Căn cứ hải quân San Diego là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất Hoa Kỳ. Ở đây có một viện bảo tàng hàng không mẫu hạm, người ta gọi nó là viện bảo tàng khổng lồ trên biển.
Bức tượng Đầu hàng vô điều kiện ở căn cứ hải quân San Diego. Ảnh: Vơ Đắc Danh
|
Đó chính là chiếc hạm thứ 41 trong Đệ thất hạm đội của Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam được mang tên USS Midway. Và cũng chính USS Midway chở hơn 3.000 người Việt di tản vào ngày 30.4.1975. Nó có sức chứa 4.500 người và gần 100 phi cơ. Từ thế chiến thứ hai đến kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, USS Midway đă chở biết bao thân phận con người, và dường như tất cả c̣n lưu lại trong hàng ngàn pḥng ngủ, hàng trăm pḥng làm việc với những bức ảnh, những bức tượng, những hiện vật buồn vui, tử biệt – sinh ly của những cuộc đời chinh chiến.
Đứng ở tầng trên cùng của USS Midway nh́n lên bến, bất chợt tôi thấy một tượng đài sừng sững cao chừng bảy mét, bức tượng người lính hải quân ôm hôn cô y tá, nồng nàn và đắm đuối.
Sau khi quay phim xong, ngồi ngắm bức tượng, tôi nói người Mỹ làm tượng đài rất nhân bản, người lính đâu chỉ có cầm súng xông lên như tượng đài nhiều nơi mà tôi đă thấy. Người bạn Mỹ gốc Việt giải thích: “Bức tượng này có tên là Đầu hàng vô điều kiện, của nhà điêu khắc lừng danh thế giới J.Steward Johnson”. Tôi càng ngạc nhiên: tượng đài người lính, biểu tượng cho một binh chủng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh lại mang một cái tên chiến bại? Anh bạn giải thích tiếp: “Nghệ thuật của người Mỹ không mang ư nghĩa chính trị ǵ cả. “Đầu hàng vô điều kiện” ở đây có nghĩa là cô gái ấy đă đầu hàng nụ hôn táo bạo của người lính hải quân. Chỉ vậy thôi”.
Bức ảnh Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại. Ảnh: tư liệu
|
Tôi chợt nhớ, th́ ra đây là bức tượng phiên bản của bức ảnh Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại của nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt đă một thời làm xôn xao dư luận khi nó xuất hiện trên tạp chí Life. Bức ảnh này c̣n có tên Victory over Japan Day in Time square (Ngày chiến thắng Nhật Bản trên quảng trường Thời Đại), tức ngày 14.8.1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hầu hết các thành phố trên nước Mỹ đều tổ chức lễ mừng chiến thắng. Tại thành phố New York, trước quảng trường Thời Đại, người ta đổ xô đi dự lễ và những người lính hải quân tung tăng trên đường phố, họ hôn nhau và hôn tất cả mọi người.
Trong cuốn sách The eye of Eisenstaedt, nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt kể lại: “Trên quảng trường Thời Đại vào ngày V-J đó, tôi đă nh́n thấy một người lính thuỷ chạy dọc con phố và ôm chầm bất kỳ người phụ nữ nào anh ta nh́n thấy, bất kể già trẻ, béo gầy… Tôi chạy trước anh ta với chiếc máy ảnh Leica của ḿnh và quay lại để chụp anh ta nhưng không tấm nào khiến tôi ưng ư cả. Bất chợt trong giây lát, tôi nh́n thấy anh ta ôm lấy cái ǵ đó màu trắng. Tôi quay lại và bấm máy ngay khi người lính thuỷ hôn cô y tá. Giờ đây tôi nghĩ, nếu cô ta mặc đồ tối màu, hay anh lính thuỷ mặc đồng phục trắng, th́ chắc tôi chẳng bao giờ chụp bức ảnh đó. Tôi đă bấm máy chính xác là bốn kiểu, vỏn vẹn trong có vài giây. Tuy nhiên chỉ có đúng một kiểu thực sự tuyệt vời... Mọi người nói với tôi rằng khi tôi đă ở trên thiên đường, họ vẫn nhớ tới bức ảnh của tôi”.
Nụ hôn của hoà b́nh
Nữ y tá Edith Shain kể lại nụ hôn của 62 năm trước trong ngày
khánh thành tượng đài. Ảnh: tư liệu
|
Alfred Eisenstaedt – cũng như hàng triệu công chúng ngưỡng mộ bức ảnh – không hề biết hai nhân vật trong bức ảnh ấy là ai. Đến cuối năm 1970, bà Edith Shain viết một bức thư gởi cho Alfred Eisenstaedt nói rằng ḿnh chính là nữ y tá trong bức ảnh. Bà kể: “Hồi ấy tôi đang làm việc tại bệnh viện Doctors Hospital ở New York, khi nghe tin chiến tranh kết thúc, tôi cùng bạn bè tới quảng trường Thời Đại để ăn mừng. Khi tôi ra khỏi tàu điện ngầm và đi được một đoạn trên phố th́ bất ngờ một người lính thuỷ ôm lấy và hôn tôi, cảm giác của tôi lúc đó là cứ để anh ta hôn v́ nghĩ rằng anh ta đă chiến đấu cho ḿnh...”
Đến tháng 10.1980, tức 35 năm sau khi bức ảnh ra đời, tạp chí Life công bố đă có 11 người đàn ông và ba phụ nữ tự nhận là nhân vật trong bức ảnh. Sau bà Edith Shain, măi đến năm 2007 người ta mới xác định được nhân vật thứ hai là ông Glenn McDuffie, khi ấy đă là cụ già 80 tuổi. Ông Glenn McDuffie kể lại: “Ngày 14.8.1945, tôi đang đi tàu điện ngầm tới Brooklyn để thăm bạn gái. Khi ra khỏi tàu điện ngầm ở quảng trường Thời Đại cũng là lúc mọi người đang ăn mừng trên các con phố. Tôi cảm thấy rất phấn khích v́ em trai tôi đang là tù binh ở Nhật sẽ được thả. Tôi bắt đầu ḥ reo và nhảy nhót. Một nữ y tá ở gần đó nh́n thấy tôi và giang rộng ṿng tay về phía tôi. Tôi đi về phía cô ấy, ôm hôn cô ấy và nh́n thấy một người đàn ông cũng chạy về phía chúng tôi… Tôi đă nghĩ đó là chồng hay bạn trai cô ta đang ghen và chuẩn bị cho tôi ăn đấm. Nhưng khi thấy anh ta chụp ảnh ḿnh, tôi đă hôn cô ấy thật lâu để anh ta tha hồ chụp…”
Chàng lính thuỷ Glenn McDuffie trong lần sinh nhật thứ 81.
Ảnh: tư liệu
|
Ngày 10.2.2007, bà Edith Shain là khách mời vinh dự trong lễ khánh thành tượng đài Đầu hàng vô điều kiện tại San Diego. Hôm ấy có rất nhiều cựu chiến binh là thành viên của hiệp hội Những người sống sót Trân Châu Cảng, chỉ tiếc rằng không có ông Glenn McDuffie bởi hơn nửa năm sau đó người ta mới xác định được ông là nhân vật thứ hai trong bức ảnh. Nhiều người đặt câu hỏi: chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu ông có mặt trong ngày hôm ấy? Nhất là khi ông nghe bà Edith Shain phát biểu trước công chúng rằng: “Đă hơn 60 năm trôi qua nhưng tôi vẫn c̣n nhớ nụ hôn hôm ấy, mặc dù nó xảy ra rất nhanh, thậm chí tôi không nh́n rơ mặt anh ấy, bởi tôi nhắm mắt lại để được hưởng những giây phút hạnh phúc như bất kỳ người phụ nữ nào. Giờ nh́n lại ḿnh qua bức tượng, tôi thấy có quá nhiều sự lăng mạn. Bức tượng cũng gợi cho người xem một niềm hy vọng, một niềm khát khao tự do và thanh b́nh, khát khao t́nh yêu và hạnh phúc...”? Không có câu trả lời, v́ măi măi họ không c̣n có thể gặp lại nhau: bà Edith Shain vừa qua đời hôm 20.6 tại Los Angeles v́ bệnh ung thư, thọ 91 tuổi.
Bài và ảnh: Vơ Đắc Danh
|