Xem h́nh ảnh 3 ngày Đại Hội, xin bấm vào đây!
Tường tŕnh Đại Hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm
 
- Friday, July 01, 2011  
Phóng viên CPL Phan Dy Nhă
Ngày “tiền hội ngộ”
Năm mươi năm đối với một đời người quả là một khoảng thời gian không phải là ngắn, khi mà theo một thống kê nào đó mà tôi đă đọc được khi c̣n ở Việt Nam, tuổi thọ người đàn ông ở Việt Nam trung b́nh chỉ có 54 tuổi!  Trường Chân Phước Liêm của chúng ta đă được thành lập bậc trung học vào năm 1961, đến năm nay quả đúng là 50 năm. Tán phét một tí th́ nó cũng đă tṛn nửa thế kỷ rồi. Thế nhưng, chính thức Trường Mẹ chỉ hoạt động vỏn vẹn có gần 14 niên khóa, hay khoảng 2 đợt cấp lớp từ đệ thất đến đệ nhất. Với chính

thức 3 đời hiệu trưởng là quư Linh Mục Đoàn Thiệu, Nguyễn Triền Miên và người cuối cùng là  LM Đinh Châu Trân. Sau đó như mọi người đă biết nó được mang tên Trường Phổ Thông Trung Học G̣ Vấp 2. Chúng ta kỷ niệm 50 năm sự có mặt của ngôi trường mang tên vị thánh, khi ấy hăy c̣n là bậc Chân Phước: Jeronimo Liêm. Tuy nhiên với những thông tin  mà chúng tôi đă được biết khi c̣n bé, mà bây giờ cũng c̣n nhớ, trường Chân Phước Liêm của chúng ta chỉ là sự tiếp nối cái tên của ngôi trường Chân Phước Liêm thuộc Ṭa Giám Mục Hải Pḥng vào những năm trước thời điểm1954 (trước khi đất nước bị chia cắt  theo tinh thần hiệp định Geneva). Và cũng thật ngạc nhiên sau khi chúng tôi đă rời trường, nghe nói trường đă được “Việt Nam hóa” bằng một vị thánh cũng là Chân Phước ở thời điểm đó và cũng có tên Liêm, mà nhiều nơi đă đặt tên của Ngài Vincent Liêm. Vậy nếu trà dư tửu hậu một tí, chúng ta đă thấy dường như ngôi trường đă 3 lần đổi tên. Thôi th́, cứ xem như ai cũng đúng cả, nhưng điều mong mỏi của những lớp đi trước chúng tôi là hăy trả lại cái nguyên thủy của nó, dù chỉ là trong tâm tưởng.
        Năm nay, ban tổ chức Đại Hội Cựu HS Chân Phước Liêm đă lấy cái khẩu hiệu cho kỳ đại hội này thật rơ ràng, không màu mè hoa lá cành, không  cần chữ và nghĩa: “50 năm và kỷ niệm”.  Có một “cô bé” học trường Chân Phước Liêm sau này đă nói với người viết thế này “các anh chị chỉ có kỷ niệm 14 năm thôi, c̣n tụi em  thật sự mới là những người  có 34 năm”, tôi nghe cũng chỉ biết cười tủm tỉm, c̣n các bạn nghĩ thế nào? Vâng, ngay việc chọn ngày để tổ chức họp mặt cũng là một vấn đề tranh căi, bàn luận của các ông trùm bà trùm, với nhiều sự kiện, biến cố đột xuất, nên ban tổ chức đă chọn ngày này và theo đúng tập quán trước, chúng ta đă có ngày họp mặt “tiền hội ngộ”. Năm nay, buổi tiền hôi ngộ được tổ chức tại “tư thất” của chị Anh Đào ở thành phố Anaheim cùng trong Orange County. Miền nam Cali năm nay thời tiết cũng khá kỳ lạ, ngay mấy tuần trước thôi, trời c̣n là không gian của mùa thu với sương mù và cái lạnh lạnh mang theo một tí gió heo may. Rồi trời trở nóng để trở về với  cái không khí mùa hè riêng của nam Cali, cũng may nó cũng như chỉ mới chớm chút hè nên cũng không lấy ǵ khó chịu lắm.
        Nhà của Anh Đào nằm trên đường chính là đường Orangewood, rẽ vào 2 con đường bé, tôi gọi là đường bé nhưng người bạn tôi nhất định gọi theo phong cách Việt Nam “đường hẻm”;

may quá, nó là người miền nam nên gọi thế, chứ là dân Hà Nội nó sẽ gọi là “ngơ” mất, hay chúng ta thử gọi theo phong thái Hà Nội nhé: phố Orangewood, rẽ vào ngơ  “Lái Lamark tây” - W Lamark Dr – Ôi, chữ với nghĩa! Ở cái xứ này, những người quy hoạch thành phố họ cũng có những nét lăng mạn kiểu tây riêng biệt, thí dụ họ trồng cây hay hoa bên đường bằng những loại cây khác nhau cho từng con đường. Và thật sự khi sống ở nam Cali tôi mới giải thích được phong thái trồng cây theo đường ở bên trong trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc; với những con đường trồng cây, hoa khác nhau và tôi nhớ con đường dẫn vào thư viện của trường được trồng loại cây có hoa màu vàng mà các cô nữ sinh NLS Bảo Lộc đă đặt cho cái tên nhuốm mùi văn chương Tàu: “hoàng hoa lộ”... Vâng, con đường dẫn đến nhà Anh Đào măi đến hôm nay tôi mới để ư, là nó được trồng 2 bên đường loại cây cao lớn có hoa

rất to: hoa Magnolia. Ở đây chúng tôi không dám miên man với các bạn về kiến thức thực vật học, nhưng cũng xin nói một tư về loài hoa này để cho các bạn ở xa biết về loại cây mọc trên đường nhà cô Anh Đào nhé. Người ta thường gọi nó bằng cái tên chung của họ cây Magnolia: người Tàu gọi là Mộc Lan, nhưng thật sự họ cây này có nhiều giống khác nhau, và loài hoa
Magnolia ở nam Cali thường là loại mà tên tiếng Nhật và Trung Hoa gọi nó là “mộc liên” – hoa sen trên cây. Tôi nhớ, nhà thơ Bạch Lạc Thiên đă  có bài thơ “Mộc phù dung hoa hạ chiêu khách ẩm”, trong đó đă có những ư tưởng nhắc đến loài hoa này, chúng tôi xin được chép tặng các bạn:
“Văn lương tư ẩm lưỡng tam bôi
Triệu đắc giang đầu tửu khách lai
Mạc phạ thu vô bạn túy vật
Thủy liên hoa tận mộc liên khai”

Xin dịch theo nghĩa ư như sau:
“Buổi chiều lành lạnh nghĩ tới uống vài chén rượu, vẫy được người khách rượu ở đầu sông, đừng có sợ mùa thu không có ǵ say làm bạn, hoa sen nước đă tàn th́ hoa mộc liên lại nở”.
      Tôi đến nhà cô Anh Đào cũng hơi muộn v́ phải ở lại làm OT, nhưng thật sự vào mùa hè 6 rưỡi tối cũng c̣n ánh nắng chói chan, đủ sáng để nh́n những cánh hoa “mộc liên” nở trắng trên những tàng cây xanh thẫm. Ngôi nhà mà vợ chồng chủ nhân đă tốn không biết bao nhiêu thời giờ, công sức và tiền bạc để sửa sang lại, công viêc mà có “tên” nó đă phê b́nh cặp vợ chồng này là vụng tính hiiiiiiiiiii... Xin lỗi ông bà chủ nhà nhé, chúng nó phát biểu chứ không phải tôi đâu! Người mở cửa cho tôi là Anh Đào, tôi nh́n rơ nét vui trên mặt Đào, có lẽ cô nghĩ tôi không đến v́ một lư do nào đó, cảm ơn sự tiếp đón chân t́nh của cô bạn nhé.
      Đào đang loay hoay bận rộn với nồi ḅ kho trên bếp, cùng với sự tiếp tay của cô em út Thy Hậu, tôi chỉ kịp “say Hi” với Hậu một tiếng rồi xoay qua hỏi viêc nhận ĐS về chưa, tiếng trả lời “rồi” làm tôi thấy nhẹ cả người, v́ dù sao cũng xong nhiệm vụ của ḿnh. Một trong những người đă có mặt ở xa đến là chị Dung  người đến từ xứ “du côn” (Yukon) Canada lạnh lẽo; tôi được Trí - phu quân của Thy Hậu giới thiệu với Dung, người phụ nữ có nụ cười hồn nhiên thân thiện, cái "hug" nhẹ nhàng mang đến cảm giác thân thuộc dù chúng tôi chưa lần gặp nhau, hơn nữa cấp lớp của Dung ở dưới cách xa với chúng tôi. Tuy nhiên sau khi truy tầm gia phả một hồi,

th́ biết nhà của Dung trước đây ở ngay cạnh nhà ông bạn già của tôi và bạn Thế Nhân, chủ nhân tiệm sửa radio Diệu Hiền ở Thông Tây, trái đất tṛn đấy chứ, phải không Dung ? Người ở xa mà không xa, đó là vợ chồng thầy Đỗ Hữu Nghiêm đến từ Oakland, bắc Cali.- chúng tôi là chỗ quen biết thân t́nh với gia đ́nh chị Hiền, vợ thầy Nghiêm, nên vẫn quen gọi thầy Nghiêm là anh từ trước đến giờ.- Anh chị xuống tham dự ĐH lần đầu và nhân tiện đón cô em út chị Hiền là Đức Hạnh cựu HS CPL từ Việt Nam sang dự ĐH kỳ này. Người khách ở xa nữa là thầy Chu Ngọc Tŕ đến cùng phu nhân và cháu bé. Và một người ở cũng khá xa nhưng luôn luôn có mặt với các sinh hoạt của anh chị em HS Chân Phước Liêm đó là thầy Uông Trung Mẫn. Một cặp vợ chồng ở xa khác luôn có mặt trong tất cả các lần ĐH được tổ chức trong những năm gần đây là anh chị Nguyễn Công B́nh đến từ Minnesota. Sau đó là thầy Đặng Đăng Giai và các anh chị em: Chấn Hải, cặp vợ chồng Phong-Lan, Anh Khánh Hoài và chị Xuân Thi; một thân hữu của anh Sơn, ông xă của Anh Đào: anh Phong người có khuôn mặt rất giống anh Nguyễn Công B́nh - tưởng cũng cần giới thiệu thêm, anh Phong trước kia là một hướng đạo sinh do Trưởng Uông Trung Mẫn coi sóc, anh Phong mấy năm nay đều có mặt tham dự các sinh hoạt ĐH của chúng ta - cô Lương Thúy, cặp vợ chồng Bộ-Huyền, và Đinh Trung Chính - người phụ trách chương tŕnh văn nghệ, cô Thập và người viết, về sau xuất hiện ông bạn Trần Đ́nh Thư với đồ nghề săn tin trang bị tận răng! nào máy ảnh, nào máy quay film… Thật sự năm nay buổi tiền hội ngộ vắng vẻ nhiều so với lần đầu tổ chức cách đây 3 năm. Ngày ấy, những cuộc hội ngộ thân thương diễn ra trong nỗi nhớ mong, vui mừng, có tiếng cười và cả nước mắt nữa, sau khoảng thời gian của vài chục năm không một lần gặp gỡ hay mất liên lạc. C̣n bây giờ, khi  mà sợi giây liên kết đă được nối lại, th́ việc gặp gỡ có khi cũng không c̣n cảm thấy cần thiết nữa chăng ?

        Mọi người được sắp xếp chụp h́nh kỷ niệm chung với nhiều kiều dáng, nhiều góc cạnh khác nhau, thôi th́ người ra người vào để chụp cho có mặt. Cái logo tṛn xoe mà cô Anh Đào design các đây 3 năm vẫn được xử dụng lại, chỉ cần dán lại ngày tháng. Tội nghiệp 2 thằng cháu Michael & Christopher, con của Đào, phải nhấc cái logo lên cao để mọi người sẽ có được những tấm h́nh đẹp. Thôi th́ ai cũng muốn máy ảnh của ḿnh có h́nh ảnh, nên nhiều khi người chụp phải chụp hết máy này đến máy khác. Sau khi chụp h́nh xong, trời cũng đă  muộn, thế là tất cả mọi người được mời ra ngoài hồ tắm phía sau để dùng bữa tối kiểu tự phục vụ. Thức ăn được bày ở bên ngoài nhà trên cái bàn dài nằm ngay con đường hẹp chung quanh nhà, nơi mà chủ nhân đă có trồng những cây ăn trái với nhiều loại khác nhau, mà có lần cách đây 3 năm nhóm các bạn từ Việt Nam sang đă chụp h́nh ở đây. Bữa ăn tối được tổ chức theo kiểu buffet do các anh chị tự làm mang đến. Tôi chỉ c̣n nhớ có 2 món: món gà hấp do chi Lan-Phong  mang đến, món trái cây do chị Huyền-Bộ làm, ngoài ra c̣n chả gị, bánh cuốn, ḅ kho bánh ḿ. Mọi người lấy thức ăn và mang đến bàn ăn hay tùy ư thích muốn ngồi chỗ nào th́ ngồi để nói chuyện cho tiện, miễn là đừng rơi xuống hồ tắm là được. Ánh nắng c̣n sót lại của buổi hoàng hôn, cũng quét thành những vệt sáng trên mặt hồ tắm xanh biếc phản ánh màu xanh của bầu trời, làm tôi chợt nhớ đến câu thơ bất hủ của Vương Bột: “lạc hà dữ cô vụ tề phi, cộng trường thiên nhất sắc”. Nhóm các thầy cô th́ ngồi ăn trên bàn, phe ta th́ mỗi nhóm một ít, tùy theo câu truyện mà họ đang dang dở. Món gà hấp của chị Lan được mọi người chiếu cố v́ lạ miệng, nhưng món ḅ kho bánh ḿ không kém phần hấp dẫn. Cô Huyền th́ cứ suưt xoa v́ quên muối chấm cho các khay trái cây hấp dẫn, bắt mắt.
        Ăn xong mọi người kéo nhau vào pḥng khách mới sửa của Anh Đào để tập hát và cả hát thật không làm nháp. Những ca sỹ quen thuộc vẫn là Anh Đào, Thy Hậu, Vũ Phong, Lương Thúy, anh Công B́nh năm nay đặc biệt có thầy Tŕ và phu nhân cũng đóng góp giọng hét, không sorry  giọng hát chứ - với các bạn! Lâu lâu Thy Hậu hát, anh chàng Phong kéo ngay cô vợ ra sàn nhảy, nh́n cặp này cũng thấy được niềm hạnh phúc trong mắt họ. Thật ra, những thông tin về điệu nhạc, tempo, hợp âm... cho từng bản nhạc, của từng người đă được anh chàng nhạc sỹ Đinh Trung Chính lấy note từ kỳ họp ở nhà cô Thập hồi đầu tuần rồi. Trong một góc, cô Thập đang trầm giọng sâu lắng thủ thỉ với cái cell phone để giải quyết vài vấn đề nội bộ. Năm nay cô nàng cũng khá xui sẻo, mới trở về từ bịnh viện sau cuộc phẫu thuật do một accident xảy ra tận bên trời tây cách Cali 1/3 ṿng trái đất. Không biết lúc này cô Bang Chủ c̣n nhớ đến trời tây không? thôi th́ cứ th́ thầm mà hát bản “ta ở trời tây ta nhớ trời đông” Bang Chủ nhé. Tối nay cô Anh Đào hát “rất tới” bản Thu Sầu của Lam Phương, Thy Hậu  làm xốn xang tim người viết với bản “Quando quando” – thật ra xốn xang v́ tôi có một kỷ niệm mười mấy năm về trước lúc c̣n ở bên phía đông, mỗi ngày đều được nghe ông bạn làm chung người Italian hát bản này, giọng hát của anh ta cao vút và mạnh. Ôi! “khi nào? có lại được những khoảng thời gian cũ, khi nào nhỉ? ”. Cô Thập th́ hát bản “tóc mai sợi ngắn sợi dài”, không biết có bố nào hồi đó làm nhạc mang đến hát cho nàng  nghe không? khai ra đi nào! mấy vị đàn em!
        Đến 9 rưỡi, Chấn Hải thi hành nhiệm vụ chở anh chị Nghiêm–Hiền lên phi trường LAX để đón Đức Hạnh đến từ Việt Nam, không biết chàng c̣n có cảm giác lái chiếc trực thăng lầm lũi một ḿnh cô độc trong đêm vắng không nhỉ?
        Đến hơn 10 giờ, cô chủ nhà lại mời mọi người ăn cháo gà, nồi cháo thơm lừng., tiếp sức cho các ca nhạc sỹ đang “lao động nghệ thuật” chuẩn bị cho ngày ĐH chính thức. Mười rưỡi, tôi và vợ chồng Bộ-Huyền kiếu từ về trước, Bộ-Huyền về để chuẩn bị đồ đạc cho chuyến về VN  thăm ông cụ đang đau nặng ở Hà Nội, c̣n tôi phải về v́ ngày mai c̣n phải đi làm dù thứ bảy. Ra khỏi cửa th́ gặp đôi vợ chồng “mới” Minh-Duyên Anh đến. Hơi muộn đấy nhé chú tiểu Minh. Buổi tối nhiệt độ đă dịu mát, một ngày tiền hôi ngộ đă diễn ra êm đẹp, không như ư lắm, nhưng nó cũng đă hoàn tất với những t́nh thân giữa thầy tṛ và bạn hữu. Cám ơn tất cả mọi

người v́ những đóng góp trên cả 2 phương diện vật chất và phi vật chất, giúp cho mối thân t́nh Chân Phước Liêm c̣n măi. trong tâm thức của  mọi người chúng ta. Cám ơn anh chị Đào–Sơn và 2 cháu  Michael – Christopher đă tạo mọi điều kiện để có được buổi họp mặt ấm cúng và thân t́nh.
        Tin breaking news:  “Khoảng hơn 11 giờ tối, Chấn Hải đă chở Đức Hạnh về nhà Anh Đào, được biết ra đón Đức Hạnh ở LAX, ngoài anh chị Nghiêm, c̣n có người bạn của

Đức Hạnh là chị Hải và con là cháu Huy. Thêm nữa anh Tiến (anh của CPL Thủy) - cháu của Đức Hạnh - cũng đến để chào mừng d́  Đức Hạnh vừa sang chơi dự họp mặt với các bạn bên
này. Chúc Đức Hạnh có những ngày vui khi ở bên đây nhé.”
        Anh Phạm Bách Thắng người bạn cùng lớp với anh Hoài, chị Thủy, Sượi... cũng mới từ Tennessee vừa xuống phi trường đă vội vă mướn xe, check in khách sạn rồi chạy ngay đến góp mặt trong buổi tối tiền hội ngộ. Điều cảm động là dù biết mọi người có thể không c̣n ở đó, nhưng với tâm tư nôn nóng gặp lại bạn đồng môn, anh Thắng đă "ṃ" đến nhà Anh Đào ngay với hy vọng c̣n gặp được ai đó. Xin chào đón Thắng, người bạn cùng xóm đă cùng chơi với nhau trong cả khoảng thời niên thiếu.

Phạm Bách Thắng - click here!

click on picture     



h́nh ảnh ngày tiền hội ngộ...
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem h́nh ảnh 3 ngày Đại Hội, xin bấm vào đây!