Cô nhỏ cười, nụ cướ hiền
lành, ngây thơ, vô xố tội, khi lắc lắc cây viết trên tay,
nghiêng cái đầu bum-bê trước mặt tôi:
- Tối hôm qua tui buồn,
tui đi chơi với một củ khoai. Củ khoai này có máu bảy mươi chia
hai, cho nên hắn có một bàn tay vờ như lơ đăng, luồn vô trong
váy tui...
Trái tim tôi thót lại,
đập sai đi một nhịp, nhưng cái miệng vẫn điềm nhiên, tự tại:
- Thế cô có cho hắn một
cái tát tai không?
Cây viết dời lên, gơ gơ
nơi má:
- Nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ
tẻ đó. Tui lấy tay hắn ra và thốt lên cười.
- Cười?
Cổ tôi như mắc nghẹn,
như con gà nuốt phải sợi dây thun; trong khi cô nhỏ vẫn nhăn hàm
răng trắng muốt ra:
- Chứ sao! Vô ích mà.
Tui đă già tra già chát, đủ để coi khinh cái thói sỗ sàng của
bọn phàm phu. Đàn ông, toàn là một lũ như nhau hết. Ông nghĩ, có
phải không?
Một ngón tay đưa lên,
lắc lắc, và thoắt cái, cô nhỏ mở cửa pḥng đi ra, như không thèm
đếm xỉa đến câu trả lời "Ông nghĩ, có phải không?", bỏ lại tôi
một ḿnh, tức tối, nhức nhối. Cô nhỏ làm như tôi không phải là
đàn ông. Làm như tôi không hề có lấy chút tự ái của một đấng mày
râu. Luôn luôn, cô nhỏ cắng đắng và cay nghiệt. Luôn luôn, cô
nhỏ xem đàn ông là một thứ chẳng ra ǵ. Và tôi là người, tự bấy
lâu nay, đă là chỗ cho cô nhỏ trút cuồng điên thịnh nộ, phong ba
băo táp lên đầu. Ai oán thay, chính tôi là kẻ xung phong, chịu
lănh đạn; cho nên chưa bao giờ có thể hở môi kêu ca một tiếng.
Tôi là trưởng pḥng. Cô
nhỏ là nhân viên. Cô nhỏ làm việc trong xí nghiệp đă lâu, c̣n
tôi th́ mới đổi về. Ngay ngày đầu tiên, khi cô nhỏ gơ cửa bước
vào pḥng, chưa kịp nói năng ǵ, th́ tôi đă muốn toát mồ hôi
trán. V́ em chính là "cô tiểu thư" mà tôi đă khắc ghi h́nh ảnh
trong tim, suốt bao nhiêu năm thời trung học. Nói khác đi, cô
nhỏ đă là "đối tượng", bóp nát có lẽ không ít con tim của thằng
con trai mới lớn là tôi, khi bất ngờ cô bé chuyển về Sài g̣n học,
giữa năm lớp mười.
- Tôi là Trúc Sơn, trợ
lư của Trưởng pḥng cũ. Nếu cần ǵ, Trưởng pḥng cứ tùy nghi sai
bảo, trong khi chờ thay trợ lư mới.
Cô nhỏ nói trong lúc
đôi tay bận bịu với mớ hồn sơ tŕnh kư. Khi dứt lời, nh́n tôi,
th́ đôi mắt mở lớn ra, kinh ngạc:
- Thôi chết, ông là...
Một bàn tay đưa ngang
miệng, ấp úng.
- Đúng vậy. Tôi là Lộc,
học chung với nhỏ ở B́nh Dương. Không ngờ nhỏ vẫn c̣n nhớ.
Đôi mày hơi cau lại.
hai con mắt chớp lia, rồi cụp xuống. Tiếng nói thốt ra, yếu x́u,
như than với chính ḿnh:
- Khó làm việc! - Rồi
đột nhiên cao giọng - Tôi muốn nói với ông điều này. Vui ḷng
đừng gọi tôi là nhỏ. Cũng vui ḷng, đừng nói với bất kỳ một ai,
là tôi với ông quen nhau. Được không?
Một ngón tay út ch́a ra.
Tôi đưa ngón tay út của ḿnh, định bắt lấy, th́ một bàn tay cô
nhỏ đă đưa ngang, chặt ở giữa, không cho chạm đến tay ḿnh:
- Được rồi. Rất cám ơn
ông.
Cô nhỏ thật nghiêm
trang và đài các, đúng như một cô Kư Điệu. Tôi nghĩ thầm, y cang
ngày xưa. Thời tỉnh lỵ, cô nhỏ có biệt danh là "cô tiểu thư" v́
bất cứ ngày nắng hay mưa, học sáng hay học chiều, hay đi sinh
hoạt, cô vẫn có người đưa rước, không sót một lần. Bay giờ, sau
mấy năm xa cách, cô nhỏ dường như chẳng lớn thêm được chút nào.
Vẫn nhỏ nhán, mỏnh mảnh. Đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai. Khác đi
một chút, là khi xưa tóc cô nhỏ dài ngang lưng, mược mà. C̣n bây
giờ, tóc tém lên sau gáy, làm cho đôi mát như lớn thêm ra, trong
suốt.
Chừng dăm bữa sau,
trong lúc tôi trầm tư nh́n ngắm cô nhỏ đang soạn hồ sơ ở cái tủ
trước mặt, th́ chợt cô nhỏ quay ngoắt lại, cáu kỉnh:
- Sao ông chưa chịu đổi
trợ lư?
Hú vía! Không phải là
cau có, v́ bắt gặp tôi nh́n trộm. Tôi đáp vội vàng, nhưng rành
rọt:
- Cô làm việc này đă
lâu, quen rồi. Tôi là người mới, cần cô tiếp tay, nên tôi sẽ
không đổi trợ lư.
Cánh cửa tủ chưa kjp
đóng lại, cô nhỏ đă bỏ ra khỏi pḥng. Điều ǵ làm cô nhỏ có
nhiều thay đổi, không c̣n nói năng dịu dàng, khép ép như xưa?
Trước kia, cô hiền lành và nhu ḿ. Hoàng, trưởng lớp 9, đă có
lần kêu lên: "Nhỏ Trúc đúng là hiền như ma sơ". C̣n bây giờ cô
lạnh lùng, làm ra vẻ ta đây. Một hôm, khi đưa trả hồ sơ, tôi hỏi
cô nhỏ:
- Lập gia đ́nh chưa?
Tứ th́ cô nhỏ phùng man
trợn mắt:
- Không nói chuyện
riêng trong giờ làm việc.
Cô nhỏ làm tôi cụt
hứng. Tôi muốn thân thiện, nhưng cô nhỏ lại cách xa. Tôi cố gắng
ḥa đồng:
- Gặp bạn cũ, không
mừng sao?
Cô nhỏ vẫn ngang bướng,
đốp chát:
- Mừng ǵ? Người ta sẽ
nói, thấy người sang bắt quàng làm họ.
Tôi cười:
- Sang ǵ? tôi về đây
sau Trúc mà. tôi là hậu sinh, cần thỉnh giáo nhiều điều.
Cô nhỏ cong một cánh
môi:
- Hậu sinh khả...
Rồi quảy quả bước ra
khỏi pḥng, mang chữ cuối cùng đi theo. Nhưng tôi không thể nào
lầm được, cô nhỏ muốn nói: Hậu sinh khả ố. Trời đất, tôi chỉ là
một tên hậu sinh khả ố trong mắt nh́n ngang ngược của cô nhỏ.
Cô nhỏ cứng ngắn, khô
khan. Tôi cũng nghiêm trang, lạnh nhạt. Cô cố làm ra vẻ xa cách.
tôi cũng làm mặt cách xa, cho dù mỗi ngày, tôi và cô nhỏ gặp
nhau hàng chục bận. Có đâu xa, bàn viết của cô nhỏ án ngữ trước
cửa pḥng tôi, mở cửa ra là thấy. Với lại nhiệm vụ trợ lư ủa cô
là làm việc trực tiếp với trưởng pḥng. Trưởng pḥng! Cô nhỏ có
vẻ cay cú với hai tiếng trưởng pḥng. Đôi lúc c̣n dằn dỗi:
Trưởng pḥng, thưa ông! Không hiểu sao cô nhỏ lại cáng đáng với
tôi, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Làm như tôi với nhỏ là địch
thủ, là mặt trời mặt trăng, là lửa với nước. Tôi chưa thấy cô
nhỏ cười với tôi, suốt cả mấy tháng dài. Cái mặt lúc nào cũng
nghiêm nghị, lạnh lùng. Chẳng lẽ tôi với nhỏ có mối thù nào từ
muôn kiếp trước. Há tôi với nhỏ chưa từng học chung nhau từ năm
lớp 6 đến năm lớp 10 sao? Tôi đâu có làm điều chi thất lễ với cô
nhỏ. Kẻ nội thù. Chắc cô nhỏ xem tôi như là một kẻ nội thù, ch́
v́ tô bây giờ là xếp của nhỏ? Tôi đâu muốn làm xếp của cô nhỏ.
Tôi đâu muốn cô nhỏ làm mặt lạ với tôi!
Không biết cô nhỏ sẽ
c̣n giữ nét lạnh lùng, kiêu bạc với tôi thêm bao lâu nếu ngày
hôm đó, tôi không t́nh cờ đụng đầu với cô nhỏ trong buổi tiệc
sinh nhật một người bạn cũ, ở B́nh Dương. Buổi tiệc dễ thương v́
được tổ chức ngoài trời, dưới bóng mát của những tàn câu um tùm
xanh lá và toàn là bạn bè cũ. Tất cả cười đùa đàn dịch xôn xao,
vui vẻ trong vườn cau ăn trái, hệt như những ngày tháng cũ. Chỉ
khác là ngày xưa, các cô đi riêng, c̣n bọn con trai bao giờ chả
điệu. C̣n bây giờ, tất cả đă lớn, đă vào đờ́, có đứa lấy chồng,
lấy vợ, hết c̣n xấu hổ và xa cách.
Thoạt tiên, khi nh́n
thấy tôi , mặt cô nhỏ xụ xuống, ỉu x́u. Rơ ràng tôi thấy cô nhỏ
đang líu lo cười nói; vậy mà khi có mặt tôi, cái miệng chợt ngậm
lại, im ĺm, vờ như không quen. Hồng Thanh đứng kế bên cô nhỏ,
lắc tay:
- Nhớ không? An Lộc đó,
mấy năm nay đi tuốt miền Tây, giờ mới được đổi về.
Tôi cũng tảng lờ, vờ
như không phải là xếp của nhỏ, nghiêng đầu chào:
- Tiểu Thư!
Đây là lần đầu tiên cô
nhỏ không gắt gỏng, cau có và sừng sộ với tôi, dù tôi biết,
tiếng "Tiểu Thư" có thể làm cô nhỏ nín thở v́ tức.
Giữa buổi tiệc, Tùng,
chủ nhân, lên tiếng:
- Năm nay có thêm An
Lộc mới về. Năm ngoái thiếu Tiểu Thư. Vậy bây giờ chúng ta sẽ mở
đầu chương tŕnh văn nghê cây nhà lá vườn bằng sự xuất hiện của
An Lộc và Trúc Sơn. Mời hai bạn lên song ca một bài.
Bạn bè ồn ào hưởng ứng.
Thật là éo le, nhưng không thể chối từ. Khi tôi cầm cây đàn bước
ra, cô nhỏ cũng theo cùng, tươi cướ như là đôi bạn thân t́nh từ
kiếp nào vậy. Cô nhỏ th́ thào:
- Tôi không thể hát
trước đám đông. Ông phải cứu bồ đó! Khi thấy tôi cúi đầu chào
th́ chào theo và dẫn tôi rút lui, nhớ chưa.
Tôi líu ríu tuân theo
v́ đâu thể nào ngờ, bấy lâu cô nhỏ chanh chua, cay đắng hệt một
trái ớt hiểm, giờ lại thân ái, cư xử với tôi tử tế như vậy.
Trước đám đông, cô nhỏ
cười chào và chững chạc lên tiếng:
- Hẳn các bạn đều thích
Trúc và Lộc cùng hát một bản nhạc t́nh. Vậy xin ban nhạc hăy
chơi điệu nhạc nhẹ, chúng tôi sẽ hát bài Khơi ḷng.
Ban nhạc trổi điệu slơ,
c̣n tôi thí ngớ ra v́ chưa hề nghe đến tên bài hát, nhưng cũng
vội vă để tay lên phím đàn. Tiếng nhạc dặt d́u, khoan thai trong
khoảnh khắc th́ chợt cô nhỏ đưa tay ra, ngắt ban nhạc, cúi xuống
chào:
- Xin các bạn cho một
tràng pháo tay nếu vừa ư. Bản nhạc chúng tôi vừa hát xong, có
tên là Khơi ḷng tức là không lời. Xin kính chào!
Cô nhỏ đưa tay ra, cúi
xuống chào một lần nữa. Tôi cũng vội vă đưa tay ra nắm, cũng cúi
chào, dắt cô nhỏ đi lui giữa rầm rộ tiếng cười, tiếng vỗ tay la
hét v́ bất ngờ và thích thú.
Chưa ǵ cô nhỏ đă cấu
tay tôi:
- Bỏ tay ra, đồ lợi
dụng!
Tôi sượng cứng. Thật là
oan ôi ông địa. Rơ ràng cô nhỏ bảo tôi dẫn đi, rút lui; bây giờ
lại trở mặt. Cô quay đi ḥa nhập vào đám bạn, thản nhiên cười
nói như chưa hề chửi tôi tiếng nào. Chẳng lẽ trong cô nhỏ có hai
con người hoàn toàn trái ngược nhau?
Ngồi giữa đám bạn, cô
nhỏ hiền lành nhỏ bé, lí lắc dễ thương, hệt như cô tiểu thư thuở
đó. Vậy sao cô nhỏ cứ trở mặt với tôi luôn luôn. Hay cô nhỏ đoán
biết tôi có t́nh ư nên phải dằn mặt? Cho tôi co ṿi, cho tôi rút
lui, cho tôi ê chề mà không dám bước tới?
- ? Lộc, bạn lo học
hoài, bây giờ ra làm việc, đă có "đối tượng" chưa?
Tiếng Thảnh vang lên,
bất ngờ. Thái đấm vào vai khi thấy tôi lắc đầu:
- Thôi đi! Nghe nói mi
làm trưởng pḥng, thiếu chi thư kư dưới quyền, t́m kiếm đâu cho
xa, phải không bà con?
Cô nhỏ bĩu môi, quay
mặt đi nơi khác. Nhưng rồi cũng bất ngờ như tôi, quay ngoắt mặt
lại khi Tuyết Đông lên tiếng, tinh nghịch:
- Nếu ông Lộc chua có "đối
tượng" th́ ở đây có Đá Xanh tiểu thư...
Cô nhỏ để hết cả hai
bàn tay lên miệng Tuyết Đông, đè xuống. Cả hai té nhào trên cỏ,
tiếng cười của Tuết Đông nghẹn lại, c̣n cô nhỏ mặt mũi đỏ ửng,
đẹp hơn bao giờ.
Buổi chiều, khi cô nhỏ
một ḿnh hất từng chiếc lá vàng xuống mương nước, tôi đi theo,
lên tiếng:
- Trúc có biệt hiệu Đá
Xanh hồi nào vậy?
Cô nhỏ ngậm miệng, im
ĺm, Tôi không chịu thua, tiếp tục:
- Sao Trúc không giữ
tóc dài như xưa?
Cô nhỏ x́ một tiếng, bỏ
đi. Đúng là ngang ngược và kiêu kỳ. Tôi đuổi theo:
- Sao Trúc không chịu
xem tôi như là bạn cũ vậy?
Vẫn là một lặng thinh.
Lá khô lạo xạo dưới chân. Cô nhỏ làm như lắng nghe tiếng lá,
không thèm đếm xỉa đến tôi bên cạnh. Cục tức bay lên đè ngang cổ,
tôi đốp chát:
- ?, phải Trúc tuổi con
cua không?
- Đúng vậy! C̣n nguyên
quán của ông là Biên Hoà, phải không?
Tôi nói nhỏ tuối con
cua, ngang phè phè cho cô nhỏ tức mà lên tiếng. Ngờ đâu cô nhỏ
phản ứng thần tốc, tặng cho tôi cái tủ đứng khi bảo tôi từ nhà
thương điên Biên Hoà bước ra. Tôi cười:
- Th́ tôi cũng đâu có
quên, Trúc là dân Chợ Quán. Chúng ta cùng một ḍng họ mà, đâu có
khác xa nhau.
Cô nhỏ lặng thinh, lấy
chân giày khua lá. Không biết "trận chiến" sẽ kép dài bao lâu
nếu không có Thuận chạy tới gọi tôi về hát, v́ "có người yêu cầu".
Cô nhỏ bĩu môi, giễu cợt. Tôi vừa quay đi, th́ cô nhỏ đă chắn
ngang, đưa cái cằm ra, nghinh nghinh, hầm hừ:
- Cho ông biết, nếu nói
với bất cứ ai, tôi là trợ lư của ông, th́ tôi sẽ cắt cổ ông, lập
tức.
Tôi ôm đàn, đứng hát
giữa trời. Thật ḷng, tôi muốn hát cho cô nhỏ nghe lắm. Những
bài hát tôi vẫn thường hát một ḿnh, sau ngày em bỏ trường mà đi,
mang theo trái tim tôi mười tám tuổi. Nhỏ đâu biết, tôi mang
h́nh ảnh em cho đến bây giờ, cái vóc dáng nhỏ nhắn đứng tựa bờ
tường cao trên lối dốc nhà thờ cạnh trường, chờ người đến đón
mỗi buổi tan học, tóc dài xơa tung trong gió với một bàn tay em
nhỏ nhoi níu giữ. Cho nên tôi cắm cổ học hoài. Cho nên chưa có
ai lung lạc được trái tim tôi, dù dăm ba mối t́nh thoáng qua,
đọng lại.
Tôi hát Phượng hồng.
Tôi hát Em đẹp như mơ. Tôi đắm ch́m trong tiếng nhạc. Tôi muốn
nhắn gởi. Tôi muốn moi móc hết trái tim ḿnh, đem dâng tặng cho
em. Tôi nh́n cô nhỏ. Cô nhỏ nh́n tôi. Đôi mắt cô nhỏ chừng như
có lửa, sáng lên nhưng khuôn mặt xa vắng, u trầm.
Chiều tàn. Tiệc tan.
Tôi đưa cô nhỏ về v́ Tuyết Đông, người bạn cùng đi vớ cô nhỏ lúc
năy, ở lại B́nh Dương. Sau lưng tôi, cô nhỏ lên tiếng:
- Tôi không biết là ông
hát rất hay.
Tôi ma giáo, giả vờ
không nghe rơ. Cô nhỏ phải chồm tới trước, nói to hơn. Tôi nghe
thân thể mềm ấm của cô đổ trên lưng ḿnh. Tôi cũng hét:
- Không ngờ là Trúc
biết hát bài Khơi Ḷng...
Giữa đường, trời đổ mưa.
Tôi mừng rơn v́ cơ hội ngh́n vàng. Tôi đưa cô nhỏ vào quán nước
ven đường. Những giọt mưa thấm trên mặt cô nhỏ. Tôi đưa khăn tay
ra. Cô nhỏ ngần ngừ, rố cầm lấy. Từ phút đó, nhỏ có vẻ bớt lạnh
nhạt. Nhỏ đă mở miệng v́ mặt đối mặt, hết đường tránh né. Bên ly
nước chanh, tôi hỏi cô nhỏ:
- Sao Trútc có vẻ thù
ghét tôi dữ vậy?
Nhỏ trầm ngầm, rồi trả
lời rành rẽ, dứt khoát:
- Tôi thù ghét tất cả
đàn ông, trên cơi đời này.
Hai tai tôi lùng bùng,
tưởng như vừa nghe lầm. Chẳng lẽ nào cái khuôn mặt nhỏ nhắn,
trong trắng, thánh thiện như nhỏ lại thất t́nh, lại mang một vết
thương t́nh ái?
- Thật sao? Tôi không
tin.
- Th́ thôi!
Cô nhỏ buông lửng, lặng
yên múc từng muổng nước chanh, đưa lên miệng ngậm.
- Vậy sao có biệt danh
là Đá Xanh?
Lần này th́ cô nhỏ quắc
mắt, nh́n tôi dữ dội:
- Ông quả thật là ṭ
ṃ. Nhưng nói ra th́ ông lại không tin. Cho ông hay, tôi là
người ghét dối trá. - Giọng cô nhỏ chợt chùng xuống - Nhưng để
tôi trả lời, lẻo lỗi đạo.... Có lần tôi nói với Tuyết Đông: Tôi
bây giờ là một cục đá xanh, v́ đạp bảy búa chắc không ra một
giọt nước mắt. Ông biết, khi xưa tôi mít ướt lắm mà. Tuyết Đông
gọi tôi là Đá Xanh tiểu thư. Đâu ngờ lần này nó nói giữa đám
đông.
Cơn mưa kéo dài. Ông
trời quả là thương tôi v́ dưới mưa, cô nhỏ bỗng trở lên dịu
dàng, nhỏ nhẹ. Tôi nh́n đôi môi em nói, mới thấu hiểu thế nào là
"Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt". Tôi nh́n sâu trong mắt
em và lặng người. Em đă ngự trị trong tôi từ thuở đó, cho đến
tận bây giờ.
Sáng ngày thứ hai, rồi
thứ ba, cô nhỏ không đi làm. Tôi bâng khuâng. Tôi bứt rứt. Chẳng
lẽ nhỏ gan ĺ bỏ việc v́ đă lỡ trút nhiều tâm sự, nên bây giờ
hối hận, không muốn thấy cái bản mặt của tôi? Sang ngày thứ tư,
Cường kế toán bào pḥng:
- Con nhỏ trợ lư của
ông xin nghỉ một tuần.
- Vậy hả?
Tôi giả vờ thản nhiên
cho Cường tiếp tục:
- Con nhỏ đó một cây
xanh dờn. Tôi nói thật, ông đừng có đụng tới nó. Nó ghét đàn ông
lắm.
Tôi hơi giật ḿnh.
Chẳng lẽ cô nhỏ lại tâm sự với Cường là cô thù ghét đàn ông? Tôi
cười:
- Bộ cậu đụng nhỏ rồi
sao?
- Đâu có, là ông Phó
giám đốc. Bữa đó tôi vừa vào tới cửa th́ gặp nhỏ chạy ra, nước
mắt, nước mũi tùm lum. Ông Phó c̣n đứng xớ rớ, th́ ra con nhỏ đă
tặng ổng một cái tát đích đáng.
Tôi làm thinh. Cường
khai luôn:
- Chuyện đó lâu lắm rồi.
Hồi đó con nhỏ mới ra trường, c̣n hiền lắm, tóc dài, yểu điệu
thục nữ. Bây giờ con nhỏ nhanh nọc, dữa dằn, đụng đâu húc đó.
Cũng may là ông Phó giám đốc đó cuốn gói đi rồi.
- Sao cậu biết cô ta
ghét đàn ông?
Cường cười:
- Th́ ông khống thấy nó
đeo nhẫn ở ngón tay ghét con trai đó sao?
Cường đi ra khỏi pḥng,
lại ghé đầu vào:
- Ông đừng bao giờ hở
môi là ông biết chuyện đó vủa con nhỏ, nhen.
Hết tuần, tôi trông
ngóng cô nhỏ đi làm. Gặp tôi, cô nhỏ tảng lờ. Tôi than thầm.
Chẳng lẽ nhỏ lại nổi cơn? Buổi chiều hôm đó, trên đường về nhà,
sau cơn mưa đường xa, gió lạnh, nhỏ run rẩy núp gió sau lưng tôi.
C̣n tôi th́ run rẩy v́ cảm nhận sự gần gũi, ấm áp của cô nhỏ. Có
nằm chiêm bao mói tin được là, cô nhỏ của một thời thiếu niên mơ
ước tưởng ḿnh đă mịt mù, đă mất dấu, giờ lại nghiêng ḿnh, đeo
cứng trên lưng tôi. Và tôi th́ không biết trời đất thế nào, gió
lạnh ra sao, lúc có em bên cạnh. Khi bỏ em xuống trước nhà, tôi
nói: "Đừng xem tôi là đàn ông. (Thật ra tôi muốn nói, đừng xem
tôi như những hạng đàn ông khác, nhưng sợ cô nhỏ nổi sùng) Hăy
xem tôi là bạn. Hăy xem tôi như là trang nhật kư, nơi mà Trúc có
thể trút bỏ mọi điều. Tôi tuyệt đối trung thành là trang nhật kư.
Nói thật đó. Đừng giữ măi trong ḷng những chuyện buồn..." Đôi
mắt cô nhỏ chớp chớp, ngần ngừ, rồi một bàn tay đưa ra: "OK tạm
thời". Tôi nắm tay em, muốn giữ măi bàn tay mềm mại, nhưng vội
buông ra v́ c̣n nhát gan, sợ cô nhỏ lại sững sộ, kiếm chuyệm.
Cô nhỏ mang hồ sơ vào,
rồi ra, lặng lẽ, không cả nh́n tôi. Cho đến khi tôi nhịn hết
nổi, lên tiếng:
- Tuần qua Trúc đi đâu?
Cô nhỏ dừng lại, chỉ
vào miệng ḿnh, không nói.
Đến chiều, cô nhỏ th́
thào:
- Đừng nói chuyện với
tôi, lây bệnh.
Sau đó thấy cô nhỏ cứ
rầu rầu hoài, tôi hỏi:
- Hết bệnh chưa, sao
không vui?
Cô nhỏ nh́n tôi gượng
gạo, bơ thờ:
- Vui ǵ nổi!
Tôi nh́n kỹ, quả nhiên
cô nhỏ ốm đi và xanh xao:
- Nói đi, chuyện ǵ đă
xảy ra? Tôi là trang nhật kư của nhỏ mà.
Cô nhỏ hạ giọng;
- Việt kiều! Việt Kiều!
Bà nội bắt lấy chồng Việt kiều.
Tôi muốn đứng bật dậy
v́ cái tin chấn động kia, nhưng cố gắng ḱm giữ, bật tiếng cười
khan:
- Té ra cả tuần qua cô
ở nhà đi chơi với Việt kiều. Vậy mà tôi tưởng cô bệnh, lo giùm
cho cô.
- Tôi bệnh thật mà. Tại
ông bắt tôi há họng bữa đó nhiều quá, gió vào bụng, chịu đâu nổi!
Giọng cô nhỏ yếu x́u,
làm tôi nao núng, thương cảm rồi tự thương thân, trách phận.
Ḿnh vừa định bước tới th́ người ta đă sắp sửa vu qui. Ḿnh chậm
chân nên bây giờ lỡ chuyến. Thật là cay đắng. Thật là dở dang.
Thấy cô nhỏ từ từ đỏ da
thắm thịt trở lại, tôi hồi hộp chờ nhỏ báo tin đám cưới, nên
thăm ḍ:
- Chừng nào có tin vui?
- Tin vui ǵ?
Cô nhỏ cau mày, sừng
cồ. Tôi hết hồn:
- Tin Việt kiều đó.
Cô nhỏ bỗng cười hồn
nhiên:
- Dứt đẹp rồi. Tôi nói
với bà nội, là không muốn để má lại một ḿnh. Má cũng khóc. Bà
nội đay nghiến hoài, cũng xong. Và tôi thoát nợ.
Tôi thở phào, nhẹ nhơm.
Từ lúc đó, tôi đă chính thức trở thành "trang nhật kư" của cô
nhỏ, cho đến bây giờ. Đôi môi thơm tho, đẹp đẽ kia đă nhả ra đủ
điều, đủ chuyện, đủ cả hỉ nộ ái ố lên đời tôi. Tôi sống hoàn lẫn
trong cô nhỏ, mỗi ngày. Và mỗi ngày càng yêu cô nhỏ thêm một
chút, đậm đà, thắm thiết. Tôi càng yêu, càng đuối. Cô nhỏ càng ở
ṿng ngoài, quấn quanh lấy tôi, thu hút, lôi cuốn. Cô nhỏ là
thỏi nâm châm, tôi à từ trường nên cứ đi theo cô nhỏ hoài hủy,
quấn quít, không mệt mỏi, cũng không thể ĺa xa. Tôi đă thừ,
nhiều lần, t́m cách chui vào trái tim rong chơi bay nhảy của cô
nhỏ. Tôi rất muốn cô nhỏ dừng lại với tôi, làm người một đời,
vĩnh cửa, bất tuyệt. Một đời chung, măi măi.
- Tên của tôi và của
nhỏ cộng lại, sẽ thành một cái tên hay biết mấy. Nhỏ có biết
không?
Nhỏ nghiêng đầu nh́n
tôi:
- Biết rồi. An Lộc Sơn
chứ ǵ! An Lộc Sơn người t́nh, dâng trái vải lệ chi cho người
yêu dấu. Đúng không?
Giọng nhỏ kéo dài, cười
cợt, thản nhiên, vô t́nh. Tôi lại cụt hứng, hết dám tiến tới.
Bờ sông. Bờ lạch. Vỉa
hè. Góc phố. Quán nước. Quán nhạc. Chiều xuống. Trăng lên. Bên
ngoài công ty, cô nhỏ thân thiện, ngọt ngào theo tôi đi cùng
khắp. Lúc làm việc, cô nhỏ hăm dọa: "Ông mà nói với ai, tôi đi
chơi với ông, tôi sẽ cắt cổ ông ra, lập tức". Tôi đưa tay, vờ ôm
giữ cổ ḿnh, cười cợt mà chợt nghe đắng chát một nỗi niềm. Lâu
rồi, cô nhỏ thật t́nh xem tôi là bạn. Có phải cô nhỏ đă không
xem tôi là một đấng nâm nhi, khi cái miệng cứ ngọt sớt tui tui,
Lộc Lộc, Tui-nói-cho-ông-nghe. Tui-nói-cho-Lộc-nghe. Đêm nàm,
bên tai tôi cứ vang vọng tiếng nói của nhỏ, thỏ thẻ, thủ thỉ.
Quả là cô nhỏ đă có một giọng nói êm đềm chết người, khi kể lể:
"Tui cắt tóc ngắn từ năm 18 tuổi, sau khi đọc quyển T́nh mộng,
sách dịch của Hoàng Hải Thủy do má giấu lại sau ngày 30.4. Tui
cũng có đọc nguyên tác Roman Holiday rồi. Ông thấy, trên đời này,
bây giờ, t́m đâu ra một người đàn ông cau thượng như anh chàng
nhà báo Joe Bradley..."
Bây giờ th́ tôi hiểu cô
nhỏ, hiểu thấu suốt, cặn kẽ từ trong ra ngoài. Cô nhỏ có một tâm
hồn trong trắng, thánh thiện, luôn luôn ướp đầy thơ nhạc, mộng
mơ. Mà đời sống th́ ập xuống đời cô những thực tế xấu xa, thô
tục. Mười bảy tuổi, biết yêu lầ đầu, ba cô nhỏ nói gă con trai
đó lưu manh, du đăng, không xứng đáng. Người thứ hai, ba chê cù
lần. Người thứ tư... "Đến khi tui bắt đầu xem t́nh yêu chỉ là
tṛ đùa th́ ba chết. Ông biết, ba chết đi, mới hay ba đă có một
đứa con gái khác, ngoài tui, mới có mấy tuổi. Tui cam đành mang
tiếng bất hiếu mà nói rằng, ba tui đại diện cho những người đàn
ông để dạy tui biết, đàn ông có thể dối trá và phản bội đến thế
nào, có thể nhẫn tâm và bội bạc đến thế nào, có thể ích kỷ và vô
trách nghiệm đến thế nào, khi họ muốn..."
Tôi muốn nói với nhỏ,
rằng khong phải đàn ông nào cũng thế. Nhưng cổ họng tôi dường
như mắc nghẹn. V́ cô nhỏ không chỉ mang trong ḷng một vết
thương dễ chữa, mà là đời sống xấu xa đă làm cô nhỏ nghi ngờ, sợ
hăi. Cho nên, từ một con cừu, cô nhỏ đă nhe nanh biến thàn một
con chó sói, khi bước xuống thềm đời nhiều lọc lừa, gian trá.
Giờ th́ tôi biết bên trong cái vỏ hung dữ, luôn luôn gầm gừ, thủ
thế đó, là một tâm hồn yếu đuối. C̣n nhớ, khi tôi chạy vạy khắp
nơi, t́m cho được cuốn phim T́nh mộng rất cũ, do Audrey Hepbủn
đóng từ năm 53, lúc tôi với nhỏ c̣n ở đâu đó trong cơi ta bà này,
chưa ra đời; cô nhỏ đă mừng đến điếng người, ôm chầm lấy tôi: "Cám
ơn Lộc nghe! Cám ơn, cám ơn một ngàn, một triệu lần". Và sáng
thứ hai, cô nhỏ đi làm mang kính đen trên mắt. Tôi hỏi:
- ?, sao bữa nay làm
Vân Vỹ vậy?
Cô nhỏ kéo kính xuống:
- Ông nh́n xem, hai con
mắt tui sưng vù vù. Tối hôm qua, tui khóc hết biết luôn. Tui xem
Roman Holiday cả mấy lần. Tui thương công chúa và anh chàng Joe
bradley đó biết mấy...
Tôi thật muốn siết chặt
cái đầu nhỏ nhắn, trong trắng đó vào cái ngực ḿnh. Tôi muốn
nghiến nát cô nhỏ trong tay. Tôi nghe trái tim ḿnh rên rỉ: "Tôi
yêu em! Tôi yêu em!"
Cô nhỏ đă không giấu
tôi bất cứ điều ǵ:
- Ông là người bạn rất
tốt. Tui không thích chơi với con gái. Bạn gái chỉ thật là bạn
hồn c̣n đi học. Ra đời, tui không có bạn gái nào khác v́ họ toàn
là ganh đua, soi mói, bươi móc. Cho nên, cám ơn ông đă làm người
bạn chân t́nh. Chừng nào ông có đối tượng, cứ nói, tui sẽ không
c̣n phiền đến ông.
Quả thật cô nhỏ đă hớp
hồn tôi, đă khiến tôi lờ đờ, dở chết dở sống mỗi bận em tuyên bố
có người theo đuổi, tặng quà, mời uống nước, nghe nhạc. Và tôi
như hồi sinh, mỗi lần nghe em nói: "Hết rồi! Thôi hết rồi người
đă xa tôi". " Ông biết không, chắc trái tim tui thành đá rồi.
Chắc là tui sắp điên. Tui kiếm t́m và tui vô vọng. Làm sao để
kiếm được một người vừa là bạn, vừa là người t́nh, vừa là chồng,
vừa là anh, mà c̣n cả là... cha của tui... h́ h́..." Tôi biết cô
nhỏ h́ h́ để che giấu nỗi buồn. Tôi muốn nói với cô nhỏ, đừng đi
măi trên mây. Hăy ngó xuống, nơi này có tôi đứng đợi. Nhưng cổ
họng tôi cứ ngắc ngứ, ngần ngừ. V́ cô nhỏ đă quá thân, xem tôi
như bạn. Cô nhỏ c̣n rủ tôi chơi tṛ ví-dụ-ta-yêu-nhau mối khi
buồn buồn, kêu là thất t́nh, không ai để giận hờn, để đưa đi phố.
- Ví-dụ-ta-yêu-nhau,
khi tui giận, tui giả bộ chảy nước mắt, th́ ông sẽ làm ǵ?
- Th́ tôi sẽ giả bộ
cuống cuồng xin lỗi và lấy khăn ra, lau nước mắt cho nhỏ.
- Nếu tui giận, xuống
xe, bỏ đi, th́ sao?
- Th́ tui sẽ năn nỉ đến
hết nước miếng, chừng nào được, mớí thôi.
Cô nhỏ phẩy tay, phán
một câu xanh dờn:
- Tầm thường, như mọi
đàn ông khác.
- Ví-dụ-ta-yêu-nhau,
tui lỡ tát ông một cái, th́ sao?
- Tôi sẽ đưa thêm má
kia cho nhỏ tát.
- Không điểm. Ông thật
là tệ mà.
Ví-dụ-ta-yêu-nhau! Cái
tṛ này làm tôi điên đảo, si mê, và cũng tức tối, bực bội.
- Lộc à, vui ḷng cho
tui mược cái lưng một chút, tui muốn ngủ.
Rồi cô nhỏ áp má vào
lưng tôi, im lặng, dịu dàng, như "con mèo ngái ngủ trên lưng anh".
Tôi đang tưởng ḿnh bước tới được một chút, chợt cô nhỏ lên
tiếng:
- Ví dụ đó nha!
- Ví-dụ-ta-yêu-nhau.
Nếu ông biết được, trước đây tôi có một tá bồ, th́ ông nghĩ sao?
- Đâu có sao! Ai cũng
có thời con gái mà!
Cô nhỏ nhỏm dậy sau
lưng tôi, chồm cái mặt tới, nh́n:
- Thật không?
Và cô nhỏ cười. Nụ cười
tươi trên đô môi đẹp. Tôi ngây ngất. Tôi đắm đuối. Tôi nắm đôi
vai nhỏ kéo vào ḿnh, thốt lên bằng hết cả cơi ḷng:
- Tôi yêu nhỏ! Tôi yêu
em!
Cô nhỏ ngước nh́n tôi,
chăm chú. Rồi phá lên cười:
- Ví dụ hả?
Tôi cứng họng. Tôi mắc
nghẹn. Cảm thấy ḿnh giống như một tên hề. Rồi bất động và nghẹn
ngào để cô nhỏ cọ cái mũi vào mũi tôi, thầm th́: "Tôi cũng love
you", rồi lại cười hồn nhiên y như tôi là một cục đất, không có
trái tim rung động.
Một lần, tôi hát cho cô
nhỏ nghe bài Khi nào, thơ của Mai Trung T́nh: "Khi nào em mệt
mỏi, xin em hăy nghiêng xuống đời anh. Ḷng anh như vơng nhung
tơ phù phiếm, anh sẽ ru, ru em vài giờ quên..." Cô nhỏ vờ lơ
đăng, chống cằm nh́n ra cửa sổ. "Khi nào em tội lỗi, th́ xin em
hăy cầm giao giết anh. V́ anh như tấm gương soi đối mặt em đó.
Vỡ một lần, vỡ một lần cho xong. Khi nào em tuyệt vọng..." Cô
nhỏ đă bất th́nh ĺnh đưa tay, bịt miệng tôi lại: "Tui bị đau
bụng". Tôi buông đàn, ao ước được ôm em, ấp ủ. V́ tôi biết, tôi
đă thọc đúng vào trái tim em. Trái tim bướng bỉnh, trái tim bất
trị, trái tim hoài măi đi kiếm t́m một ước mơ xa xôi, không chịu
đối mặt hiện tại, không chịu ngó nh́n vào tôi: kẻ tự nguyện yêu
em, đến chết.
Tôi nhận được điên
thoại của cô nhỏ:
- Tui đang ở bờ sông và
rất muốn đi xuống nước. Ông hăy ra đây với tui, nếu có thể.
Tôi vơ vội quần áo,
chạy xuống đường. Quả thật cô nhỏ đang đứng ở bờ sông, một ḿnh.
Thật hú vía. Đêm khuya, cao bồi du đăng thiếu ǵ trong thời buổi
nhiễu nhương của thành phố bây giờ. Tôi thắng xe cái két, thiếu
điều muốn đụng, mà cô nhỏ vẫn im ĺm, không nhúc nhích. Tôi hét
lên:
- Hê, bà điên! Lên xe
đi!
Cô nhỏ vẫn lặng lẽ như
pho tượng. Chắc có chuyện bất thường. Tôi t́m chỗ gửi xe. Khi
nh́n cô nhỏ, tôi hết hồn thấy nước mắt chảy đầm đ́a trên má,
trên môi:
- Chuyện ǵ? Chuyện ǵ
vậy nhỏ?
Tôi đưa khăn tay, cô
nhỏ không cầm lấy mà ngang tay quẹt qua quẹt lại và tức tưởi:
- Tui muốn chết!
- Được rồi, chuyện ǵ
vậy?
Cô nhỏ hít mũi:
- Tui sắp lấy chồng.
Lâu lắm rồi mới nghe cô
nhỏ nhắc lại chuyện này. Lại c̣n kèm theo nước mắt, chắc là
nghiêm trọng. Tôi dỗ dành:
- Nín đi! Con gái lớn
lên, ai cũng phải có chồng mà.
- Nhưng mà, tui thương
không nổi.
- Th́ tập thương lần
lần...
Tôi t́m cách kéo dài.
Bấy lâu, tôi đợi chời, tôi hy vọng, sẽ chiếm được trái tim em.
Tôi muốn, chính miệng em nói ra t́nh cảm của ḿnh. Tôi không
muốn thừa nước đục thả câu. Tôi muốn em tin tưởng, bước tới. Tôi
muốn em ngả vào ḷng tôi, tự nguyện.
Cô nhỏ nở nụ cười méo
sệch, thiểu năo:
- Trời, thương mà c̣n
phải tập nữa sao? Chắc không đủ thời gian để tập đâu. Ông có bao
giờ tập thương chưa?
- Chưa. V́ tôi thương
thật ḷng, nên không cần phải tập.
Tôi trả lời, nh́n sâu
trong mắt cô nhỏ. Đôi mắt ướt, sáng long lanh. Cô nhỏ cũng gan
ĺ nh́n thẳng vào mắt tôi:
- Vậy, ông đă có người
thương?
Tôi gật đầu. Cô nhỏ dằn
dỗi, hết c̣n hít mũi:
- Thành ra đây là lần
đầu tiên tui khóc mà ông khôong chịu lau nước mắt cho tui. Đây
là lần đầu tiên tui không chịu lên xe, ông cũng không thèm năn
nỉ. Vậy mà, ông nói ví dụ...
Tôi ngắt ngang lời cô
nhỏ:
- Tôi yêu thật, nên
không cần ví dụ.
Chúng tôi đang đi dọc
bờ sông. Cô nhỏ bỗng dừng lại:
- Bữa nay ông ngon
thiệt! - Rồi bấy ngờ đấm cả hai tay vào ngực tôi - Tui ghét ông!
Tui ghét ông!...
Tôi giữ đôi tay của cô
nhỏ trong tay ḿnh:
- Và tôi cũng sắp làm
dám cưới. Chúng ta sẽ chấm dứt tṛ chơi ở đây.
Dường như tôi nghe cô
nhỏ có thoáng kềm giữ khi thở hắt ra:
- Được rồi, chúng ta
hết nợ nần nhau.
Cô nhỏ đă lau khô nước
mắt từ lúc nào, bắt đầu cười cợt, lên giọng:
- Chỉ c̣n một đêm nay
nữa thôi, mai chúng ta mỗi người một nơi... Nè ông, mai mốt
không được kể cho đức lang quân của tui nghe, là tui từng đi
chơi với ông, được không?
Tôi cũng cười cợt, ḥa
nhịp theo cô nhỏ:
- Tôi hứa. Tôi sẽ không
nói cho hắn biết, nhỏ là người đi trên mây, nhỏ dữ như bà chằn
lửa, nhỏ có nhiều người t́nh nhưng rất ghét con trai...
Cô nhỏ tiếp lời tôi:
- ... Là một người có
đủ một ngàn lẻ một thói hư tật xấu, là con gái không kim chỉ...
Ôi, cám ơn ông rất nhiều. Hắn đang tưởng tui hiền lành, ngoan
ngoăn đó mà... Bắt đầu từ ngày mai, tui sẽ không nói chuyện với
ông. Tui sẽ tu tỉnh, sẽ "điều chỉnh" lại con người của ḿnh. -
Cô nhỏ thấp giọng, như thể chỉ nói cho một ḿnh ḿnh nghe - Tui
sẽ đốt hết, những trang-nhật-kư...
Tôi nghe nao ḷng, nức
tim với những lời nói của nhỏ. Tôi cũng hạ giọng:
- Bộ tính lấy chồng
thiệt sao?
- Bận này bà nội cương
quyết lắm. Nội nói tui lớn lắm rồi, lại mồ côi cha, nội phải lo
cho xong mới yên tâm nhắm mắt. Ông nh́n xem, phải tui lớn rồi
không? Tui sắp già, phải lấy chồng. Tui không muốn lấy chồng!
Tui không muốn lấy chồng!...
Đôi môi cô nhỏ run lên,
nước mắt lại chảy xuống, thành ḍng... Tôil ấy khăn lau nước mắt
cho cô nhỏ. Lần đầu tiên cô nhỏ khóc trước mặt tôi, không giấu
giếm. Cô nhỏ vẫn là một con cừu, dù cố đội lốt chó sói nhưng đă
không thể che giấu được bản tính hiền lành, tốt đjp. Tôi buột
miệng:
- Ví dụ, người sắp đi
hỏi cưới nhỏ, là tôi, th́ nhỏ tính sao?
Dường như bước chân cô
nhỏ hụt đi một nhịp. Cô nhỏ bấu vào vai tôi, nhắm mắt lại, th́
thầm:
- Đừng ví dụ nữa. Tui
giỡn hết nổi rồi. Ông là người độc ác...
Tôi xoay mặt cô nhỏ lại
đối diện với ḿnh. Tôi nắm đôi vai gầy guộc, bé bỏng của cô nhỏ,
bắt nh́n thẳng vào mắt tôi:
- Tôi chính là người sẽ
đi hỏi cưới em. Nếu không tin, về hỏi bà nội và má xem. Là tôi
đó. Hăy ngă vào ḷng anh. Khi nào em tuyệt vọng. Là tôi đó, biết
chưa, cô nhỏ. Chính là tôi.
Đôi mắt cô nhỏ mở to,
rồi đôi môi hé ra, th́ thào:
- Tui không tin! Tui
không tin! Ông nói xạo! Ông nói xạo!...
Tôi kéo cô nhỏ vào ḷng.
Cô nhỏ cũng ôm chầm lấy tôi. Tôi cảm nhận, cô nhỏ đă thật sự là
của tôi, khi em ngả đầu trên vai tôi, bật khóc. Tôi tiếp tục nói.
Chính là tôi. Chính là tôi đấy mà. Đừng khó nữa. Đá Xanh. Là tôi
đó. Và em th́ lắc đầu. Không tin. Không tin. Cho đến khi, tôi
chợt thấy đôi môi tôi đang ắn chặt lấy môi em, từ lúc nào...
|