mùa giá buốt cũ, cởi trần đi ra ngoài ánh sáng, ngoài thiên
nhiên.
Cầm những tờ nhật kư đă nhầu cũ trong tay, hôm đó tôi đă
được chào mừng ở Triệu một con người khuất vắng lâu ngày sau
một bức tường dĩ văng nào, vừa về đến hiện tại. Và nói lớn
lên sự có mặt của ḿnh.
Triệu bảo tôi:
“Chuyện tôi với Lựu trong mấy năm đằng đẵng, anh có thể coi
như trọn vẹn trong mấy trang nhật kư này. Cũng không cần
nhật kư. Tôi chỉ ghi lại vài lần họp mặt, tôi ghi lại tôi.
Tôi với Lựu. Chúng tôi với dĩ văng”.
Tôi gật đầu. Tôi biết trước rồi. Bởi câu chuyện của Triệu,
những điều anh ghi lại, với những tâm t́nh thái độ của anh
trước một dĩ văng riêng lẻ, nhưng cũng lại là cái dĩ văng
duy nhất của tất cả, của thế hệ, chính là cái thực thể chua
xót mà rất nhiều người như Triệu và tôi đă sống hay ít nhất
cũng đă thấy đi qua bằng những h́nh khối tối xám trong đời
ḿnh. Sự quan trọng là để cho nó đi qua đời ḿnh như một
người đi qua, đừng để nó đến với ḿnh một buổi và ở lại vĩnh
viễn.
Riêng Triệu, Triệu đă giữ lại khá lâu, cho măi đến hôm nay,
anh mới đẩy được ra ngoài và để cho đi khỏi. Tôi chắc Triệu
đă có được một cái cảm giác nhẹ thoáng ghê gớm lắm đấy! Nhẹ
thoáng đến có thể bay lên không khí. Sau một lần cắt đứt, sự
sống thoải mái khởi đầu. Và cũng có nghĩa Triệu đă chiếm lại
cho anh, rất nhiều tự do. Tôi nghĩ đến một người bạn đường
vác nặng không thể nào đi xa. Triệu đă bứt bỏ một gánh nặng
mang cái danh từ rất đẹp là dĩ văng. Triệu sẽ đi thật xa.
Ĺa bỏ những tâm t́nh xưa cũ của chính ḿnh, hành động của
Triệu quyết không phải là một hành động bội phản. Anh chỉ
vượt thêm một lần, sau lần vượt vĩ tuyến 17, một thứ vĩ
tuyến tù đầy nữa là kỷ niệm, là Lựu, là dĩ văng, để gặp lại
con người tự do trong anh.
Tôi đọc những trang nhật kư không ngày của Triệu. Những
nhành hoa kỷ niệm năo nùng của một buổi họp mặt. Tôi nghĩ
đến căn gác phố Huế của anh trong khu vực cộng sản tăm tối.
Đến buổi họp cuối cùng của hai người. Triệu lên đường vào
Sài G̣n. Lựu ở lại Hà Nội. Những người như Triệu đều có một
người như Lựu ở lại ngoài Hà Nội. Làm thế nào được. Bởi một
con người gần nhau nhất trong lănh vực t́nh cảm thường vẫn
lựa chọn những ngả đường thật xa cách nhau. Những sự chọn
lựa khác biệt ấy đẩy đưa con người đến những buổi chiều cô
độc. Nhưng tôi nhất định không chịu tin cô độc là một trạng
thái thường xuyên của người. Chứng cớ là hôm nay, Triệu đă
bằng ḷng mất Lựu để khởi đầu cho anh, trong một tâm trạng
không c̣n cô độc nữa.
Tôi ghi lại dưới đây những tờ rời vừa xé khỏi đời Triệu.
Chính tay anh đă xé chúng nó để chúng nó chỉ c̣n là những tờ
rời.
Gác phố Huế, không ngày:
“Xa anh suốt bấy lâu, em đă sống cho t́nh yêu của chúng ta
qua những kỷ niệm cũ”.
Lựu nói, tiếng ấm và nhỏ, dư âm len vào từng danh từ. Tiếng
nói ấy chiều nay với tôi đă là những đường tơ xưa cũ vừa
rung lên và đă làm nổi dậy những h́nh khối màu sắc tôi tưởng
chúng đă ngủ giấc ngủ ngh́n đời trong lănh vực kỷ niệm.
Gặp lại Lựu, chúng sống lại trong tôi, những nét những đường
đă viền sương viền khói mà vẫn c̣n lấp lánh bay múa. Yên yên
một lát tôi c̣n cảm thấy nội tâm ḿnh thơm ngát hương mùa.
Từ tim phổi, hương thơm ngày cũ dâng lên, thơm ngát cả gian
gác bé nhỏ nh́n xuống Hà Nội.
Lựu ngồi nghiêng, một nửa ḿnh dưới ánh sáng, một nửa ch́m
trong bóng tối của buổi chiều cuối năm. Từ ngoài gió thấm
vào. Nét mặt Lựu in thành một đường nhờ nhờ, yên lặng trên
cái nền lẫn lộn ánh sáng bóng tối của những bờ tường bên
kia. Trước mặt tôi, cách một tầm tay với, tôi ngồi đối diện
với kỷ niệm. Bởi Lựu là tất cả cuộc sống, tất cả kỷ niệm.
Tôi chỉ c̣n Lựu. Tôi chỉ c̣n kỷ niệm. Chưa bao giờ tôi lại
thấy những phút giây của buổi chiều gặp lại này lại có thể
ngân nga, kỷ niệm lại đằm thắm chứa đựng và Lựu lại có những
nét đẹp diễm ảo như thế. Ngày cũ dần dần xuôi về. Nhịp đi từ
từ rồi nhanh mau dần dần. Vội vội, miên man. Tôi nh́n vào kỷ
niệm là những sự kiện cụ thể nhất của bây giờ đă nhoà biến.
Một hương khói của một điếu thuốc nào đang cháy dâng lên.
Khói thuốc khuất khúc, vật vờ. Như một ngả đường. Một lối đi
về cũ. Như những nhành hoa. Và bay múa thoang thoáng như tà
áo người đàn bà. Trong khói thuốc xanh biếc nhỏ dần những
sợi tơ chỉ, bóng tối Hà Nội giăng lưới xuống những cảm xúc
tôi lênh đênh trôi nổi giữa hai bờ kỷ niệm.
Bắt đầu là một nhành hoa phượng.
Màu đỏ huyết dụ, lấp lánh đời lửa mùa hè. Đỏ như ḷng Hồng
Hà phía băi ngô cuối tỉnh lỵ bé nhỏ, thành phố của Lựu, của
chúng tôi. Tôi nhớ những con đường mùa hè. Con đường nào
cũng h́nh như nằm dưới cái mái chói loà của hoa phượng. Hoa
đỏ lặng lẽ cháy lên trong buổi trưa yên tĩnh một ngày tháng
Sáu, hôm Lựu nh́n tôi đi về phía Hồng Hà, đợi một chuyến tàu
đêm.
Thành phố bé nhỏ của Lựu, năm nào hoa phượng cũng cháy lên
như một mớ lửa đốt rừng, trên ḷng phố, dưới chân đê, ngay
trước cửa nhà Lựu. Tháng năm vào cũ, màu hoa trở nên huyền
bí, nhưng tôi cảm thấy rằng trong đua nở vĩ đại của rừng hoa
mùa, lửa vẫn cháy đấy, Lựu ạ! Ngọn lửa cháy đỏ trên những sự
kiện khác của ḍng đời thiêu huỷ tiêu diệt đă sáng lên trong
cái thế giới bé nhỏ của chúng ta như một niềm tin. Nó cháy
trong Lựu, trong tôi, và mùa hè của chúng ta không bao giờ
hết nắng.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Nói với Lựu nhiều về những chùm hoa phượng. Về một ngọn lửa.
Về một thành phố cũ, về tháng Sáu. Mắt luôn luôn rưng rưng.
Kỷ niệm rung động mănh liệt. Vẫn c̣n Lựu. Hai người vẫn c̣n
nhau bằng kỷ niệm. Tôi chỉ c̣n những kỷ niệm này.
Góc phố Huế, không ngày:
Chiều Hà Nội xuống dần. Một thoáng sương từ ngoài trôi vào
xanh hẳn một bên mái tóc Lựu. Trong tôi có một cái ǵ đang
ngả màu. Màu phượng vỹ? Không, một màu đỏ khác. Man dại, úa
chết. Đỏ của một ḍng máu khô. Đó của chiến thời. Sắc màu
tàn lụi này tôi đă gặp lại cũng ở trong cái tỉnh lỵ bé nhỏ
của Lựu bây giờ đă nằm trong một cảnh đổ vỡ ghê gớm. Những
mảnh ngói nằm từ bao giờ bên lề đường, mà tôi nh́n thấy như
chúng c̣n đang rơi vỡ lăn lóc. Những viên gạch đang huỷ thể
từng phút từng giờ. Kỷ niệm đấy, Lựu ạ! Một con đường đầu
tỉnh lỵ đă nhoà dấu vết. Một mảnh đất phố Hiến c̣n chứa đựng
cái h́nh ảnh vui ấm của cửa sổ mái nhà, của những ánh đèn
xanh.
Tôi nhớ nhiều đến những sự kiện khác, vụn vặt bé nhỏ:
Một tấm biển số nhà treo nghiêng trên khung cửa. Khung cửa
đóng im trước cái chói chang của nắng đường. Lựu đi đất, mặc
áo lụa. Tiếng máy nước chảy ồ ồ buổi tối đợi Lựu.
Tôi đă về thăm cái tỉnh lỵ yêu dấu. Về một ḿnh. Tôi đă đứng
lâu lắm dưới đống gạch ngói đổ vỡ nguội lạnh. Những nhành
phượng chết dưới chân tôi. Tôi cảm thấy từng tấc đất đá,
từng nhành hoa phượng đang nh́n lên. Cái nh́n thăm thẳm chăm
chú lại như con mắt to đen của Lựu nh́n vào sự kiện lưởng
vưởng tàn lụi. Chúng nói ǵ? Chúng muốn nói ǵ với tôi? Nơi
này, sự sống hoa bướm cũ thật không c̣n nữa. Đến những tháng
năm nào vắng Lựu, hoa phượng lại có thể đua nở vĩ đại cho
một mùa hè của chúng ta?
Lần về thăm cái tỉnh lỵ bé nhỏ ấy, tôi đă nhớ thương một tà
áo màu hoa sen, màu Lựu vẫn ưa thích ngày xưa, từ mặt đường
dĩ văng bay lên, đỏ ấy nhoà với đỏ hoa trên cành làm thành
một thứ tâm t́nh chói chang toàn diện. Màu đỏ ấy nở lên như
nắng, lại như một cuộc t́nh duyên thắm thiết đang trưởng
thành. Như một ngọn triều. Như một sự kiện có chứa đựng cuộc
sống lứa đôi, từng phút từng giờ đi lên, ồ ạt lớn rộng, và
choán lấy tất cả.
Cái chói chang lớn rộng ấy tắt ngấm trong chiến thời. Rồi
Lựu cũng bỏ cái thành phố hoa phượng ấy mà lên đường. Hôm
người đi, hoa rụng trên lối buồn, màu đỏ rưng rưng dềnh lên
phút chia tiễn thê thảm. Tự đó như tôi biết, Lựu không một
lần trở lại thành phố này. Tôi c̣n biết rằng ở những chân
trời khác của Lựu, khởi đầu sự thiếu vắng những nhành hoa
cũ.
Lựu lấy ǵ để đốt cháy lại cái mùa hè vĩ đại của chúng ta?
Hà Nội, ngày hôm sau:
Như lần trước gặp Lựu, lại chỉ có những kỷ niệm được ôn lại.
Không hiểu tại sao, cả hai người cùng buồn ghê gớm.
Nhắc Lựu cùng nhớ lại một thành phố thiêu huỷ. Những bông
hoa phương đă bắt đầu héo chết. Lựu khóc. V́ buổi chiều tối
xuống bên ngoài. Hay v́ những nhánh hoa phượng? Dĩ văng dày
đặc. Chỉ c̣n dĩ văng, tôi chỉ c̣n dĩ văng.
Gác phố Huế, không ngày:
Bóng tối xuống hẳn. Lựu nghe tôi nhắc lại chuyện cũ, Lựu
không nói ǵ. Tôi biết giờ phút này bóng tối Hà Nội cũng
đang đi vào những sự kiện bên trong, nơi Lựu c̣n nhiều tàn
phai đổ vỡ. Lựu chớp mắt, ngón tay lặng lẽ khép lại một tà
áo. Lựu khóc không tiếng, nước mắt lưng tṛng. Chúng tôi lại
gặp nhau trong buổi chiều này nhưng nhiều mùa phượng vĩ đă
qua và nhành hoa cũ đă rụng theo những thời kỳ gió băo.
Trong tôi bỗng u uất v́ ư nghĩa ấy khi thấy ḿnh nh́n về sau
đổ vỡ, chỉ c̣n tối đen. Tối mênh mông. Đêm dĩ văng trong nội
tâm người không ánh lên một v́ sao bé nhỏ nào.
Chúng tôi đứng lên. Tôi đưa Lựu đi về phía cửa sổ. Dưới ḷng
đường màu xanh sương bụi trắng đục dâng lên. Những người đi
đường h́nh như cũng bé nhỏ hơn. Tôi nh́n những người đi
đường. Tôi nhớ đến góc trời của Lựu. Những góc trời của tôi,
của Lựu. Cái biệt thự bé nhỏ vùng Ngọc Hà. Những chân tường
xanh rêu. Một lối đi sỏi đá lẫn lộn. Đằng sau, rừng lá Bách
thảo xanh biếc. Lựu kể cho tôi nghe về những ngày tháng Lựu
về sống một ḿnh ở Ngọc Hà. Tôi đến đó nhiều lần. Tôi nh́n
thấy bóng Lựu thoáng hiện sau bức mành. Một tà áo lụa trắng.
Một mái tóc, cái nh́n của Lựu lặng lẽ trao gửi. Thế thôi.
Ngày tháng yên lặng nghiêng đi. Cuộc đời của Lựu từ đó b́nh
yên không mưa nắng, không gió băo vẫn là nỗi bận tâm duy
nhất của tôi, đôi khi đến rồi bỏ đi, ch́m vào bóng tối, về
sau những ngả đường. Thời gian từng lớp phủ măi lên thời
gian này những lớp bụi phấn của kỷ niệm. Rất mong rất nhẹ,
phảng phất hương thơm.
Có một cái ǵ giữa chúng ta đang đổi màu. Những sự kiện ǵ
bền chặt nhất mà không đổi màu? Nhưng tôi c̣n Lựu. Tôi vẫn
c̣n tin rằng những nhành phượng vẫn thơm đỏ lấp lánh. Và vẫn
có một nơi nào trong kỷ niệm để những nhành hoa ấy đua nở vĩ
đại cho mùa hè của chúng ta.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Những kỷ niệm nhắc lại hôm qua với Lựu đều chứa đựng một cái
ǵ xuông nhạt. Một cái ǵ không màu. Đôi mắt Lựu phẳng lặng
ghê gớm. Bắt gặp một cảm giác biên giới. Lựu nh́n đi đâu?
Lựu có nh́n về dĩ văng?
Lựu ơi! Đừng làm cho cái thế giới cuối cùng của tôi đổ vỡ.
Tôi chỉ c̣n những đổ vỡ này. Tôi chỉ c̣n đôi mắt Lựu rưng
rưng. Tôi chỉ c̣n niềm tin của tôi về đôi mắt Lựu rưng rưng.
Gác phố Huế, không ngày:
Đau buồn đă xảy đến trong loạn ly, trong chia cách. Những
lớp người thiên đô, những ngả đường ṃn. Những h́nh chiến
luỹ. Tôi xa Lựu trong luôn mấy năm. Tôi nhớ Lựu nhiều nhất
vào những ngày tháng đau khổ mất mát ấy. Tất cả những ngả
đường nào ở đó tôi hy vọng gặp lại Lựu đều nhoà đi cái chiều
nối kết. Chiến thời như mưa băo lụt lội làm cho cái chân
trời của chúng ta trở nên mịt mùng. Một cánh thư tôi gửi cho
Lựu không nhận được trả lời. Lựu bỏ vào Hà Nội. Giữa hai
cuộc đời, biên giới dựng lên từ đó. Hai bờ chia cách đứt
đoạn. Bên này bên kia, hai miền đất nước nhớ thương nhau. Từ
miền ngoài tôi nhớ Lựu, tôi nhớ Hà Nội. Những ánh lửa viễn
phố ma quái đốt cháy nội tâm tôi. Người em bé nhỏ của tôi đă
chọn ngả đường nào trong muôn vạn ngả đường của Hà Nội, 48,
49? Lựu bỏ đi, có phải những nhành phượng sẽ không bao giờ
nở nữa cho mùa hè của chúng ta?
Bẵng đi hai năm sau, tôi cũng vào Hà Nội. Tôi gặp lại Lựu,
nhưng thời gian cũng đă sinh thành những sự kiện mới. Tôi có
cảm giác Lựu đă đổi khác, Lựu đă đi xa. Lựu đă lên đường về
bên kia sông, nơi những cuộc đời gió băo nhất cũng trở nên
an định. Chuyến đi ấy đă đưa Lựu đến bến. Lựu ở lại đó. Lựu
c̣n nhớ hay đă quên?
Hà Nội, ngày hôm sau:
Gặp Lựu trong hiện tại, mời Lựu nhớ dĩ văng. Mắt Lựu mở lớn
bỡ ngỡ. Chắc Lựu lạ lùng về thái độ ḿnh. Về con người ḿnh
đúng hơn.
Vậy mà dĩ văng vẫn cứ là một thực thể có một sức tác động
mănh liệt. Lựu cũng là một thực thể của dĩ văng rồi mà! Cái
cảm giác biên giới cách biệt lại nổi lên. Đau nhói trong
tim. Dĩ văng. Những nét đẹp năo nùng không có ǵ trong hiện
tại này, chỉ c̣n những nét đẹp năo nùng của dĩ văng. Thương
nhớ về đầy hồn tôi. Phải lấy lại Lựu bằng kỷ niệm.
Gác phố Huế, không ngày:
Chiều nay gặp lại Lựu, cuộc t́nh duyên của chúng tôi vừa
được 12 năm. Muôn vàn h́nh ảnh lệ kiều đă ánh lên và cũng đă
phai tàn trong khoảng thời gian này. Nhưng chúng tôi, chúng
tôi vẫn không hề thay đổi. Đời Lựu và đời tôi đều là những
thế giới không mùa. Ở đây, trời đất của chúng tôi vững bền
chung thuỷ. Ngọc đá cũ c̣n nguyên khối tinh anh trên những
ngả đường c̣n nguyên vẹn lối đi về xưa. Lối đi về miền thuỳ
dương.
Buổi chiều này của Hà Nội mở xuống một chân trời cũ. Ở đó
hai tâm hồn đang cố gắng t́m kiếm một điểm nào để có thể
theo đó gặp lại những xúc cảm non xanh của buổi đầu. Điểm
nào? Ngọn lửa nào đă cháy lên? Những sự kiện ǵ lả tả đổ vỡ
đang được chắp lại để lên h́nh? Tôi nh́n thấy bóng chiều
nhoà nhoà phảng phất chung quanh đôi mắt Lựu lặng lặng thơ
nhỏ. Đường vai Lựu rung lên. Con mắt ấy và đường vai này
được thuộc về dĩ văng rồi.
Chúng tôi đến đứng bên cửa sổ, yên lặng nh́n xuống Hà Nội.
Một ngọn lửa quảng cáo cứ một lúc lại vụt đến sáng loé chỗ
chúng tôi. Tôi tin tưởng ở điều này Lựu ạ! Tin rằng chiều
nay Lựu đă về với tôi, và những chùm hoa phượng lại nở thơm
cái chân trời dĩ văng mà bỏ đi mười mấy năm Lựu đă gặp lại.
Lựu gặp lại những đời phượng vĩ của chúng ta là được là đủ.
Riêng tôi, mỗi lần gặp lại Lựu là tôi nhớ lại đến nhiều
vùng. Một ngả đường trong tỉnh lỵ bé nhỏ. Một mái nhà Ngọc
Hà. Những ngày lửa đạn xa cách, nhớ thương. Những địa điểm
xa vời đứt đoạn ấy, tôi nối kết lại thành cái ṿng kỷ niệm.
Tôi đưa Lựu đi xuống.
Buổi chiều Hà Nội đă tối hẳn. Từ lúc nào mưa bụi đă dấy lên.
Lựu đưa tay khẽ vuốt lại một bên mái tóc. Tôi nh́n sang, bắt
gặp một nụ cười của Lựu, vẫn nụ cười thiếu nữ ngày xưa, và
đôi mắt Lựu nh́n tôi, trong mưa nhỏ buổi chiều. Chúng tôi
chia tay nhau. Tôi đứng lại trên hè phố nh́n Lựu lên xe về
Bạch Mai, cái h́nh ảnh cuối cùng vẫn là một mái tóc, một
đường vai tôi đă yêu mến ngày nào trong dĩ văng. Những h́nh
ảnh đẹp nơn nà này đi dần vào nội tâm tôi, vào chỗ sâu kín
nhất của thế giới bên trong, nơi tôi c̣n giữ ǵn được nguyên
vẹn hoa hương của tuổi hai mươi. Thế giới ấy là của Lựu, của
tôi trên suốt dọc đường số kiếp. V́ vậy mà tôi gắn bó với kỷ
niệm với dĩ văng, qua niềm tin của tôi gửi vào sự chung thuỷ
của ḷng người.
Lựu ơi! Chiều nay người em bé nhỏ của tôi về đâu? Ngày mai
Lựu về đây? Gặp Lựu tôi sẽ đưa Lựu về cái thế giới riêng của
chúng ta. Tôi sẽ đưa Lựu về kỷ niệm. Ở chân trời nào những
nhành hoa phượng cũng vẫn đua nở vĩ đại cho mùa hè của chúng
ta. Tôi chỉ c̣n những nhành hoa ấy. Tôi chỉ c̣n Lựu. Tôi chỉ
c̣n kỷ niệm. Tôi sẽ chẳng bao giờ mất Lựu. Tôi chỉ c̣n kỷ
niệm. Tôi sẽ chẳng bao giờ mất Lựu, tôi sẽ chẳng bao giờ mất
kỷ niệm. Bởi Lựu sẽ không bao giờ đổi thay, kỷ niệm sẽ không
bao giờ đổi thay. Dĩ văng sẽ không bao giờ đổi thay.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Lựu không đến.
Tôi vẫn c̣n Lựu.
Tôi vẫn c̣n dĩ văng.
Tôi vẫn c̣n kỷ niệm.
Gác phố Huế, ngày cuối cùng:
Thế là Lựu đă ở lại. Tôi chỉ c̣n dĩ văng. Tôi chỉ c̣n kỷ
niệm. Tôi lên đường mang theo h́nh ảnh Lựu. Lựu là một dĩ
văng bé nhỏ trong dĩ văng rộng lớn của tôi.
Lựu có thể đổi thay. Mặc Lựu. Tôi sẽ không thay đổi, tôi sẽ
sống ở bên kia vĩ tuyến cho một cái ǵ không bao giờ thay
đổi.
Tôi vào hẳn kỷ niệm.
Dĩ văng bây giờ mới thực sự bắt đầu. Gửi Lựu, gửi dĩ văng,
gửi tôi. Chúng ḿnh sẽ gặp nhau trong kỷ niệm.
Thoạt đầu, những tờ nhật kư của Triệu làm tôi thất vọng ghê
gớm.
Tôi đă đợi chờ một cái ǵ sấm sét gió băo hơn. Tôi chỉ thấy
những h́nh ảnh nằm nghiêng nằm dọc như những xác chết chưa
khâm liệm. Một nhành hoa phượng, một thành phố trơ trụi, một
buổi chiều mưa phùn, và sau cùng một người đàn bà. Tất cả
chứa đựng trên nền trời thời chiến tối xám. Tôi nghĩ rằng
Triệu đă thần tượng hoá những h́nh ảnh này. Anh đă đặt chúng
lên một thứ khay vàng, đốt cho chúng những tuần hương. Nếu
chúng c̣n một tác động nào, chỉ v́ Triệu vẫn c̣n đốt cho
chúng những tuần hương. Tôi nghĩ rằng thực ra Triệu không
sống hoặc là anh đă sống hết sức giả tạo. Thế thôi. Không có
một cuộc chiến đấu nào đă xảy ra trong nội tâm anh.
Nhưng nghĩ thế tôi chỉ mới xét đoán Triệu, qua những tờ rời.
Những tờ rời không nói ǵ. Những tờ rời không bao giờ nói
ǵ. những giai đoạn riêng lẻ, những h́nh ảnh đơn độc không
bao giờ toát ra được một sự thực nào dù bé nhỏ mong manh.
Nhưng tôi đem đóng những tờ rời ấy lại tôi đă có được một
cuốn sách, ghép những nhành hoa phượng, mảnh ngói vỡ, người
đàn bà, tôi đă có được một bức hoạ. Nh́n cái toàn thể của
t́nh cảm Triệu, tôi đă có được một thế giới. Tôi có con
người của Triệu, cái thế giới t́nh cảm của anh đặt định bấy
lâu bằng những nền tảng bền vững nhất trong lănh vực quá khứ
hiện liên sâu thẳm ngột ngạt, sừng sững trước mắt tôi.
Sự thanh toán này đ̣i hỏi ở con người một cuộc chiến đấu anh
dũng. Từng giờ từng phút chung quanh tôi, những cuộc chiến
đấu vẫn đang tiếp diễn. Để chiến thắng một kẻ thù. Để chiến
thắng một tư tưởng. Để chiến thắng một chủ nghĩa. Nhưng có
ai như Triệu, đă chiến đấu đau đớn không phải để chiến thắng
một kẻ thù nào, mà là để đánh ngă chính những t́nh cảm ḿnh,
chính cái thế giới cá nhân của ḿnh. Th́ đau đớn ấy c̣n gấp
muôn vạn lần đau đớn của đổ máu.
Hôm nay Triệu đă phá đổ một thế giới. Bởi một hiện tại này
đă đẹp hơn một dĩ văng kia. Bởi cái năng lực mănh liệt của
con người khi một ngọn lửa tin lại về, lại đốt cháy, lại đẩy
tới.
Tôi muốn gửi Triệu điều này, tôi muốn gửi cho tất cả những
người bạn đường của tôi như Triệu điều này:
“Các anh đă phá được cái thế giới cũ của các anh. Các anh sẽ
dựng được cái thế giới mới cho các anh”.
Nhưng mà h́nh như tôi không thấy họ nữa.
Họ đă đi xa, hết sức xa.
Hết
|