Giai Đoạn Chị Định  - Mai Thảo      
Chị Định chết giữa mùa xuân, chị trút hơi thở cuối cùng trên căn nhà sàn dưới chân núi Án Đổ. Hôm chị Định mất, người đầy tớ thân tín của chị từ ngoài Liên khu III vào, mặc áo đại tang đưa người chủ xấu số đến cánh đồng cỏ phía tây ngọn suối. Phía nam, con đường đất đỏ từ chân núi Án Đổ men theo một bờ lạch sâu, bằng qua một miền đồi đất trơ trụi về mạn Kim Tân, Thạch Thành.


Chị Định nằm trong mộ, đầu hướng về Kim Tân, Thạch Thành. Người chết c̣n như theo dơi chúng tôi. Tôi tin chị chết thoải mái yên tâm. Dù chị đă chết xa vắng một ḿnh ở một góc núi hẻo lánh không được nh́n thấy cái mái nhà cổ cũ yêu dấu của đời chị ở măi tận Cửa Nam trong Hà Nội. Chị Định vẫn thường nói chuyện với chúng tôi cái mái nhà cổ cũ ấy, nh́n xuống một khoảng sân hẹp bên trong. Một cái bể non bộ khô cạn. Một bức mành, một lối đi mát lạnh dưới hành lang có những chùm hoa tím ngát thả ngọn xuống sát đụng mái tóc.

Chị Định ra khỏi Hà Nội chỉ c̣n giữ lại cái h́nh ảnh duy nhất này, nó tạo nên cái khối t́nh cảm thuần hậu trong đẹp của chị trên những khía cạnh thăm thẳm của thương nhớ mỗi khi từ Án Đổ, từ những vùng bên ngoài Hà Nội, chị Định hồi tưởng về Hà Nội, Hà Nội với cái phố của Nam thân yêu của đời chị.

Không được về chết dưới mái nhà cũ như chị chắc đă mong muốn, nhưng tôi tin chị chết yên tâm. Tin thế qua đời sống, qua con người chị, chứa đựng cái t́nh vị tha đằm thắm nhất mà tôi được biết trong những phút sống may mắn của đời tôi trong phần không và thời gian đất nước này từ khi chính thể cộng sản bắt nguồn như một thảm hoạ ghê gớm mà thế hệ này phải chịu đựng.

Gặp chị Định, riêng tôi đă có cái may mắn to lớn của con người c̣n gặp được con người theo cái nghĩa cao đẹp nhất, gặp được ngay trên đất cộng sản giữa khoảng thời gian 50-51.

Thời gian này của thế giới cộng sản, con người chỉ c̣n là một sự kiện sống sót hiếm hoi. Phần lớn đă chết rồi. Đại đa số đă bị huỷ diệt. Sau này nghĩ cho kỹ, tôi mới khám phá thấy rằng những đợt đấu tố mà cộng sản hiện đang phát động bằng tra tấn, bằng cực h́nh, bằng căm thù, bằng xương máu ngoài vĩ tuyến 17 với những người c̣n phải ở với chúng nó, chỉ là tối thậm vô ích. Thừa v́ không cần. Thừa v́ con người ở với chúng nó bị chúng nó giết chết từ rất lâu trước đấu tố. Con người bị cộng sản đem ra đấu tố đầu mùa xuân 56 đă chết từ những đợt chỉnh huấn cải tạo đầu mùa xuân 50, 51. Bởi chỉnh huấn cải tạo tư tưởng chính là một h́nh thức đấu tố tâm hồn. Người chết khi tâm hồn bị đấu tố. Người chết v́ mất tâm hồn.

Bởi vậy, mà đến Án Đồ, gặp chị Định, tôi đă có được cái cảm giác vừa chua xót vừa ngạc nhiên thích thú khi c̣n được nh́n nhận thấy ở chị một con người với một đời sống đứng thẳng băng cái h́nh dáng thẳng băng của con người, của đời sống tự do. Như một thân cây rừng đứng thẳng. Như một trái núi đứng thẳng. Tất cả đều đă mất tâm hồn. Chỉ c̣n chị với cái thế giới t́nh cảm của chị, với sự thương nhớ đôi khi chị gửi về cho cái bờ mái cổ cũ trong Hà Nội. Bóng dáng đơn độc của chị Định, tôi nh́n thấy giữa thế giới cộng sản, đẹp cái đẹp anh dũng của một người c̣n dám sống mănh liệt trọn vẹn đời ḿnh chung quanh những lớp người đă chết. Hàng ngàn hàng vạn, chồng chất la liệt.

Ít lâu sau đó, chị Định cũng chết. Nhưng chị chết v́ cái bệnh lao phổi của chị đă sang đến thời kỳ thứ ba, chứ quyết không phải chị chết v́ đấu tố tư tưởng. Giữa hai cái chết, chết v́ tâm hồn bị đấu tố ngoài đấu trường chỉnh huấn cải tạo, với cái chết v́ bệnh hoạn, v́ thời kỳ thứ ba, v́ những con vi trùng Koch, tôi thấy cái chết bệnh nhẹ tênh, bởi chỉ có nghĩa là yên nghỉ chứ không có nghĩa là gục ngă.

Giữa mùa xuân, những người đă chết v́ đấu tố tâm hồn đưa một người chết v́ lao phổi ra cánh đồng cỏ phía tây Án Đổ, hoa núi nhiều màu nở tưng bừng trong khắp thung lũng. Không ai biết có mùa xuân, không ai biết có những chùm hoa núi. V́ tất cả đă chết rồi. Tôi nghĩ đến đám tang chị Định gồm toàn những người đă chết đi theo linh cữu để mà nhận thấy tất cả cái hoang vắng của khu vực cộng sản khi tội ác của chúng đă được thể hiện bằng những đợt chỉnh huấn cải tạo.

Chị Định nằm xuống được rồi. Tôi nghĩ vậy. Tôi biết trước khi nhắm mắt chị Định cũng nghĩ vậy.

“Những đứa em tôi. Những đứa em tôi tự do. Những đứa em tôi đă về tự do. Tôi đă giúp những đứa em tôi về được với tự do…” phải là câu th́ thầm sung sướng của chị Định lúc mắt chị khép lại, thu vào một lần cuối cùng cảnh tượng Án Đổ sau khung cửa nhà sàn.

Bên ngoài, rừng núi Án Đổ xanh biếc giữa mùa xuân.

Cái chết của chị Định xanh biếc như mùa xuân.

Tôi đến Án Đổ lần sau cùng vào buổi chiều. Lên bộ từ Kim Tân Thạch Thành. Dăy phố Kim Tân vắng hoang v́ những người dọn nhà mở hàng ở đó đă bỏ đi hết. Không khí chiến tranh, đổ vỡ. Đường đất đỏ khé. Sông Thạch Thành đen đặc. Hôm qua một người thiếu nữ vừa tự tử chết ở mé sông bên kia v́ bị công an cộng sản bắt được trong người một số bạc Đông Dương. Ông lăo lái đ̣ bảo tôi là người thiếu nữ đẹp lộng lẫy làm bao nhiêu cán bộ cộng sản mê mệt, xác nổi lên giữa ḍng sông lớn vào khoảng 3 giờ sáng.

Tôi lên đường vào Án Đổ với h́nh ảnh người thiếu nữ chết oan khuất v́ những tờ giấy bạc Đông Dương. Đường vào xóm Án Đổ lượn nghiêng trên một chiều nghiêng của h́nh thể rừng núi vừa khởi đầu. Phía sau, Án Đổ xanh thẳm hoang rậm. Tôi đi thật mau. Tôi gặp những tốp thương binh từ một quân y viện trong núi ra ngoài Thạch Thành. Tiếng nạng gỗ khua gơ lạ tai trên nền đất rừng. Những đoàn người cụt tay cụt chân, vỡ mặt mất mắt. Họ đi qua tôi thành những hàng dài lầm ĺ câm tối.

Buổi tối tôi đến Án Đổ. Đầu óc tôi choáng váng mệt mỏi. Tôi kể chuyện cho chị Định về người thiếu những tự tử và những người thương binh. Chị Định thở dài bảo tôi:

“Đấy là những cảnh tượng chị em ḿnh nh́n thấy hàng ngày. Có ǵ lạ ḷng mà em phải ngạc nhiên?”

Qua câu nói chị Định, tôi đo lường được tận cùng cái không khí âm u của chiến thời và cái tính chất sâu kiến của đời người. Cộng sản. Một người thiếu nữ tự tử trên một ḍng sông đêm. Những con người huỷ hoại. Những đợt chỉnh huấn cải tạo. Sau bữa cơm, tôi đi theo chị xuống suối. Hai chị em cô độc giữa đêm rừng rộng lớn. Chị Định đến ngồi trên một tảng đá. Nước suối chảy mát lạnh qua những ngón tay. Cây có đứng yên từng chùm từng khối nhờ nhờ. Những lớp rừng núi xa gần trùng điệp. Tôi nghĩ đến Hà Nội. Đến một đoạn đường tôi sắp đi khỏi khu vực cộng sản, xa những đợt chỉnh huấn cải tạo, để cứu vớt lấy đời ḿnh, lấy tâm hồn ḿnh.

Tôi nh́n chị Định. Chị gầy quá. Tôi biết chị sắp chết. Chị có thể sống được nếu chị chịu về chữa lại cái bệnh hiểm nghèo của chị trong Hà Nội. Nhưng chị đă ở lại. Chị đă hứa với chồng chị rằng chị bằng ḷng ở lại nếu anh Định để chị hoàn toàn tự do trong việc thu xếp cho chúng tôi bỏ đi.

“Các em c̣n trẻ. Các em c̣n có thể làm được rất nhiều điều. Sự bỏ đi của các em cần hơn cả đời chị”.

Chị Định biết chị cũng chẳng c̣n sống được bao nhiêu. Chị bận tâm cho những người như chúng tôi một ngày đến với Kháng chiến cao đẹp bây giờ đang t́m cách bỏ đi v́ Kháng chiến đă chết rồi, v́ cộng sản đă giết chết Kháng chiến, chứ cái chết của chị, chị biết rồi, nên chị có thái độ hết sức thản nhiên. Chưa bao giờ cái tinh thần trách nhiệm của một người với một người, với thế hệ, lại thể hiện sáng tỏ rực rỡ đến thế.

Chị Định chống tay nh́n xuống mặt suối gờn gợn xuôi chảy. Côn trùng ŕ rầm trong cỏ tối. Bóng chị Định in lên nền trời sao là h́nh bóng của một giai đoạn rộng lớn. Giai đoạn này khởi đầu, chấm dứt cho những giai đoạn cộng sản, đánh dấu cho những ngày tháng tôi t́m đến tự do.

“Chị tính rồi. Em c̣n phải ở Án Đổ mười ngày nữa. Bây giờ mới là đầu tháng. Ít nhất cũng phải đến mười hai mươi ba ǵ đó em mới đi được. Cậy có vào được đến đây cũng phải hơn một tuần nữa. Hồi này đi lại khó khăn lắm. Công an mật vụ cộng sản đông như kiến khắp nơi. Mà nhất định phải đợi Cậy vào chị mới để em đi được”.

Cậy là người đầy tớ thân tín của chị Định ngoài khu Ba. Trung b́nh cứ nửa tháng Cậy lại từ khu Ba vào Án Đổ một lần. Mang tin tức thư từ cho chị vào Hà Nội và đem ra những ống thuốc Streptomycine cho bệnh lao phổi của chị nữa. Như thế đều đặn đă hai năm, kể từ ngày cơ quan của anh Định bị oanh tạc phải dời vào Thanh Hoá. Có điều là từ tháng trước, Cậy vào nhưng không c̣n mang theo những ống thuốc Streptomycine nữa. Chị Định dặn Cậy không phải mua thuốc. Chị đă khoẻ nhiều, chị đỡ rồi. Kỳ thực chị đau trầm trọng, và những ống thuốc mang giấu bí mật qua những chặng khám xét của công an cần cho chị hơn bao giờ hết.

Từ bỏ những ống thuốc được coi như thứ khí giới độc nhất trong cuộc chiến đấu lẻ loi của chị với bệnh hoạn, chị Định đă tự ư rút ngắn những ngày sống của chị đến cái độ có thể lượng trước được những giây phút cuối cùng.

Chị làm thế, cũng lại cho chúng tôi. V́ chúng tôi.

Hồi đó, chúng tôi đến Án Đổ mỗi ngày một nhiều. Những đợt chỉnh huấn cải tạo của cộng sản càng rộng th́ số người bỏ càng thêm đông đảo. Góc núi Án Đổ biến thành một thứ cứ điểm của tự do. Chúng tôi đều t́m về chị Định. Mỗi người đến Án Đổ, chị tuỳ tiện giữ lại, hoặc gửi đi ngay, tuỳ theo t́nh trạng an ninh ở dọc đường. Người nào đi cũng cần một số tiền ăn đường. Chúng tôi đến càng ngày càng đông, chị Định lấy tiền mua thuốc để đưa cho chúng tôi.

Tôi không muốn ca ngợi chị nhiều ở điều này. Ca ngợi là thừa. Đó chỉ là một hành động cao đẹp bé nhỏ trong bao nhiêu hành động cao đẹp rộng lớn. Tôi cảm thấy đầy đủ thế là được. Người ta nói nhiều về hy sinh. Tôi chỉ cần nói là chị Định đă hy sinh cho chúng tôi.

Trong thời gian 50, 51 và trong khu vực Thanh Hoá, chị Định, riêng chị có đủ phương tiện đưa chúng tôi đi thoát. Bởi chị có một người chồng đứng vào hàng ngũ cao cấp của cộng sản. Khu vực Án Đổ, bọn công an mật vụ hạ cấp không dám ḍm ngó tới, dù chúng nó có nghi ngờ là chúng tôi tới để sửa soạn bỏ đi. Anh Cậy, người đầy tớ thân tín của chị lại thông thuộc hết tất cả đường lối, ngơ ngách từ khu Tư ra khu Ba, qua đất Tề vào đến tận Hà Nội.

Chúng tôi t́m đến Án Đổ mỗi ngày một nhiều. Mới đầu, mỗi tháng chỉ một hai người đến. Về sau tuần nào cũng ba bốn người đến. Chị Định thu xếp chỗ ăn ngủ cho chúng tôi trong thời gian chờ đợi ở Án Đổ rồi có cơ hội thuận tiện, Cậy vào chị lại gửi chúng tôi đi. Khi tôi đến, những người được chị thu xếp cho đi thoát đă nhiều lắm. Muốn đi thoát cứ việc t́m đến chị Định. Ai cũng đi thoát. Chị thu xếp cực kỳ chu đáo qua những tính toán thông minh đầy kinh nghiệm.

Đêm phủ xuống đen đặc. Những ánh lửa le lói từ những khu nhà phía cơ quan.

Chị Định dặn tôi:

“Những ngày ở đây em kín đáo nhé! Cần nhất phải kín đáo. Đừng đi đâu ra khỏi Án Đổ, ngộ nhỡ có xảy ra chuyện rắc rối ǵ với địa phương chị không can thiệp được. Lần trước Hồng đến đây cũng phải chờ như em, không chịu được buồn, ṃ ra Kim Tân chơi có một tối mà bọn chúng nó cũng biết đấy. Chúng nó vào hỏi chị nhiều câu bóng gió khó chịu”.

Hồng là một tiểu đoàn trưởng trong quân đội cộng sản. Tôi nghĩ đến Hồng mà cũng t́m đến Án Đổ, cũng bỏ đi. Sự bỏ đi đông đảo không làm tôi ngạc nhiên nữa.

Chị Định c̣n dặn thêm tôi là nên tránh nói chuyện với anh Định. Nhất là đừng bao giờ đả động đến những vấn đề chính trị.

Chị cười:

“Anh ấy tin ở cộng sản th́ mặc anh ấy. Nhưng anh ấy không đụng chạm đến công việc của chị em chúng ḿnh là được rồi. Em có buồn xuống suối chơi hoặc đi loanh quanh trong Án Đổ thôi. Đừng để việc nhỏ làm hỏng việc lớn th́ chị sẽ ân hận lắm đấy!”

Đêm hôm đó tôi ngồi nói chuyện với chị Định ở bờ suối đến khuya. Đêm rừng đẹp một vẻ huyền ảo quanh tôi. Sao vắng muôn vạn trên khắp Án Đổ. Trời lạnh đặc. Sương phủ xuống trắng xoá những thành đá. Chị Định thúng thắng ho. Tôi nghĩ đến những ngày tháng cuối bệnh hiểm nghèo sẽ cướp mất của chúng tôi người chị thân yêu. Tôi nghĩ đến những người bỏ đi. Đến một người ở lại. Đến tự do của con người, đến tất cả chúng tôi. Xúc cảm dâng lên làm tôi nghẹn ngào muốn khóc. Tôi thấy thật xót thương nhiều điều cho những cái ǵ mong thoáng sương khói. Người mai sau là tôi những lúc nhớ những miền rừng núi hoang vu buồn rầu, và nếu có thương nhớ đến chị th́ đời chị và ḷng chị sâu rộng bao nhiêu cũng chỉ c̣n là một khoảng thời gian, một miền kỷ niệm, một giai đoạn quá khứ. Thế thôi.

Cuối cùng chị đứng dậy:

“Thôi em lên đi nghỉ. Có lẽ em là người cuối cùng đấy. Sau khi em đi Cậy sẽ không vào đây nữa đâu. Dạo này công an nó lùng bắt người dữ dội lắm. Chị cũng không muốn cho Cậy nó cứ phải đi lại măi. Ngộ nhỡ có xảy ra chuyện ǵ th́ chỉ khổ vợ con nó”.

Tôi không biết tôi có phải là người cuối cùng không. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều là chị Định đă ở lại. Chị sắp chết. Chị ở lại cho chúng tôi đi thoát. Cho chúng tôi tự do. Tôi biết sẽ không bao giờ chúng tôi được gặp chị nữa. Tôi biết chị sẽ chết ở Án Đổ. Chị sẽ không bao giờ được trở về dưới cái mái nhà cổ cũ yêu dấu của đời chị ở Cửa Nam. Chị nằm xuống một ḿnh trong khu vực cộng sản. Chị chết trong tự do.

Chị Định đă chết giữa mùa xuân. Sau khi tôi dời Án Đổ được vừa đúng một tuần lễ.

Từ Thanh Hoá 51 đến Sài G̣n 56 tôi lại đến giữa một mùa xuân. Tôi nhớ đến Án Đổ. Đến một giai đoạn. Đến một người đàn bà. Đến chị Định bé nhỏ của một giai đoạn rộng lớn. Đến con đường nhỏ chạy theo bờ lạch sâu về mạn Kim Tân, Thạch Thành, bao giờ những chùm hoa núi đỏ chói chang chắc đă nở tưng bừng trên hai bờ. Chị Định nằm ngủ dưới những chùm hoa đỏ vẫn c̣n như theo dơi chúng tôi.

“Những đứa em tôi, những đứa em tôi đă về được với tự do. Tất cả những đứa em tôi đều đă về được với tự do”.

Tôi muốn trả lời chị, trả lời chung cho tất cả chúng tôi:

“Vâng. Chúng em đă về được với tự do”.

Tôi chắc chị nghe thấy. Lúc nào và ở đâu, chị cũng vẫn nghe thấy.


Hết