyên chở, dọn dẹp và ngay cả làm đầu bếp phụ nữa chứ. Bên cạnh đó không thể nào không nhắc đến các bạn của Đào và Hậu, các chị nhiệt t́nh c̣n hơn ḿnh nữa. Chị Hương, nghe nói đâu chị ở gần San Diego ma vẫn ở lại tập văn nghệ cho đến hơn nửa đêm mới về.





  ĐH năm 2014 lúc này được tạm gọi là "Khăn áo thong dong" tôi mới tham dự gọi là hết ḿnh. Start ở nhà trước 6 giờ trời nắng vàng rực rỡ nhưng kẹt xe nên đến nơi cũng gần 7 giờ. Ngày đầu tại nhà Đào đến bậc cửa đă thấy thầy Mẫn ngồi cạnh cô Nghiêm. Thoạt nh́n thầy nước mắt tôi như chực trào ra, thày như già đi 10 tuổi, cái buồn làm cho thày xuống sắc hẳn đi. Thương thày quá, nghe thày kể chuyện đám ma, kể chuyện đau đớn nhất là đến tuổi 82 mà c̣n phải ôm đứa con trai duy nhất của ḿnh dần dần ngưng thở trong ṿng tay của ḿnh, thày rưng rưng nước mắt. Thày ơi sinh tử là mệnh trời, thày cố lên nhé thày, người ta hay nói câu 80 ngày, 70 tháng, 60 năm, nghĩa là tuổi 80 thời gian với ḿnh chỉ c̣n đếm bằng ngày, 70 đếm bằng tháng và 60 đếm bằng năm... cố nhé thày... Tôi bước vào trong nhà đă nghe sực mùi Phở biết ngay là chị Tuyết đă nấu cho CPL phở ḅ. Đúng như dự đoán, chị Thuỷ đang đứng bên nồi phở chị Sượi đang phụ trụng phở chị Tuyết xếp thịt bỏ vào tô. Đào Sơn xếp bàn ghế, mọi người bắt đầu ngồi vào ăn. Phở nóng, người bưng phở la lớn: "Tránh dzô nước sôi nước sôi". Hơn 20 tô đă dọn ra mọi người ăn xong chằng c̣n ai ăn thêm được nữa v́ tuy ngon nhưng nào cũng quá to. Không những có nồi phở mà các bạn c̣n đem potluck đến quá chừng. Nhớ nhất là lúc Trí vừa lột xong trái vải vừa nói: "Chính v́ trái vải này mà Đường Minh Hoàng mới dụ được Tây Thi" ngay lúc ấy Hậu ở đâu rề tới kéo ghế ngồi cạnh Trí, mọi người cười quá chừng. Ai cũng nói Trí đang nhờ trái vải đó mới dụ được Tây Thi ngồi bên cạnh đó trong khi Hậu ngần người ra chẳng hiểu các bạn cười ḿnh lư do ǵ. Lúc đó Chính, anh Hoài và chị Xuân đến mọi người bắt đầu tập văn nghệ, Đào ghi chép chương tŕnh, Chính túc trực ngồi đàn dợt đi dợt lại chuẩn bị cho ngày mai, ai cũng khẩn trương tập dợt. Lúc đầu cả nhóm tính hát liên khúc Hoa Phượng nhưng sau khi dợt vài lần nhạc sĩ Chính xem không ổn, thế là Đào phải t́m cách đổi ngay. Tạm ổn tiết mục đó đến các tiết mục khác, chạy chương tŕnh cho đến gần 12 giờ mới cùng nhau chuẩn bị cho hôm sau. Gần đến 2 giờ đêm mới xong, tôi về nhà gần 3 giờ sáng... Thương nhất là những người bạn của Đào ở thật xa mà cũng hết ḿnh ở lại với CPL...



     Ngày ĐH chính tại nhà hàng Emerald, trời chùng và có mây thấp, dự báo thời tiết cho biết là sẽ mưa 30% hôm nay. Tôi đến nơi lúc 5 giờ, tưởng ḿnh là người đến sớm nhất ai dè đến nơi đă thấy Sơn và Chính đă thiết kế xong sân khấu từ lúc nào rồi. Tí sau th́ Đào đến ôm quá chừng áo dài cô ta đă mượn được của bạn bè. Vừa lúc đó chị Thập đến, anh Vũ bê tất cả quà vào và set up chỗ để. Kim Hoa cũng đến sớm, Hoa và Đào chải lại mái tóc cho bà chị thân mến của chúng ta chị nói là Thập quê quá chẳng biết diện là ǵ. Ấy, xin chị cứ quê mùa đi chứ nếu chị cứ áo dài ra tỉnh th́ c̣n th́ giờ đâu cho CPL?  Các anh chị cũng đến dần dần, anh nào ḷ đầu vô là Đào và Thuư cứ dí áo dài mặc cho các anh. Anh Chấn Hải hiền như vậy cũng bị dí hihihi... Chương tŕnh diễn ra lúc đầu hơi khó khăn v́ những micro nói đều không nghe. Sơn và Chính phải chỉnh riết đến nửa chương tŕnh mới xuôi chèo mát máy. Phần ấn tượng nhất vẫn là phần CPLs Men Fashion show. Như đă dự định đến anh nào là các lady cứ việc lên quàng tay dẫn đi là xong, vui nhất vẫn là phần tỉ thí của thày bói Trí và cụ lư Phong, diễn không hề có tập trước... Vui và kỷ niệm nhất là tṛ chơi của Trí, mọi người đều có quà mang về, cảm ơn người cho quà người gói quà... Đă nói trong chương tŕnh nào cũng có đôi lúc trật bánh xe nhưng phải nói cũng rất nhờ anh Hoài, anh là đạo diễn chương tŕnh và cũng cứu nguy cho đội nhà nhiều cú lắm. Lúc chương tŕnh vừa bắt đầu chị Thập đang chuẩn bị lên th́ nhà báo Viễn Đông đến gặp tôi, tôi quưnh lên v́ ai cũng bận cả c̣n riêng tôi là lính mới ṭ te biết ất giáp ǵ mà nói, may sao lúc ấy tôi chợt nghĩ ra ngay anh Hoài, thế là anh ra nói thao thao bất tuyệt. Vừa xong là anh lên cứu nguy chương tŕnh lần nữa là lúc quên giới thiệu múa lân, anh vội chạy lên giới thiệu đội lân ngay kịp giờ, cảm ơn anh hai nhé. Rồi đến lúc MC Minh giới thiệu các chị ở xa,  chị Thập nháy Minh Minh lái ngay lại liền phải nói Minh cũng rất nhanh trí khi làm MC. Lúc tŕnh diễn fashion Minh kiêm phần này rất vui và hào hứng, kỳ này Minh quên đem phần quà là chiếc Mercedes rồi phải không? Cũng gần đến 1 giờ tôi mệt quá nên lúc mọi người dance tôi về. Ra parking trời lất phất mưa, Cali mà mưa được cũng là chuyện hiếm...







     Sáng hôm sau tôi dậy không nổi, thật sự mà nói tôi khoẻ như vậy mà c̣n mệt v́ bị vật suốt mấy ngày liền huống ǵ chị Thập. Nhưng tôi vẫn cố đến dự Thánh lễ ở nhà Hậu. Trời buổi sáng vẫn c̣n âm u v́ cơn mưa ngày hôm trước. Đến nơi thấy cha Tam đă đến Hậu chuẩn bị thức ăn Trí chuẩn bị bàn lễ. Vinh tập cho chúng tôi 4 bài hát hôm đó. Phúc âm hôm ấy kể việc Chúa chia bánh và 5 con cá cho mọi người. Cha Tam giảng rất hay, Ngài nói đến 1 câu rất có lư :" Trong đời sống người ta chỉ cốt huấn luyện cái óc làm ra cho thật nhiều tiền nhưng họ quên cái trái tim, quên những người bên cạnh họ, quên cả việc bẻ bánh cho mọi người"  Tôi chợt nhớ đến quê hương tội nghiệp của tôi, đến bài hát :"Triệu con tim " mà hôm qua mọi người trong khán pḥng đều hát với cả tâm hồn ḿnh. Tại sao chúng ta lại cứ phải nhắc mới nhớ đến nhỉ?  Cha kể trường ḿnh sau này bị họ đốn cả hàng phượng xây thêm dăy lầu nữa trước Chủng viện để đáp ứng thêm nhu cầu học tập của học sinh. Tôi lại nghĩ đến họ đă xây bao nhiêu là resort cao cấp, bao nhiêu là sân golf đẳng cấp nhưng họ không có chỗ để xây thêm trường học bịnh viện, họ cứ lấn dần lấn dần chiếm mất những kỷ niệm của chúng tôi rồi. Cha nói về công việc của Ngài, Ngài có nhiệm vụ lo cho hơn 300 chủng sinh ăn và học ở quê nhà và trên thế giới đề duy tŕ trách vụ truyền giáo cao cả của Giáo Hội. Chúng tôi hết sức kính phục Ngài v́ một người trẻ như thế này mà hết ḷng phụng sự cho Tôn giáo. Cầu xin cho Giáo Hội luôn có những hạt giống như thế này sẵn sàng nảy mầm trên mọi ngóc ngách hoặc sỏi đá khô cằn để vun cho cây Niềm Tin vươn đến khắp nơi, cầu xin cho Cha được b́nh an trong trách vụ của ḿnh và nguyện xin Chúa hết sức giữ ǵn Cha... Lễ xong tất cả vào ăn, Hậu nói ai cũng mệt ,em đặt thức ăn chứ không nấu. Chính cũng mệt quá không đến được. Cả bọn ngồi nói chuyện rút kinh nghiệm của lần này. Anh Thư đề nghị sẽ làm đĩa Blue Ray cho 4 kỳ ĐH với giá 15 đồng tất cả tiền anh sẽ gom cho trang web... Cảm ơn người anh, lúc nào cũng quay quay quên cả ăn uống để làm 1 việc rất tốt cho chúng ta... Trong các kỳ trước thầy Mẫn cũng ôm máy suốt mà lần này thày không c̣n chụp nữa rồi... Trời bắt đầu nóng lên sau cơn mưa. Tôi cũng về để chuẩn bị đi làm... Trên đường lái xe về tôi miên man suy nghĩ về chủ đề năm nay: "Trang web CPL". Internet bây giờ rất phổ biến và lưu giữ tất cả những thông tin, may ở VN tôi ở trong ngành GD nên được đi học free chứ bên ngoài cũng rất ít người lớn tuổi như chúng ta sử dụng được computer. Chính nhờ sử dụng được computer mà năm 2008 tôi mới biết được những thông tin về CPL. Có những bạn bè của chúng ta tại quê nhà không hề biết đến computer. Bên nay nhờ design graphic Anh Đào trông nom trang web thêm vào đó chị Thập đại diện trả lời thư từ mà chúng ta mới có dịp gặp nhau, không face to face nhưng cũng biết tin về nhau trên website...
     Tâm sự sau 5 năm...
     Và cũng chính nhờ trang web tôi mới biết được Đại gia đ́nh CPL trong nước cũng như ngoài nước. Tôi đến Mỹ trễ tràng, sau tất cả mọi người nên phải nhảy bằng đôi hia 7 dặm. Sau những ngày ĐH cách đây 5 năm, tôi quay cuồng như chong chóng với cuộc sống mới, xă hội mới, hoàn cảnh mới, cái ǵ cũng mới và làm lại từ đầu ở tuổi gần 60... Thời gian cả ngày của tôi chỉ là đi học, đi làm. Quanh tôi là sách, từ điển. Tôi quên cả TV tiếng Việt, tất cả đều phải nghe bằng Anh văn dù ở VN lúc c̣n đi học tôi rất giỏi Anh Pháp văn và bằng C Anh văn nhưng qua đây th́ chỉ có comprehension và grammar là chuẩn thôi chứ c̣n nói cũng lóng cóng và nghe rất yếu. Phải tập trung nghe suốt ngày mà chưa nghe được là bao nhiêu v́ ngay tại quê nhà chúng ta cũng có 3 miền, mỗi miền đều có cái giọng khác nhau th́ bên nay cũng vậy. C̣n nói th́ vui lắm, tới cái câu đó ḿnh nhớ là cái từ đó ḿnh mới học mà sao bây giờ đụng tới th́ quên vậy ta, thế là vừa nói vừa QUƠ, vui lắm, vừa lẹ vừa dễ hiểu... Mà như vậy cũng tiện cho tôi v́ ở quê nhà ḿnh mấy chục kênh TV với các game show xem mệt nghỉ c̣n ở bên nay không có kênh VN nhiều mà nếu có cũng toàn là quảng cáo, nói chung là chưa bao giờ tôi mở TV đài Việt để xem ở bên nay...
     Bên nay cũng có người đi motor nhưng rất hiếm v́ nguy hiểm và insurance rất cao. Thường đi đâu phải đi xe hơi ḱnh càng chứ không như bên ḿnh, xách chiếc honda ra là chạy. Bên nay xe hơi cũ rẻ Toyota đời 2000 khoảng 5000 đô là đi tạm được. Lái xe bắt buộc phải có bằng. Lái xe th́ dễ thôi, ngồi cầm vô lăng độ 1 tiếng là cầm lái được nhưng học luật lái xe th́ khó và nhiều vô kể. Tôi nhớ cô dạy lái xe của tôi nói là tại VN lái xe theo luật rừng chứ bên nay lái xe là một rừng luật... Điều đó cũng đúng thôi v́ với một đất nước với cả trăm sắc tộc như thế này, xe hơi vun vút như thế này mà không có đủ luật để cai trị th́ loạn mất thôi. Tôi vẫn đùa với mọi người là bên Mỹ nó chẳng có gây lộn hàng xóm chửi chó mắng mèo đâu nhưng nếu nó thù nhau th́ nó xách cái súng ra đùng một cái là xong chuyện, gọn và lẹ... Không những lái xe có nhiều luật tất cả trên nước Mỹ đều có luật, luật bên nước Mỹ triệt để thi hành không vị nể dù người phạm tội đó là con Tổng Thống. Thí dụ như luật tắt phone, trong trường, trong sở làm, trong nơi công quyền, không được bắt phone nói oang oang như chốn không người. Lái xe mà nói phone, bị phạt đến vài trăm đô. Cảnh sát bên nay đúng là bạn dân nhưng nếu sai phạm th́ họ sẵn sàng phạt không thiên vị. Bạn lái xe bị vi phạm, họ sẽ áp sát sau xe bạn cho đến khi bạn dừng lại và bạn phải ngồi theo tư thế hai tay để yên trên vô lăng, nếu bạn cục cựa hai tay họ sẵn sàng bắn chứ không tha! Thế nên một số người trong nước thường phàn nàn rằng sao gọi phone không được, bà quên cả bạn cả bè. Xin thưa, có th́ giờ để talk phone mới lạ. Nhiều luật như vậy muốn thi hành tốt th́ phải cần có một nền giáo dục tốt. Bên nay chữ đầu môi của họ là hello, thank you, sorry, excuse me. Thày cô họ xem như bạn bè, họ không gọi teacher hay proffeseur nhưng gọi ngay last name của họ là đă kính trọng rồi, thí dụ như cô giáo Talmar Goldmann th́ họ chỉ gọi là Mrs. Goldmann thế thôi. C̣n nước Mỹ là nước duy nhất trên thế giới đi học ở mọi lứa tuổi nào chính phủ cũng tài trợ cho tiền học trong ṿng 4 năm. Thi vào trường college phải pass qua 1 kỳ thi tuyển để xếp lớp, vài semesters đầu không đ̣i hỏi cao nhưng càng về sau đói hỏi người học phải pass nếu fell điểm GPA xuống quá thấp chính phủ sẽ cắt tiền tài trợ. Thế nên có một số người lớn tuổi sang đây học độ 1 hay 2 semester đầu để lấy tiền nhưng những semesters sau không theo kịp nên không được tiền nữa đành nghỉ học. Qua Mỹ ở tuổi trung niên rất khó khăn kiếm job tốt nếu không có licence hay certificate, cái ǵ cũng phải có licence, làm nail làm thợ sửa xe thợ hớt tóc cũng phải có licence. Thế nên phải chịu học nếu muốn có job tốt lương cao c̣n nếu không chỉ đi làm nhà hàng rửa chén bưng bê với mức lương tối thiểu. Thế nên trong nước cứ tưởng bên nay dễ kiếm tiền lắm, tiền từ trên trời rớt xuống hay một số anh đi làm mướn bên nay cực muốn chết về VN nổ là Kỹ sư này bác sĩ nọ, không đâu, kỹ sư bác sĩ khó lắm, toàn là lớp trẻ sanh đẻ tại bên nay chưa chắc học được chứ c̣n bọn mới qua và lớn tuổi th́ bó tay. Bản thân tôi sau 3 năm lang thang làm kiếm tiền chi phí, đến lúc ghi tên học y tá hạng gần bét của ngành Y tức là tối ngày đẩy xe đi đo huyết áp và xe phát thuốc mà tôi học c̣n muốn khùng. Ngoài mấy cuốn học cơ bản về cơ thể con người, về bệnh lư, tôi c̣n phải đi thực tập suốt ngày ở các BV, c̣n ôi, các chữ dài nhất nước Mỹ là các từ Y khoa, chẳng có cách nào để nhớ tôi chỉ có cách là nhớ các từ đầu rồi từ đóan ư nghĩa nó thôi. VN ḿnh cũng ngộ lắm, chỉ thích cho con hay gia đ́nh họ đi học Bác sĩ hay Dược sĩ thôi chứ họ không thích cho học Y tá dù nghề đó dễ có job, thế nên khi học trong lớp gần 30 đứa chỉ một ḿnh thân già tôi duy nhất là người VN... Nước Mỹ là nước sẵn sàng tạo mọi cơ hội cho mọi người không phân biệt màu da, tuổi tác, tất cả đều được tiến thân nếu họ cố gắng. Nhưng theo tôi cố gắng của bản thân không th́ chưa đủ mà cần phải có cơ hội nữa. Cơ hội ví như một ngọn gió, nếu lá cờ gặp ngọn gió th́ sẽ phất lên c̣n nếu lá cờ không có gió th́ sẽ héo rũ. Con người cũng vậy, trong cuộc đời cơ hội đến với chúng ta rất nhiều lần nhưng dễ chừng mấy ai bắt được cơ hội đó, thế nên thất bại hay thành công cũng là do ḿnh, chính ḿnh, không nên v́ thế mà hờn giận gây đố kỵ với nhau. Nước Mỹ không hề phân biệt nhất thân nh́ thế tam tài tứ chế, ai cũng được tạo cho cơ hội để tiến thân chứ không như VN ḿnh. 
      Khi phải dấn thân, ḿnh phải thật sự quên ḿnh để đạt tới mục đích. Những chuyện kể rất thật về cuộc sống ở Mỹ 5 năm không phải để phàn nàn hoặc trách cứ ai nhưng đó là cái giá mà chúng ta phải trả cho những thành đạt hôm nay. Tất cả người Việt  sang đây, dù sớm hay trễ cũng tràn đầy mồ hôi và nước mắt... Tôi c̣n nhớ,bốn năm về trước, tôi phải cọc cạch trên chiếc xe đạp mỗi ngày hơn 2 tiếng đồng hồ đi và về, bán trái cây 12 giờ một ngày chỉ kiếm được 40 đô, vác nặng trên 40lbs mỗi lần. Lúc đó  mùa đông lạnh quá, mặc 1 lúc 6 cái áo 3 cái quần trùm kín từ đầu đến chân mà vẫn run cầm cập. Về đến nhà th́ đă nửa đêm, mệt phờ người mà cũng không tài nào nhắm mắt được v́ chủ nhà họ nhậu nhẹt, đánh bài, hát karaoke đóng các cửa lại vẫn c̣nn nghe ồn, và ngủ thiếp trong mệt nhọc để sáng mai dậy sớm nấu cơm mang đi làm sớm. Có người bạn CPL  cũng mới sang sau tôi, công việc cô làm là nuôi 1 bà cụ, phải làm việc rất cực nhọc nhưng chỉ kiếm được vài chục một ngày. Chúng tôi hiễu và căm thông hoàn cảnh cuả nhau, an ủi nhau trong nước mắt, cố lên"Tất cả v́ tương lai cho con cái của chúng ta". Tôi nhớ có lần lễ Độc Lập , đi bán về, đúng nửa đêm  họ đốt pháo bông quá chừng, tôi cảm thấy nhớ nhà vô cùng, nhớ những đêm pháo hoa ở quê nhà, ngay khu công viên trước nhà tôi. 
     Những lúc cô đơn quạnh vắng bên xứ người,ngồi nghe Ngọc Lan hát "khóc một gịng sông" bỗng dưng tôi khóc và chợt nghĩ, nhớ đến Trường cũ, T́nh xưa. Trường xưa của tôi ở 482 A Phan Thanh Giản G̣ Vấp, Gia Định là một trường tư thục Công giáo tên CPL, nhưng bây giờ đă đổi tên,trường xưa nay chỉ c̣n là những tiếc nuối và ngọt ngào t́nh thân ở Đại Gia Đ́nh CPL dù trong nước hay ở nơi nào trên thế giới này.
     Làm sao không tiếc nuối được. Nếu có dịp nào về ghé thăm trường cũ, chắc chắn như một quán tính là bạn sẽ chạy ào đến chỗ của ḿnh ngồi, lớp của ḿnh học cho xem... Chắc chắn không ít th́ nhiều bạn cũng tần ngần nh́n lại bảng đen, t́m hàng phượng cũ nơi mà  ngày nào ḿnh c̣n đuổi nhau quanh gốc cây. T́m bàn thầy cô, t́m lại hành lang xếp hàng năm cũ, t́m lại cái quán nơi nào hay mua trái cóc trái ổi chấm muối ớt cay đến lịm môi...
      C̣n nhớ không, 2 cánh cửa sắt nặng nề khép lại khi giờ học bắt đầu làm những kẻ đi học trễ sợ hết hồn, cái hàng rào kẽm gai ở sân banh tu viện là nơi các bạn trai lớp tôi hay chui qua trốn thày Tâm hay cha Lucky Luke để cúp cua đi chơi, bọn con gái lớp tôi đứa nào cũng biết nhưng chẳng méc... Những lần tập dợt văn nghệ để thi với các trường quanh vùng Gia Định, những bài múa cây nhà lá vườn không áo mỏng, không hở cổ xẻ mông, không súng ống chiến tranh, ôi những bài múa Duyên Quê, những bài dân ca Đèn cù, lư qua cầu, dễ thương vô cùng... Những lần làm bích báo hay làm Đặc san, đánh máy rồi quay Ronéo chuyền tay nhau đọc những bài viết t́nh cảm nhẹ nhàng trong sáng.
     Về với ĐH Gia Đ́nh CPL để thấy ḿnh được sống lại, được trẻ lại như chưa đến tuổi hai mươi mặc dù chúng ta ai cũng đă xấp xỉ sáu bó. Gặp lại nhau thân ái vô cùng. ngọt ngào t́nh thân v́ đến tuổi này chúng ta c̣n có dịp ngồi kề bên nhau và sống với nhau như một gia đ́nh, một dạng gia đ́nh rất vô h́nh nhưng đủ sức ràng buộc nhau lại. Bốn mươi năm từ ngày đất nước tan tác, trường không c̣n dù là cái tên nhưng vẫn c̣n một Đại Gia Đ́nh để giúp nhau chia sẻ những vui buồn , t́nh thân ấy không c̣n "hàng rào pḥng thủ" nào che chắn như hồi xưa, thương nhau như chưa bao giờ được thương, sẵn sàng nắm lại bàn tay người bạn gái ngày xưa mà thuở ấy chỉ biết nh́n thôi chẳng dám... rờ..Câu hỏi đầu tiên vẫn là: "Chồng con mấy đứa"... Mượn câu thơ này để tạm kết cho bài viết lần này;
   Khi ta học chỉ là nơi để học
   Khi ta đi bỗng chốc hoá Gia Đ́nh...
Lương Thúy - mùa hè Aug 13, 2014

  Xem h́nh 3 ngày Đại Hội, xin bấm vào đây!