" Không có chân lư tuyệt đối,
chỉ có rất nhiều các chân lư tương đối"
Vui thích và đau khổ đều do những nguyên nhân sinh tồn mà có. Khi ta không theo
những nguyên tắc đó th́ chúng biến dạng đi, thành ra hai bệnh rất nặng: một bệnh
phát sinh do sự phân tích tâm lư quá độ; một bệnh phát sinh do bắt buộc phải làm
một việc không bao giờ thay đổi.
Những người mắc bệnh thư nhất có tài tự xét lắm. Họ như có nhiều tâm hồn: một
tâm hồn cảm, một tâm hồn thấy ḿnh cảm; một tâm hồn suy tưởng, một tâm hồn thấy
ḿnh suy tưởng. Óc họ luôn phân tích tư tưởng ra từng mảnh. Luôn luôn họ cần
phải có những cảm giác mới và thay đổi nguyên nhân những cảm giác ấy. Bệnh phân
tích đến cực độ, bệnh "nhơi tâm lư" ấy, bệnh luôn luôn quay tṛn ở chung quanh
ḿnh ấy, chưa bao giờ nặng như bây giờ.
Cái hại thứ nhất là nó làm cho vui thích tan đi, v́ phải hoạt động có điều độ
mới thấy vui thích được, v́ quá phân tích cái vui ra th́ thấy nó phù du quá mong
manh quá.
Đứng trước cảnh đẹp, nếu ta không muốn chỉ thưởng thức thôi mà c̣n muốn lư luận
xem ta thưởng thức có đúng hay không, phân tích xem tâm hồn ta có những thay đổi
ǵ, muốn hiểu tại sao nó thay đổi và thay đổi ra sao, th́ cái vui của ta yếu đi,
mất đi ngay.
Những cái vui về tâm hồn cũng vậy, không chịu được sự phân tích. Nếu lương tâm
ta lúc nào cũng xói bói vào th́ không có hành vi nào là toàn thiện, không dính
một chút vị kỷ, không chịu một ảnh hưởng xấu xa cả. Nếu ta phân tích ta quá th́
ta không thể hy sinh, không có nhiệt t́nh, không quảng đại được, không quên ḿnh
được. Nhiều khi, và điều này mới tệ hại hơn, cảm t́nh của ta biến đổi đi: Không
biết thưởng thức nữa, ta đâm ra hay chê bai; không yêu được, ta hay hờn ghét. Ta
thành ra nhút nhát, sợ những t́nh cảm của ta, không dám cho chúng biểu lộ ra; ta
hay thuyết lư vụn vặt, b́nh phẩm cả những ư nhỏ nhặt nhất của ta rồi sinh ra hay
sợ, chẳng đâu vào đâu cũng làm ta cuống cuồng lên. Ta không biết hưởng cái vui
lâu dài và trong sạch nữa.
Có những đau khổ bồi bổ cho tinhh thần th́ trái lại, cũng có những đau khổ làm
cho ta suy nhược đi. Những kẻ có bệnh quá phân tích tâm lư không biết đau những
cái đau khổ trên mà không bao giờ thoát khỏi những đau khổ dưới. Người thân họ
chết, họ cũng không để nỗi buồn tràn ngập họ, họ thắc mắc tự phân tích tâm lư
ḿnh rồi họ tự lấy làm xấu hổ v́ không khoe được. Trái lại, trước những đau khổ
làm họ suy nhược đi th́ họ càng nghĩ tới mà họ càng cảm thấy khổ. Khổ mà nghĩ
đến cái khổ của ḿnh là khổ đến 2 lần. Họ giống như người có nhọt, thấy bứt rứt
khó chịu rồi lấy móng tay mà găi như điên cuồng vào, cho đến khi chảy máu mới
thôi. Lúc nào họ cũng phải có cảm giác ǵ kích thích, họ mới chịu được. Đời sống
bên ngoài không cho họ những cảm giác đó th́ họ kiếm trong thâm tâm họ, không
biết rằng những cảm giác đó nhiều khi chỉ làm cho họ đau khổ mà thôi. Các thi
nhân ca tụng những "khoái lạc của đau khổ" là thế. Họ không những chịu những nỗi
đau hiện tại mà c̣n bới móc trong kư ức những đau khổ đă qua nữa. Trách chi họ
chẳng chán đời. Như thế phải chăng ta không suy nghĩ kỹ ? Không. Quá suy nghĩ là
hại chứ không phải không suy nghĩ là hại. Phải chọn lúc mà suy nghĩ. Để cho suy
nghĩ ngăn trở hoạt động của ta th́ không nên, nhưng để cho nó dẫn đuờng, nâng đỡ
sự hoạt động th́ rất nên.
Muốn trị bệnh đó, phải nhớ rằng sống là hành động, là phấn đấu. Biết thưởng thức,
cảm phục hơn là biết biện luận, phê b́nh. Và phải tin ở đời. " Mặc cho đời trôi.
Nhiều lúc phải biết quẳng lên bờ cái gánh nặng những buồn bực, lo âu và thông
thái rởm đi mà tự trẻ lại, nhỏ lại, biết giản dị sống đời hiện tại, biết nhớ ơn
và chất phác."
|
|