Năm Thứ 4889
TỦ SÁCH KIM ĐỊNH
Bộ Kinh-Triết-Sử-Văn với 33 tác phẩm
(ảnh cand.com.vn)
TIỂU SỬ
TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH
Lương Kim Định (1914-1997)
Triết
gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại
Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt
nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng
Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết
tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946).
Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des
Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài
liệu xây đắp nền triết lư Việt Nam. Trở
về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông
tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn
Khoa Sài G̣n, Đại Học Vạn Hạnh và Đại
Học Đà Lạt.
Từ
năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt
một loạt những cuốn sách về triết Việt,
mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lư Giáo
Dục,
Nhân Bản, Căn Bản Triết Lư Trong Văn Hóa
Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đ́nh
Trác viết về công tŕnh của ngài như
sau:
“Nhờ công phu mở đường trở về
triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và
Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của
Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương tŕnh
triết học Đông Phương được khai giảng
tại Đại Học Văn Khoa Sàig̣n năm 1958.
Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia
Kim Định tiện đường, đơn thương độc mă,
ông lên một nước táo bạo, mở đường đi
vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16
năm trời tại giảng đường Đại Học Văn
Khoa Sàig̣n, giáo sư đă ảnh hưởng sâu
rộng cho cả một thế hệ thanh niên và
sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đă
im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho
khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có
thể chối căi công phu xây dựng và ảnh
hưởng sâu rộng của ông trong lănh vực
văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa
Sàig̣n, ông mở rộng mặt trận tới các Đại
Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh
Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong
giai đoạn này ông đă sáng lập chủ thuyết
AI VI và ViỆT NHO”.
Nhận định về địa vị của triết gia Kim
Định trên trường Việt Nho, Việt Triết -
học giả Linh Mục Vũ Đ́nh Trác c̣n viết
như sau:
“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng
tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp
nơi đă suy tôn ông là Triết Gia Việt
Nam.
Ảnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của
ông đă gây ư thức cho người Việt khắp
nơi nh́n lại thực tại văn hóa của ḿnh.
Các đồ đệ
của ông đă đáp ứng nguyện vọng của Thầy
để khai thác và phổ biến Việt Lư của
Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm
An Việt được thành lập khắp nơi: San
Jose, Orange, Houston, Louisiana,
Washington DC, Philadelphia, Seattle, và
tại
Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v ...
An Vi đă như một luồng gió dân tộc bùng
lên khắp nơi có người Việt định cư.
Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như
bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN
VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Ảnh hưởng
của Triết Gia không những thế mà c̣n lan
rộng tới các học giả, triết gia ngoại
quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Đông”.
Năm
1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với
Thế Giới Ngày Nay” (International
Symposium on Confucianism and the Modern
World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan,
qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết
gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đ́nh Trác đă
thuyết
tŕnh đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông
Nam Á” (A Tao-Field for South East
Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn
Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan
tŕnh bày (Professor of Philosophy at
Taiwain National University). Đề tài này
đă gây tiếng
vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu.
Sau
đó ngài c̣n tham dự Hội Nghị Triết Học
tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The
World Congress of Philosophy) – Hội Nghị
Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33
tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII
International Conference on Asian and
North African Studies). Ngài nói với các
đồ đệ; “Thầy
phải đi để nói cho thế giới biết con
người, tư duy và đạo sống cao đẹp của
dân tộc Việt Nam”.
Nguyễn
Ngọc Bích, giáo sư Đại Học Georgetown,
Washington DC, viết về triết gia Kim
Định trong báo Ngày Nay, số 121:
“Trong nỗ lực đi t́m một con đường Việt
Tộc, Nhân Chủ, Tự Do, th́ chúng ta phải
kể ở hàng đầu công tŕnh đồ sộ của triết
gia Kim Định. Ở đâu ông cũng thế, không
phải sang Mỹ ông mới t́m “về nguồn”.
Việc làm của ông trong một t́nh cảnh mất
mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối
tiếp công việc của ông đă bắt đầu khi
c̣n ở trong nước, khi c̣n ở Miền Nam tự
do. Từ năm 1962 tới nay, ông đă hoàn tất
được 23 cuốn triết học, tương đương với
7000 trang, một mảng tư tưởng mà không
dễ mấy triết gia
có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi
ông cũng đă là một truyện quá rơ - dầu
ta có đồng ư với ông hay không, th́ ta
cũng không thể phủ nhận được tính cách
độc đáo của tư tưởng ông. Ngày nay tham
vọng cuối cùng của triết gia Kim Định là
sẽ dựng
xong một bộ Kinh (hiểu theo nghĩa
Bible) cho dân tộc ta. Để thực hiện tham
vọng này, ông đă cho in hoặc đang in năm
cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết”, đó
là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải
Triết, Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc,
Sứ Điệp Trống Đồng, Văn Lang Vũ Bộ (số
lớn do nhà in H.T KELTON xuất bản). Nếu
ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không,
th́ tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có.
Tại sao ? – Tại v́ nếu ta không nhất
thiết đồng ư với hết cả ư kiến của ông,
ta cũng sẽ được làm thân với một trong
những bộ óc triết lư lớn nhất nếu không
của nhân loại th́ cũng của Việt Nam. Tôi
nói điều này trong sự cân nhắc, cũng
không khác ǵ câu tôi sẽ trả lời cho
người nào hỏi: Có nên đọc Platon hay
Aristote không ? Đă nhất thiết ǵ ta
đồng ư với Platon trong tác phẩm La
République, nhưng ai không đọc tác phẩm
đó, th́ chắc chắn mất đi một mảng hiểu
biết rộng lớn
về triết học Tây Phương. Cũng như vậy,
ai không đọc Kim Định cũng không sao,
ông sẽ từ tốn mà “an vi”, để chờ một
ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông
thấy hết cả cái mất mát của ḿnh”.
Triết
gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm
1997 tại ḍng Đồng Công hải ngoại,
Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83
tuổi. Ngài để lại cho đời bộ triết Việt
Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho
dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô
hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một
Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa
Trời và Đất.
Danh Sách Tác Phẩm của Kim Định
(bấm vào tựa sách đọc tiếp)
Cửu Khâu
(9 đồi nhỏ - Những vấn đề thiết yếu)
Bát Sách
(8 quẻ - nền tảng cho nhiều sách
sau này)
Ngũ Luận
(Kinh điển – Minh Triết Việt)
Tam Phần
(Chơn dấu bảo vật dân tộc)
Thái B́nh
(Mở rộng khắp Thái B́nh
Dương)
Chưa in
35. Tập Tranh Nước Việt
36. Nguyên lư Mẹ
37. Gia Tài Của Mẹ
38. Triết Lư Nghệ Thuật Việt
39. Quốc Phả Sử Tŕnh
40. Triết Lư Thái Ḥa
41. Cẩm Nang An Vi
42. Hội Nghị Triết Học Thế Giới |
|
|
|
Các sách bị thất lạc
43. Duy Vật Và Duy Thực
44. Tự Chiêu Minh Đức
45. Tâm Đạo
46. Triết Lư Ḥa Giải
47. Huyền Sử Nước Việt |
|
|
1945
1957
1957
1975
1975 |
|