Cô gái xứ Ipanema  - Haruki Murakami      
Xinh đẹp, thon thon, nâu rám
Cô gái xứ Ipanema đi lướt qua
Trong nhịp vũ khúc Samba
Uyển chuyển đung đưa, cô gái bước...

Nhưng... V́ cớ chi ta lại buồn?

Ôi... Ta muốn đến thú nhận cùng nàng...
Vâng!... Ta phải thổ lộ với nàng
Nhưng nàng chẳng nh́n ta
Mà chỉ mải mê nh́n ra mặt biển...


Cô gái xứ Ipanema đă nh́n biển như thế vào năm Sáu Mươi Ba. Và bây giờ, vào năm Tám Mươi Hai, cô gái xứ Ipanema đang nh́n biển hệt như thế. Nàng không già đi. Nàng đă bị niêm khắc vào trong h́nh ảnh của bản thân và cứ như vậy mà trượt trôi chậm răi trên mặt biển thời gian... Mà cũng có thể là nàng đă già hơn – và khi ấy chắc hẳn nàng đă phải xấp xỉ tuổi bốn mươi. Và cứ mặc kệ ai đó không đồng ư với điều này, nhưng vẻ như nàng đă không c̣n thon thả và rám nắng như thế, như cái thời xa đó nữa. Nàng đă có ba con, c̣n ánh nắng mặt trời th́ làm da nàng đau yếu. Có thể nàng vẫn c̣n rất đẹp, nhưng quả t́nh không c̣n trẻ trung như hai mươi năm về trước nữa – sự đời phải vậy, biết làm sao được!

Nhưng trong chiếc đĩa hát, rơ ràng là nàng đă không già hơn. Nàng vẫn đó, trong chất giọng tenor – saxophone êm dịu của Sten Ghetes – măi măi là cô gái mười sáu tuổi dịu dàng và thon thả xứ Ipanema. Tôi bật máy, hạ chiếc kim xuống mặt đĩa – và lập tức h́nh hài thon nhỏ của nàng hiện ra.

Ôi... Tôi muốn thú nhận cùng nàng.

Vâng!... Tôi phải thổ lộ với nàng.

. Tác giả: Haruki Murakami sinh năm 1949. Ông là nhà văn nổi tiếng nhất Nhật Bản hiện nay, với lối viết hết sức tinh tế. Tác phẩm Rừng Na Uy của ông đă từng được dịch sang tiếng Việt.


Mọi lần đều vậy, cứ hễ nghe đến bài hát này, tôi lại nhớ tới cái hành lang trong ngôi trường cũ. Cái hành lang tăm tối, hơi ẩm ướt trong ngôi trường của tôi. Trần nhà cao âm thầm dội lại những tiếng vọng bước chân khi bạn đi trên nền lát bê tông. Một vài ô cửa sổ mở ra hướng Bắc và liền kề đó là những ngọn núi khiến hành lang luôn luôn tăm tối. Tối - và lặng yên hệt dưới mộ. Hoặc ít ra là trong tâm trí của tôi cái hành lang này vẫn luôn yên lặng đến kinh người.

C̣n tại làm sao mà tôi lại luôn nhớ đến cái hành lang trong ngôi trường mỗi khi nghe bài hát Cô gái xứ Ipanema – th́ chính tự tôi cũng không được rơ lắm. V́ thực ra chẳng có mối liên hệ nào hết cả. Thật lạ, không hiểu những viên đá nhỏ mà cô gái xứ Ipanema năm Sáu Mươi Ba đă ném xuống giếng sâu kư ức của tôi là cái ǵ vậy nhỉ?

C̣n dăy hành lang trong ngôi trường cũ, tiếp đó, lại gợi lên trong tâm trí tôi món rau xà lách trộn. Nào là dưa chuột, cà chua, lá rau xà lách, ớt quả, măng tây, hành tây thái lát – tất tần tật trộn chung với món nước xốt Thiên Đảo màu hồng dịu. Nói như thế không có nghĩa là ở cuối cái hành lang trong trường cũ của chúng tôi có bán món rau trộn. Hành lang dừng lại ở một cánh cửa, c̣n sau đó khoảng chừng hai mươi lăm mét là một cái bể bơi xấu xí.

Vậy tại sao cái hành lang trong trường học lại gợi cho tôi nghĩ đến món rau trộn như thế? Nếu ngẫm kỹ ra, th́ ở đây cũng chẳng có manh mối ǵ.

C̣n món rau trộn gợi cho tôi nhớ tới một cô bé mà có dạo tôi từng quen không thân lắm.

Mặc dù liên tưởng này hoàn toàn có thể giải thích được. Cô bé luôn ăn món rau trộn.

- Bạn, khrum – khrum, đă làm, khrum – khrum, bài tập tiếng Anh chưa?

- Khrum – khrum, Vẫn chưa xong. Khrum – khrum, vẫn c̣n, khrum – khrum, một đoạn nữa cơ.

Tôi cũng là đứa cực thích ăn rau, nên chúng tôi đă kết với nhau làm một cặp. Cô bé có những chính kiến hết sức đặc biệt: Cô thành kính tin rằng nếu tuân thủ một thực đơn ăn kiêng cân đối bằng rau th́ mọi chuyện trên đời đều êm đẹp cả. C̣n nếu như tất cả loài người chuyển hết sang ăn rau th́ ḷng tốt và cái đẹp sẽ được lên ngôi, c̣n thế giới sẽ ngập tràn sức khỏe và t́nh yêu. Hệt như trong vạt rừng dâu nào đó...

“Ngày xửa ngày xưa, - một triết gia viết, - vào cái thời khi giữa vật chất và kư ức là một vực thẳm siêu h́nh”.

Cô gái xứ Ipanema năm Sáu Mươi Ba/Tám Mươi Hai tiếp tục bước đi im ĺm trên băi tắm siêu h́nh nóng bỏng. Băi tắm rất dài, những con sóng trắng b́nh thản ập đến. Gió lặng ngắt, chân trời sạch tinh. Bốc mùi biển.

Mặt trời đốt không thương xót.

Tôi vạ vật dưới tán ô che nắng; tôi lấy từ thùng ướp nước đá một lon bia và bật nắp. Tôi đă uống bao nhiêu lon rồi nhỉ? Năm lon? Hay là sáu? Nhưng thôi, mặc xác mọi chuyện. Uống bao nhiêu rồi cũng toát mồ hôi ra hết ấy mà.

C̣n nàng vẫn cứ bước đi. Bộ đồ tắm bikini màu sắc giản dị bó sát lấy tấm thân thon thắn và rám nắng.

- Chào cô em, - tôi gọi nàng.

- Chào anh! - nàng nói.

- Cô em uống bia chứ? – tôi ngỏ ư.

- Có! – nàng đồng ư.

Và chúng tôi cùng nhau uống bia dưới tán chiếc ô trên băi tắm.

- Nhân tiện nói thêm, - tôi nói, - h́nh như tôi đă gặp cô em ở đây – vào năm Sáu Mươi Ba. Cũng ở chỗ này, và thời gian này trong ngày.

- Không có lẽ. Đă lâu thế kia ư?

- Vậy đấy!

Nàng tu một hơi hết nửa lon bia, và nh́n vào trong lon qua cái lỗ.

- Có thể, là anh đă gặp... Vào năm Sáu Mươi Ba, anh nói thế à? Hừ, vào năm Sáu Mươi Ba... Ta đă có thể gặp được nhau.

- Cô em chẳng thay đổi ǵ hết, phải vậy không?

- Th́ em là cô gái siêu h́nh mà.

- Nhưng lúc ấy cô em hoàn toàn không để ư ǵ đến tôi cả. Cứ nh́n măi ra biển thôi.

- Mọi chuyện đều có thể, - nàng nói. Và nàng cười: - Anh nghe này, có thể uống thêm bia được không?

- Tất nhiên, - tôi nói và bật cho nàng một lon. – Nhưng cô em sao thế: Từ dạo đó cô em vẫn cứ đi dọc băi biển như thế ư?

- Quả có vậy!

- Thế ḷng bàn chân của cô em không bỏng ư?

- Không hề ǵ. Ḷng bàn chân của em rất siêu h́nh mà. Anh có muốn xem không?

- Có.

Nàng duỗi đôi chân thon và chỉ cho tôi xem đôi ḷng bàn chân. Đôi ḷng bàn chân siêu h́nh tuyệt diệu. Tôi khẽ chạm vào chúng bằng mấy ngón tay. Chúng không hề nóng, cũng không lạnh lẽo chút nào. Tôi sờ chúng – tiếng sóng vỗ khẽ ŕ rào vẳng tới. Và thậm chí cả tiếng ồn này cũng rất siêu h́nh.

Tôi cùng uống bia với nàng, không nói thêm lời nào. Đến cả mặt trời cũng bất động. Thời gian đứng yên tại chỗ. Các cảm giác khuất ch́m sau tấm gương soi.

- Khi nghĩ đến em, tôi luôn nhớ về cái hành lang trong trường học, - tôi nói. - Điều này là cớ làm sao nhỉ?

- Bản chất của con người nằm trong tính phức tạp của nó, - nàng nói. - Đối tượng của khoa học về con người không phải là khách thể, mà là chủ thể ở bên trong thân xác.

- Ư hừ, - tôi nói.

- Tóm lại, anh hăy sống cho bản thân. Hăy sống đi, sống, và sống – và chỉ thế thôi. C̣n em – chỉ đơn giản là cô gái với những ḷng bàn chân siêu h́nh.

Với những lời lẽ như vậy cô gái xứ Ipanema năm Sáu Mươi Ba/Tám Mươi Hai phủi cát bám trên đầu gối và đứng dậy.

- Cám ơn anh đă mời bia.

- Ồ! Không có ǵ.

Có lúc, tôi chạm mặt nàng trong toa xe điện ngầm. Nàng liền gửi cho tôi một nụ cười hệt như muốn nói: “Cám ơn anh đă đăi bia khi đó”. Tôi không trao đổi với nàng một lời nào kể từ đó – nhưng cảm thấy rằng linh hồn của chúng tôi dường như đă gắn chặt với nhau. Chúng gắn với nhau bằng cái ǵ, cái nút thắt đó ở đâu – tôi không thể hiểu nổi. Ắt phải ở một nơi bí ẩn nào đó, trong một thế giới xa xăm nào đó. Trong cái nút thắt này xoắn xuưt cả cái hành lang ngôi trường, cả món rau xà lách trộn, cả cô bé – thích rau và những vạt rừng dâu của cô. Bạn càng nghĩ như vậy – th́ thường càng hay tiếp nhận các sự vật với cái hơi ấm hoài niệm nào đó. Mà hẳn là ở đâu đó cần phải có cái nút thắt nối kết tôi với chính ḿnh chứ! Và lạy Chúa, nhất định sẽ có lúc tôi được sa vào cái thế giới xa xăm đó, đến cái nơi bí ẩn đó – và tôi sẽ gặp ở nơi đó chính bản thân ḿnh. Nếu có thể được – tôi ước ǵ ở nơi đó cũng thật là ấm áp. C̣n nếu ở đó có thêm một vài lon bia nữa th́ chẳng cần cầu mong thêm điều ǵ. Ở đó tôi sẽ hóa thân vào Kẻ - Là - Chính - Tôi, c̣n cái Kẻ – Là - Chính – Tôi đó sẽ hóa thân vào tôi. Giữa chúng tôi sẽ không c̣n một khe hở nhỏ nào. Ở đâu đó nhất định phải có cái nơi tuyệt vời như thế chứ.

C̣n cô gái xứ Ipanema năm Sáu Mươi Ba/Tám Mươi Hai cả đến bây giờ vẫn đi trên băi tắm nóng bỏng. Nàng sẽ vẫn đi như thế cho đến chừng nào tôi c̣n chưa nghe đến thủng chiếc đĩa hát cuối cùng.

Hết