"Tây Lương Nữ Quốc"
– nơi phụ nữ thoải mái có t́nh một đêm

Các cô gái có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài ḷng th́ “cấm cửa” và cho chàng khác lên gác vào đêm khác.

Được biết đến với cái tên “Vương quốc đàn bà”, phụ nữ bộ tộc Mosuo là một nhóm nhỏ dân tộc thiểu số sống quanh hồ Lugu tại tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Mosuo là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất c̣n sót lại ở Trung Quốc, hiện nay gồm khoảng 15.000 người.
 


Phụ nữ của bộ tộc Mosuo có quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào họ muốn. Vào độ tuổi 13, các bé gái sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở pḥng riêng tại nhà mẹ đẻ. Các em thậm chí c̣n có thể mời bất cứ chàng trai nào ḿnh thích tới nhà.

Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Mosuo sẽ cùng nhau nhảy nhiều điệu nhảy, các cô gái sau đó sẽ chọn ra một chàng trai để kết bạn một đêm, cũng có thể là một năm hoặc cả đời. Nếu như chàng trai có cảm t́nh với cô gái trước, anh ta sẽ chạm vào tay cô để mời nhảy cùng. Nếu cô gái cũng có t́nh cảm, cô sẽ chấp nhận lời mời bằng cách chạm lại vào tay chàng trai.

Người Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy tŕ phong tục “tẩu hôn”, tức là nam thanh niên đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ư, leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng.

Các cô gái có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài ḷng th́ “cấm cửa” và cho chàng khác lên gác vào đêm khác. Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Đêm đêm, chàng trai đến nhà “vợ”, sáng sớm lại về nhà ḿnh, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng…, c̣n cô gái ở nhà dệt thổ cẩm để mang ra chợ phiên bán.

Tục “tẩu hôn” dựa trên cơ sở đôi bên bằng ḷng, không được phép ép buộc, nhưng cũng có quy định cấm người cùng hay gần huyết thống “tẩu hôn”. Cùng với người mẹ, đứa bé sẽ sống suốt đời trong nhà gái, không làm dâu hay làm rể cho ai. Chẳng một người đàn ông nào được trở thành cha của những đứa trẻ mà họ tạo ra.

Không chỉ riêng Trung Quốc có bộ tộc như vậy, ở Châu Phi cũng có một bộ lạc mà nữ giới ở đây cũng có thể quan hệ với nhiều người đàn ông. Đó là cộng đồng người Tuareg được cho là có dân số khoảng một triệu người, trải rộng giữa các quốc gia ở châu Phi gồm Mali, Niger, Algeria, Libya…

Nam giới thường bàn bạc nhiều vấn đề với mẹ hoặc vợ. Khi một cuộc hôn nhân của người Tuareg đổ vỡ, người phụ nữ có quyền nuôi con, giữ mọi tài sản từ vật nuôi tới nhà cửa.

Trước khi thiếu nữ Tuareg kết hôn, họ được phép yêu bất cứ ai mà họ muốn, miễn là phù hợp với các quy tắc của bộ tộc. Để tán gái, nam giới thường dành hàng tiếng đồng hồ để viết thư với lời lẽ ngọt ngào. Theo Bulter, ngược lại, phái yếu cũng có thể làm thơ tán dương đàn ông.

Nữ giới trong bộ tộc này có quyền quan hệ t́nh dục với nhiều đàn ông khác ngoài mối quan hệ hôn nhân. Nam giới Tuareg có thể tới lều của người phụ nữ mà họ thích và ở lại đó qua đêm. Thành viên trong gia đ́nh sẽ giữ im lặng theo phép lịch sự. Người phụ nữ ấy vẫn có thể đón tiếp người đàn ông khác vào ngày hôm sau.

Bộ tộc không có “quả phụ”, nữ giới ít nhất phải kết hôn 3 lần

Bộ tộc Newar là một trong những bộ tộc cổ xưa nhất ở Nepal. Từ xưa đến nay, con gái bộ tộc này không bao giờ trở thành “góa phụ” bởi v́ trước khi 10 tuổi, các bé gái đă phải trải qua một lễ cưới rất đặc biệt.


Các cô dâu nhí đang làm lể cưới Ihi hay Bel. (Ảnh: Skanda Gautam)

Newar là một bộ tộc có lịch sử h́nh thành và phát triển lâu đời bậc nhất tại Nepal. Nh́n vẻ bề ngoài, người Newar không mấy khác xa với các tộc người khác, nhưng họ luôn tự hào bởi những nét đẹp mang tính riêng biệt trong phong tục tập quán của ḿnh. Từ bao đời nay, người phụ nữ Newar vẫn duy tŕ phong tục kết hôn ba lần và xem đó là diễm phúc của ḿnh.

Trước lúc các cô gái bộ tộc biết yêu, họ sẽ được tổ chức đám cưới lần thứ nhất, người chồng đầu tiên này sẽ cùng họ trưởng thành, không bao giờ rời xa, đến chết cũng không đổi; người chồng thứ hai th́ giúp họ học cách vượt qua bóng tối, lột xác trở thành một người phụ nữ.

Hôn nhân lần thứ nhất: Đám cưới với quả quách (Bel)

Những cô gái ở bộ tộc này trước khi đến tuổi trưởng thành sẽ kết hôn với một loại trái cây, tượng trưng cho t́nh yêu thủy chung và hôn nhân lâu bền, hơn nữa hôn lễ c̣n được thần linh chúc phúc, nhưng chú rể lại là một quả quách, hôn lễ được gọi là “Ihi”.

Người Newar rất coi trọng quả quách, v́ đây là loại quả có vỏ cứng, để vài tháng cũng không hỏng nên tượng trưng cho một hôn nhân vĩnh cửu. Quả quách này sẽ ở bên cạnh cô gái, cả đời không rời, sau khi cô gái trưởng thành kết hôn cùng đàn ông khác, người ta lại coi đó mới là hôn nhân hư ảo và ngắn ngủi.

“Đám cưới quả quách” thường là hôn lễ tập thể, các thiếu nữ trang điểm ăn mặc như cô dâu, mặc đồ màu đỏ, long trọng gả cho quả quách. Hôn lễ kết thúc, cha mẹ sẽ gói “chú rể” trong một tấm vải đỏ, để các cô gái cất kỹ trong người, làm bạn cả đời với ḿnh.


Hôn lễ kết thúc, cha mẹ sẽ gói “chú rể” trong một tấm vải đỏ, để các cô gái
cất kỹ trong người, làm bạn cả đời với ḿnh. (Ảnh qua News24)

Trong mắt người của bộ tộc, hôn nhân thế tục chỉ là ngắn ngủi hư ảo, mà kết hôn với quả quách cứng chắc lại tượng trưng cho hôn nhân vĩnh hằng. Sau này các cô gái dù có được người khác yêu thương ḿnh hay không, họ cũng đă có chỗ nương tựa từ lâu, đồng thời cũng học được quư trọng chính ḿnh.

Hôn nhân lần thứ hai: Kết hôn với thần Mặt Trời

Sau “Ihi”, vào lần đầu tiên có kinh nguyệt, các cô gái sẽ đón hôn nhân lần thứ hai trong đời ḿnh, trải qua 11 ngày dưới hầm ḷ tối tăm.

Hôn lễ lần này, các cô gái phải ở trong căn pḥng không có ánh sáng, tối tăm đến nỗi đưa tay không thấy được năm ngón, cô gái phải ở đó 11 ngày, trong suốt quá tŕnh không được ra khỏi pḥng, không được để đàn ông nh́n thấy, ăn uống th́ do người phụ nữ lớn tuổi trong nhà chuẩn bị.


Cô gái được người nhà bịt mắt dẫn lên sân thượng. (Ảnh qua OMG Nepal)

Măi đến ngày thứ 12 trước khi Mặt trời mọc, họ thức dậy, tắm rửa sau đó mặc trang phục truyền thống và đeo trang sức, cô gái được người nhà bịt mắt và dẫn lên sân thượng. Khi những tia nắng đầu tiên ló rạng, cô gái được cởi bịt mắt và tiến hành nghi lễ với Thần Mặt Trời.

Trong khoảng thời gian sống trong bóng tối, các cô gái trải qua thử thách dưới hầm ḷ, học cách một ḿnh đối mặt với cô đơn lạnh lẽo và nội tâm sợ hăi. Họ sẽ hiểu rằng, trên con đường nhân sinh đằng đẵng, gặp phải khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Cô gái bước ra khỏi bóng tối, hoàn thành lễ tẩy rửa thiêng liêng, đồng thời lột xác thành người phụ nữ. Tương lai, họ sẽ dùng tư cách một người phụ nữ trưởng thành, đón hôn nhân thứ ba trong đời, cùng người đàn ông kết làm vợ chồng.

Hôn nhân lần thứ ba: Gả cho một người đàn ông


Dù là hôn lễ với quả quách hay Mặt trời, điều các cô gái học được là cách yêu bản thân ḿnh, hiểu được giá trị tồn tại của ḿnh trong thế giới này, không sợ đối mặt sóng gió và khó khăn, bởi bóng tối qua đi sẽ là ánh mặt trời rạng rỡ. (Ảnh: Internet)

Trải qua 2 lần lễ tẩy trần của hôn nhân, các cô gái học được cách quư trọng chính ḿnh, biết đối mặt với cô độc. Sau này, nếu họ t́m được người như ư, dưới sự làm chứng của cha mẹ và người thân th́ có thể kết hôn. Sau khi trải qua hôn lễ lần thứ ba này, cô gái đă chính thức trở thành một người vợ.

Các cô gái sẽ không làm “quả phụ”, bọn họ có quả quách tượng trưng cho người chồng vĩnh viễn. Tương truyền, nếu người phụ nữ bộ tộc cảm thấy hôn nhân không hạnh phúc, họ sẽ đặt quả quách bên gối của chồng, ư là muốn chia tay. Nếu như người chồng qua đời, họ chỉ cần đặt quả quách bên cạnh di thể chồng ḿnh là có thể tái giá.

Dù là hôn lễ với quả quách hay tập tục sống dưới hầm ḷ, đều dạy cho các cô gái học cách yêu lấy chính ḿnh, hiểu được giá trị tồn tại của ḿnh trên thế giới này, không sợ đối mặt sóng gió và khó khăn, bởi v́ khi bóng tối qua đi, sẽ là lúc đón ánh mặt trời rạng rỡ.

***

Bộ tộc kỳ lạ ở Tây Tạng: Các anh em trai lấy chung vợ

Ở đây có một phong tục lạ lùng là anh em trong gia đ́nh có chung một vợ. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin tôn kính của người Mustang đối với tục lệ Tây Tạng cổ…

Bộ tộc Mustang hiện có khoảng 7.000 người sinh sống rải rác khắp khu vực rộng 2.000 km2 trong thung lũng sông Kali Ghandaki ở cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ, Tây Bắc Nepal.
Đây là một trong những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, ít người tới nhất thế giới. Ở đây có một phong tục lạ lùng là anh em trong gia đ́nh có chung một vợ. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin tôn kính của người Mustang đối với tục lệ Tây Tạng cổ.
Ngoài ra, điều này cũng xuất phát từ thực tế là đất đai của người Mustang rất hiếm và cằn cỗi. Nếu mỗi người lấy một vợ riêng th́ đất đai sẽ bị chia cắt thành nhiều phần, khiến cho gia đ́nh trở nên nghèo đói hơn.


Các thành viên của bộ tộc Mustang.


Con gái Mustang trong trang phục truyền thống.


Sống trên núi chật chội nên phải tiết kiệm đất. Những chiếc kèn dài trong ngày hội.


Ngày hội.


Những người phụ nữ của bộ tộc Mustang.


Phụ nữ trong trang phục lễ hội.