được qua những h́nh ảnh rất nhạt thoáng, bóng dáng người mẹ
anh khóc sướt mướt chạy theo anh lên tận chân đê đầu làng,
túm áo anh van xin anh ở lại. Ở lại mà làm ăn. Mà cầy bừa.
Mà thương lấy một người đàn bà c̣n trẻ dại đă có với anh hai
đứa con thơ.
Nhưng rồi anh Sạng cũng vẫn đi Nam kỳ. Đôi mắt ấu thơ của
tôi ngày ấy đă nh́n thấy những ấn tượng khá buồn thảm: bóng
anh Sạng xa khuất dần trên con đê heo hút, người mẹ khóc rũ
xuống, bước chân xiêu đổ trên con đường về và qua nhà tôi,
người đàn bà hiền lành đă chạy vào ngồi trên bục cửa mà khóc
như mưa như gió.
Tôi c̣n nhớ mụ bảo tôi:
“Chú Thảo ơi, thằng Sạng nó bỏ vợ bỏ con nó đi Nam kỳ rồi”.
Một lát sau, chị Sạng tay bồng hai đứa trẻ nhỏ cũng chạy
đến. Thế rồi cả cái gia đ́nh đáng thương ấy đă ngồi quây lấy
nhau mà khóc cái tan vỡ gây nên bởi một người bỏ đi Nam kỳ.
Hồi ấy tôi chưa hiểu ǵ đến phân ly. Càng không hiểu Nam kỳ
là ǵ nữa. Người làng xóm nhắc nhở th́ thầm đến Tân Thế
giới, đến Nam kỳ, đến đời sống hăi hùng của những người phu
dưới bóng lá tối thẳm của những đồn điền cao su và đất Nam
kỳ đă hiện ra trong tưởng tượng thơ ngây đơn giản của tôi
như một ḥn đảo nào xa dạt có những bến bờ hoang vu và đầy
gió băo.
Trong cái thôn xóm nhỏ bé của quê tôi, một vài năm lại có
một vài người, thường là một gă con trai, động ḷng bốn
phương th́ ít, v́ chuyện này chuyện nọ th́ nhiều, bỗng dưng
một buổi bỏ làng đi Nam kỳ. Chuyến đi nào cũng chứa đựng một
cái ǵ tối tăm thê thảm. Người làng coi những người bỏ đi
như những kẻ điên dại cùng cố, đă mất hết lẽ phải.
“Bọn mày đă dở chứng. Muốn hoá điên hay sao mà đi chứ? Tự
dưng bỏ làng bỏ nước đi biệt vô tăm tích, có chăng là đồ hoá
dại!”
Riêng anh Sạng, cái nguyên nhân bỏ đi của anh về sau tôi hỏi
và mẹ tôi có thuật lại. Số là anh Sạng bị làng xóm láng
giềng nghi ngờ là đă ra tỉnh báo Tây đoan về bắt rượu lậu
chôn giấu ở vườn rau một người anh họ con chú con bác với
anh. Người anh họ bị đi tù sáu tháng về tội nấu rượu lậu
thật. Và anh Sạng uất ức bỏ đi. Riêng tôi, không hiểu tại
sao ngay hồi đó tôi đă nhất định tin rằng anh oan. Một phần
có lẽ v́ anh Sạng oan thật, một phần v́ anh là một trong
những người ở làng mà tôi mến yêu trong suốt thời kỳ tuổi
nhỏ. Giữa anh Sạng và tôi có nhiều kỷ niệm, bé mọn, nhưng
ḷng tôi thay đổi nhiều mà những kỷ niệm ấy vẫn c̣n lại và
vẫn thơm hương.
Anh Sạng có một thửa ruộng nhỏ ngoài cánh đồng gần nhà tôi.
Buổi sớm nào tôi cũng ra đứng ở đầu ngơ và buổi sớm nào tôi
cũng gặp anh Sạng ra đồng. Lần nào thấy tôi anh cũng đứng
lại, trợn mắt, mắm môi, làm cho tôi vừa sợ hăi và thích thú.
Anh bế bổng tôi lên trên cánh tay lực lưỡng, đoạn anh ghé
sát vào tai tôi, hỏi nhỏ:
“Chú Thảo muốn ǵ?”
Lần nào anh cũng chỉ hỏi có vậy. Lần nào tôi cũng giơ tay
chỉ lên cây bàng cổ thụ ở trước cửa nhà tôi. Thế là anh Sạng
liền bỏ cày bỏ cuốc leo ngay lên cây. Từ những cành cao chót
vót, anh hái những trái bàng chín vàng vất lung tung xuống
đất cho tôi nhặt. Khi nào thấy hai túi áo tôi đă phồng lên,
anh mới leo xuống, phùng má trợn mắt với tôi một hồi nữa rồi
mới bỏ đi. Tôi lớn dần lên. Đến lúc đi học ở trường làng lại
vẫn anh Sạng là người ở những ngày mưa gió cơng tôi đi trên
con đường lầy đến tận cửa trường.
Tôi yêu anh Sạng. Gia đ́nh tôi quư anh, v́ tính anh hiền
lành, v́ ḷng dạ anh ngay thẳng, hay nổi nóng, nhưng bản
chất anh bao giờ cũng đôn hậu, cũng vui tươi.
Chuyện anh Sạng bỏ làng đi Nam kỳ, người làng người nước nói
này nói nọ măi rồi cũng thôi. Như mọi câu chuyện xảy ra ở
cuộc đời, những sự kiện sôi nổi nhất cũng lắng ch́m trong dĩ
văng và cái thôn xóm bé nhỏ của tôi cũng biết lăng quên.
Chuyện cũ nhoà dần, rồi chết hẳn. Duy có gia đ́nh anh, duy
có tôi là vẫn không quên anh. Cứ mỗi mùa bàng chín, tôi ra
đầu ngơ nh́n lên là h́nh ảnh anh lại hiện về qua một nhớ
thương phảng phất dịu nhẹ. Bàng chín vàng trên kia nhưng
không ai hái cho tôi nữa. Người mẹ già yếu thêm măi. Chị
Sạng lúc nào cũng tư lường sầu muộn. Những đứa con anh đă
biết nói biết đi.
Nhưng anh Sạng đi Nam kỳ th́ vẫn chẳng thấy về. Cũng chẳng
có âm hao tin tức ǵ. Người đàn ông bỏ làng một buổi đi xa,
con đê cao dẫn lối cho anh Sạng ngày nào, đến nay vẫn không
hắt trả lại một bước chân, một tiếng nói, một âm hưởng, một
chút ánh sáng dù rất mong manh của ngày hồi hương. Tôi
thương vợ con anh Sạng, càng thấy cái đất Nam kỳ là mịt mùng
xa xôi. Không biết anh Sạng c̣n sống hay đă chết? Một vài
lần, chị Sạng khẩn khoản nhờ vả, tôi cũng viết mấy lá thư
cho chị gửi vào Nam. Nhưng viết đấy cũng biết trước chẳng ăn
thua ǵ. Phần v́ anh Sạng bặt vô âm tín đă lâu ngày. Phần v́
thư gửi đến những địa chỉ hết sức vu vơ. Thường là những
vùng có đồn điền cao su. Dầu Tiếng, Trảng Bom, Ninh Hoà. Hỏi
thăm phong thanh thấy nói anh Sạng ở đâu là chị Sạng lại nhờ
tôi viết đến đấy. Cứ viết cứ gửi. Cứ bặt vô âm tín. Chị Sạng
buồn phiền đau yếu luôn, càng biết đến những ngày cùng cực
thiếu thốn trên mảnh vườn ruộng xơ xác. Về sau không biết ai
đồn đến tai chị Sạng rằng anh Sạng ở trong Nam kỳ bây giờ
giầu có lắm, rằng anh đă có nhà cửa đất cát, anh đă thôi làm
ở đồn điền cao su về mua nhà mở tiệm ở Sài G̣n. Chị Sạng
cũng giục giă tôi viết hộ chị những cánh thư gửi vào Nam.
Thư tôi viết cho anh Sạng từ hồi đó đă nhiều mà vẫn không có
một hồi âm nào gửi trả về xóm cũ.
Ngày tháng nghiêng đi. Như thế đă 18 năm.
Rồi người ta kư kết với nhau hiệp định Genève.
Cái thôn xóm bó nhỏ miền bể quê tôi náo động lên như một
cuộc đổi đời. Đàn bà trẻ con già lăo từng đoàn kéo nhau lũ
lượt xuống tàu. Vợ con anh Sạng cũng dời bỏ mảnh vườn cũ.
Đất Nam kỳ xa xôi hăi hùng ngày nào bây giờ lại nằm trong
nhỡn giới người đi như một viễn tượng tươi đẹp của miền Tự
Do.
Chị Sạng cùng đi một chuyến tàu với tôi. Suốt mấy ngày lênh
đênh trên mặt sóng, chị Sạng chỉ nói chuyện với tôi đến
chồng. Xa cách 18 năm, tin tức bằn bặt, mà chị Sạng vẫn cứ
tin rằng anh c̣n sống và trời đất tao loạn lại làm cho vợ
chồng chị được gặp nhau. Tôi, tôi cũng muốn tin như thế, tin
niềm tin của chị Sạng, tin tưởng hết ḷng. Kỷ niệm tuổi nhỏ
trở về trong một ngày ly hương của tôi đă có cái bóng dáng
của anh Sạng, những ngày mưa gió cũ cơng tôi đi trên con
đường lầy. Tôi cũng mong được gặp lại anh.
Đặt chân lên đất nước miền Nam, mẹ con chị Sạng theo người
làng lên định cư ở vùng Dốc Mơ, trên con đường Biên Hoà. Chị
khẩn khoản dặn tôi ở Sài G̣n nếu có gặp anh Sạng th́ nhắn
ngay cho anh biết mẹ con chị đă vào đây. Sự chung tuỷ của
người đàn bà làm tôi cảm động. Tôi hứa với chị Sạng nếu anh
c̣n sống, thế nào tôi cũng t́m bằng được anh.
Suốt hai tháng đầu tiên ở Sài G̣n, tôi để ư thăm ḍ tin tức
của anh Sạng trong những buổi đi thăm thú đường đất, thuê
mướn nhà cửa. T́nh cờ một hôm, tôi gặp anh Sạng ở Khánh Hội.
Tôi nhận ra anh nhưng anh không nhận được tôi. Măi sau, lúc
tôi đă nói trên tuổi nhà cửa anh mới chợt nhớ. Nhớ ra tôi
rồi, anh mừng quưnh mời tôi về nhà.
Anh Sạng đă già đi nhiều. Tóc đă hoa râm. Những nếp nhăn in
hằn lên những ngày mưa nắng. Vậy mà đi bên anh tôi bỗng có
cảm tưởng như ḿnh bé nhỏ hẳn lại. Tôi sống một cảm giác thơ
dại bỡ ngỡ như những tháng ngày hoa bướm đă về cũ, đă xa
khuây, gặp anh đi qua ngơ ra đồng phùng má trợn mép làm bộ
doạ nạt, một cảm giác vừa sợ hăi vừa thích thú lại nổi dậy
trong tôi. Chỉ thiếu một con đường lầy và những trái bàng
chín, nếu không, anh Sạng đă đưa hẳn tôi trở về trong tuổi
thơ.
Tôi hỏi anh Sạng:
“Anh đi từ hồi ấy được bao lâu rồi nhỉ?”
Anh Sạng vẫn gọi tôi bằng chú:
“Chú tính 18 năm rồi c̣n ǵ? Dạo ấy chú c̣n bé tí. Giời mưa
đi học c̣n phải cơng, chú bá lấy cổ tôi mỏi chết đi ấy”.
Hai chúng tôi cùng cười.
Đang đi tôi chợt nhớ đến mẹ con chị Sạng. Định báo tin cho
anh biết, nghĩ thế nào tôi lại thôi. Để đến nhà anh sẽ báo
sau. Tôi muốn dành cho anh một sự bất ngờ vui thú. Tôi tin
rằng nếu biết vợ con anh đă vào đây anh Sạng sẽ sung sướng
lắm.
Đến một căn nhà lá bé nhỏ, xiêu vẹo cuối một ngơ hẻm, anh
Sạng đứng lại.
“Nhà tôi đây chú ạ!”
Tôi nh́n căn nhà tồi tàn, thật thà hỏi anh:
“Sao người ta đồn anh giàu có lắm cơ mà?”
Anh Sạng nói, giọng buồn rầu:
“Ấy v́ thế mà tôi cũng chẳng muốn tin tức ǵ về làng về nước
cả. Đă lang bạt đến nơi đất khách quê người mà cứ lận đận
măi. Tôi cũng chẳng muốn cho làng xóm láng giềng họ biết làm
ǵ. Chỉ thêm chê cười chú ạ!”
Anh đẩy cánh cửa gỗ mời tôi vào. Định nói cho anh biết tin
tức vợ con anh tôi lại thôi ngay. Vừa có một người đàn bà đi
ra tay dắt mấy đứa trẻ con. Thấy tôi nh́n trừng trừng có vẻ
lạ lùng, anh Sạng vậy nói:
“Nhà tôi đấy chú ạ!”
Người đàn bà cúi đầu chào tôi. Chị nói tiếng miền Nam. Mấy
đứa trẻ nhỏ vây chung quanh gối người mẹ, nh́n tôi chăm chú.
Anh Sạng bảo vợ:
“Chú Thảo đấy!”
Người đàn bà mỉm cười bế con lại gần. Chị hỏi thăm tôi
chuyện ngoài Bắc. Chị bảo tôi rằng anh Sạng có nói chuyện
đến tôi, đến gia đ́nh tôi cho chị nghe luôn. Chị mong một
ngày nào yên b́nh, đường đất đi lại dễ dàng, mẹ con chị sẽ
được anh Sạng cho ra chơi thăm ngoài quê chồng. Tôi trả lời
nhát gừng. Tôi không có cảm t́nh với người đàn bà này. Nh́n
chị, tôi nghĩ đến một người đàn bà khác, người vợ cả miền
Bắc, vừa vượt bể đi hàng ngh́n cây số vào đây, với niềm tin
tưởng cuối cùng gửi gấm tất cả vào một ngày lại gặp người
cũ. Nhưng mà cuộc đời có đi theo cái hướng đi của niềm tin
tưởng kia không? Anh Sạng đă lấy vợ khác rồi. Anh đă có
những đứa con khác, xây dựng một cuộc đời khác. 18 năm hiện
lên trong trong qua một ấn tượng cách biệt thăm thẳm. Tôi
nghĩ đến khoảng thời gian không cùng ấy với sự đổi thay rộng
lớn của cuộc đời và của con người. Tôi nghĩ đến những tầng
lớp của biến chuyển tàn nhẫn, đảo lộn ghê gớm, đến cái độ
tan biến hoàn toàn những dấu vết đường lối cũ. Thời gian ở
đây cũng đang làm loăng nhạt những tâm hồn chung thuỷ nhất,
những kỷ niệm đằm thắm nhất và những liên lạc sâu nặng nhất.
Vậy mà chị Sạng đă đợi chờ mười tám năm. H́nh ảnh người đàn
bà bồng con đợi chồng về trong không gian bát ngát và trong
thời gian không màu, dưới mưa nắng gió băo, mùa qua mùa, trở
lại về bằng những bóng h́nh tối xám trong tôi. 18 năm. Người
đàn ông bỏ làng ra đi, khi ném cả đời ḿnh vào cuộc phiêu
lưu chắc đă có thừa ư định đoạn tuyệt với đoạn đời cũ, những
người thân yêu cũ. Tôi không muốn tin. Nhưng lại bắt buộc
phải tin.
Tôi nh́n anh Sạng. Anh bế đứa trẻ nhỏ nhất vào trong ḷng.
Người đàn bà đến ngồi bên anh. Tôi quay mặt trước cảnh tượng
âu yếm. Tôi đứng dậy.
“Ngồi chơi đă chú Thảo”. Anh Sạng bảo tôi.
“Thôi để lần khác”.
“Vậy hôm nào chú ở chơi lâu nhé! Các con chào chú Thảo đi”.
Người đàn bà đẩy tay những đứa trẻ. Chúng chào tôi ngượng
ngập. Anh Sạng đứng dậy bảo vợ:
“Ḿnh ở nhà, tôi đưa chú Thảo ra đầu phố”.
Từ nhà anh Sạng đi trở ra, ngơ hẹp chói nắng không có một
bóng cây. Tôi nhớ đến cái bóng mát dầy đặc của một cây bàng
cổ thụ ở đầu ngơ quê tôi. Tôi muốn đưa anh Sạng trở về cùng
tôi dưới gốc bàng này, trong dĩ văng. Tôi nghĩ nhiều đến cái
gia đ́nh của anh. Đến chị Sạng, đến sự đợi chờ của chị suốt
bấy lâu, đến những cánh thư của chị gửi đi lác đác suốt một
đoạn đời dài thẳm, sự trông mong khắc khoải không tính đếm
đến tháng ngày. Tôi nghĩ đến lúc tàu ghé bến Sài G̣n, đôi
mắt chị tha thiết, khẩn khoản nhờ tôi t́m bằng được anh Sạng
cho chị. Tôi đă t́m được rồi, chị Sạng ạ! Nhưng anh Sạng có
c̣n là người của chị nữa không?
Hai chúng tôi im lặng bước đi.
Tôi nói bất th́nh ĺnh:
“Anh Sạng này!”
“Chú Thảo bảo ǵ?”
“Chị ấy và các cháu đă vào đây rồi đấy”.
“Ai?” Anh Sạng hỏi sửng sốt.
“Chị ấy với các cháu. Cùng đi một chuyến tàu với tôi. Bây
giờ hiện ở trên Dốc Mơ. Chị Sạng có nhờ tôi nếu có gặp anh
th́ nói cho anh biết để anh tới đón về”.
Một lát ngẫm nghĩ. Anh Sạng nh́n tôi:
“Sao bây giờ chú mới nói cho tôi biết”.
Tôi không trả lời anh. Anh cũng đă biết tại sao tôi đă im
lặng, tại sao bây giờ tôi mới nói với anh. Người đàn bà miền
Nam với những đứa trẻ nhỏ tôi vừa gặp đă là cái nguyên nhân
làm cho tôi trở nên ngại ngùng. Báo tin cho anh Sạng về sự
mới tới của mẹ con chị Sạng, tôi chỉ giữ trọn vẹn một lời đă
hứa. Thế thôi. Tôi không dám tin tưởng ǵ. Mà lại chỉ dám
tin tưởng ở điều này là thời gian và sự xa cách vẫn làm cho
những hướng đời gần gụi nhất cũng lăng quên nhau và kỷ niệm
chỉ là một h́nh ảnh trừu tượng, những sự kiện đă chết, không
có được lấy một tác động bé nhỏ. Tôi không giận anh Sạng nếu
thực ra anh đă lăng quên. Tôi biết anh đang buồn phiền
nhiều. Đem ḷng ḿnh hôm nay để giải quyết một sự trạng trái
ngược của hiện tại, anh Sạng chỉ c̣n cách đi ngược lại 18
năm cũ, thăm ḍ lại ḷng anh th́ anh mới t́m được giải pháp
thích đáng. Lại cũng chỉ có ḿnh anh giải quyết được thôi.
Tôi đoán anh cũng đang làm thế.
“Tôi thật không ngờ, chú Thảo ạ! Chú có nói tôi mới nhớ v́
quả thật tôi đă quên từ rất lâu. Như tôi đă muốn quên tất
cả. Cả làng ngờ oan cho tôi, đến mẹ tôi, đến vợ tôi cũng ngờ
vực theo nữa. Mấy năm sau có người vào trong này nói đến tai
tôi là vợ tôi đă đi lấy chồng. Sau đó tôi gặp cái Năm ở Dầu
Tiếng. Đang buồn bực tôi lấy nó làm vợ. Bây giờ thấm thoát
đă ăn ở với nhau được mười hai năm rồi. Có con cái với nhau
nữa. Tôi cũng lại bảo cái Năm là tôi đă mất vợ trước, nó mới
bằng ḷng lấy tôi. Nó biết sự thể thế này, nó sẽ buồn lắm.
Mà tôi bỏ cái Cả ở trên Dốc Mơ th́ cũng không đành. Chú bảo
tôi xử trí thế nào bây giờ?”
Trước hết tôi thấy cần phải đính chính giùm cho chị Sạng một
điều: không bao giờ có chuyện chị đi lấy chồng. Mười tám năm
trời chị nuôi con trong khổ cực và sống trong sự chờ mong
tin tức anh. Anh Sạng có thể tin rằng, trước sau ở người vợ
miền Bắc đáng thương kia không hề có một dấu vết đổi thay bé
nhỏ nào, mà chỉ là những sắc màu bền vững nhất của chung
thuỷ. Ngoài ra đó là chuyện riêng của anh. Anh phải xử trí
lấy. Nghe rơ những tiếng ḷng anh, th́ rồi anh sẽ giải quyết
được êm đẹp ổn thoả.
Cuối cùng, tôi cho anh biết địa chỉ của mẹ con chị Sạng, rồi
tôi từ giă anh.
Thời gian nghiêng đi. Từ ngày gặp anh Sạng, đến nay đă được
sáu tháng. Trong thành phố rộng lớn, cuộc sống tiến tới là
sự kết thành của những lớp đổi thay mănh liệt. Mỗi ngày một
h́nh thức mới. Mỗi ngày một màu sắc mới, một tâm t́nh mới.
Đôi khi, giữa hai trang nhật báo, đọc những tin tức của thất
lạc, của thăm hỏi, và qua h́nh ảnh của những người mẹ t́m
con, những đứa con thơ dại đi t́m những người chị khuất vắng
dài hạn, những người vợ yếu đuối đi ḍ thăm một dấu vết nhoà
nhạt của chồng con giữa những ngă ba, những đám đông, tôi
lại chợt nhớ đến chị Sạng, đến đôi mắt chị Sạng, chị có c̣n
được ai dành cho một chỗ đứng bé nhỏ dưới một mái nhà nào
không? Sự cô độc đơn lẻ ở người đàn bà đáng thương kia có là
một trạng thái vĩnh viễn kéo dài như một vệt bóng tối cho
đến trọn đời?
Tôi c̣n giữ được niềm tin của tôi ở rất nhiều điều. Nhưng
tôi không dám tin tưởng ở sự bền chặt của ḷng người. Nhất
là ở ḷng người đă bỏ đi như anh Sạng.
Vậy mà mùa xuân đă về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ
non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói
hương thơm ngát trong đêm Giao thừa, của buổi gặp lại, của
ngày trở về. Mùa xuân tự do thứ nhất ở đây vẫn chứa đựng cái
h́nh ảnh muôn đời đôn hậu của đoàn viên. Cuộc sống như h́nh
ảnh của một ngả đường đến h́nh ảnh một trạm hẹn. Con người
từ h́nh ảnh một chuyến đi đến h́nh ảnh một ngày dừng chân.
Đến sự hoà hợp của những phương hướng cách biệt. Nhưng c̣n
điều này: mùa xuân có đến với tất cả mọi người? Đến với tôi,
đến với chúng ta, nhưng có đến với mẹ con chị Sạng? Tôi
không biết nữa.
Rồi câu chuyện của anh Sạng, nỗi bận tâm của tôi trong suốt
một thời gian, chính tôi cũng lăng quên đi.
Cho măi đến tuần lễ trước. Một buổi sáng tháng Chạp. Thành
phố tấp nập không khí buôn bán cuối năm. Tôi đang đi bộ ngắm
những dăy hàng đến dịp này th́ lại xuất hiện và lại chiếm
hết chỗ của những hè đường vây chung quanh chợ Bến Thành th́
tôi gặp anh Sạng.
Trông thấy tôi, anh đứng sững lại mừng rỡ:
“Ô ḱa chú Thảo! Lâu lắm mới lại gặp chú. Về nhà chơi cái
đă”.
Không kịp để tôi trả lời, anh kéo bừa tôi đi. Giữa phố
phường đông đảo, một anh Sạng đă già yếu nắm tay tôi kéo
thẳng một mạch về nhà, và tôi ngoan ngoăn đi theo anh như
anh đă dắt tôi những ngày thơ ấu cũ. Anh Sạng nói chuyện
suốt dọc đường đến cái Tết năm nay. Đến công việc của anh
dạo này xem chừng đă thấy khấm khá hơn. Đến sự may mặc cho
những đứa trẻ. Như thế cho đến nhà.
Như lần trước căn nhà bé nhỏ của anh hiện ra cuối đáy ngơ
hẻm.
Như lần trước anh gơ cửa. Như lần trước cửa mở, rồi người
đàn bà miền Nam hiện ra. Đằng sau chị, mấy đứa trẻ nhỏ.
Nhưng lần này tôi đă nh́n thấy thêm một cái ǵ, một cái ǵ
mà tôi đang mong đợi hết ḷng suốt mười tám năm. Tôi đứng
ngây người: ở một góc nhà, dưới một vùng ánh sáng của lửa
bếp, chị Sạng, người vợ cả miền Bắc, đang ngồi thổi cơm. Bên
gối chị, hai đứa trẻ miền Nam tựa vào ḷng chị nh́n lửa
cháy. Nghe tiếng động, chị Sạng bỏ củi lửa nh́n lên. Chị mỉm
cười với tôi. Tôi nh́n anh Sạng. Tôi nh́n cả nhà. Sau cùng
cái nh́n của tôi gửi đến người đàn bà miền Nam vẫn đứng sau
tôi. “Cái Năm Sà-gọng” của anh Sạng, người đàn bà thứ hai
đă đến đời anh, yên lặng ngó tôi không nói ǵ. Nhưng tôi đă
hiểu chị, qua một thoáng lửa lấp lánh nghịch ngợm mà tôi vừa
bắt gặp ở trong mắt chị, nó nói nhiều cho cái tâm t́nh dễ
dàng cởi mở, dễ dàng đón nhận, mà tôi thường thấy ở người
đàn bà miền Nam. Tôi nh́n chị Sạng Hai. Tôi nh́n anh Sạng.
Vui mừng và cảm động.
Tôi biết anh đă giải quyết ổn thoả êm đẹp cái chuyện riêng
của anh rồi. Tôi c̣n biết rằng một phần lớn chính c̣n ở chị
Năm nữa. Trước sự phân vân lưỡng lự, trước hoàn cảnh éo le
của chồng, người đàn bà miền Nam đă hành động cao đẹp bằng
cách đón nhận về chung một mái nhà, người đàn bà miền Bắc xa
lạ, chia sẻ t́nh vợ chồng để có thêm t́nh chị em. Hành động
này tôi thấy như một bông hoa vừa nở lên giữa thiên nhiên,
trong cuộc đời, thành mùa xuân thứ nhất sau 18 năm không có
mùa xuân. Tôi nh́n chị Năm, kính phục, quư mến. Chị Năm đă
lấy được trọn vẹn cảm t́nh của tôi.
Buổi trưa cuối năm hôm đó tôi đă ở lại ăn một bữa cơm thường
với gia đ́nh anh Sạng.
Chúng tôi nói chuyện ngày xưa. Kỷ niệm tuổi thơ được nhắc
nhở lại, vừa cảm động, vừa buồn cười. Tôi thấy tôi bé nhỏ
hẳn lại.
Vợ chồng con cái anh Sạng đưa tiễn tôi ra tận đầu ngơ. Ngày
ngả về chiều. Nắng vàng lụa. Xa xa từ những trung tâm thành
phố, những tiếng ồn ào của một phiên chợ Tết vừa dâng lên.
Tôi đi ra khỏi ngơ. Tôi cất tiếng hát nhỏ. Tôi nhớ đến tuổi
thơ của tôi. Tôi đang đi trên đường tuổi thơ. H́nh ảnh đoàn
viên của gia đ́nh anh Sạng, chiều nay đă gây cho tôi cái cảm
giác ấm áp của đêm Giao thừa, của ngày mùng Một. Người ta
đang t́m về nhau. Đông lắm. Người ta đang gặp lại nhau. Con
người, dân tộc đang hồi xuân.
Tôi nghĩ đến những con mắt, những nắm tay, những bếp lửa,
những mái nhà. Từ một chấm dứt của mưa phùn tháng Chạp đến
một khởi đầu của cỏ non tháng Giêng, mùa xuân dâng lên trong
tôi, trong những h́nh ảnh tươi đẹp nhất của Đoàn Viên.
Hết
|