4 BÀI THƠ CỦA T.T.K.H.

 
*  BÀI THƠ THỨ NHẤT    <PPS - “Bài Thơ Thứ Nhất” - Click Here>
*  HAI SẮC HOA TIGON   <PPS - “Hai Sắc Hoa TiGon” - Click Here>
*  ĐAN ÁO CHO CHỒNG  <PPS - “Đan Áo Cho Chồng” - Click Here>
*  BÀI THƠ CUỐI CÙNG   <PPS - “Bài Thơ Cuối Cùng” - Click Here>

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT LOÀI HOA TRÔNG “DÁNG NHƯ TIM VỠ” MÙA THU VÀ HOA TIM VỠ
LÊ VĂN LÂN


 

Người yêu thơ Việt Nam nghe nói đến loài hoa trông “dáng như tim vỡ” bèn nghĩ ngay đến một loài hoa có tên rất Tây phương là hoa ti-gôn. Bởi v́ tên hoa ti-gôn đă dính liền với một nhà thơ nữ mà tông tích cực kỳ bí mật dưới ẩn danh TTKH. Cách đây hơn nửa thế kỷ, TTKH đă đem tả hoa này vào trong những bài thơ nổi tiếng tha thiết của ḿnh như Bài Thơ Thứ Nhất, Hai Sắc Hoa Ti Gôn, Bài Thơ Cuối Cùng. Dư luận văn thi đàn Việt Nam bỗng sôi nổi t́m hiểu TTKH là ai? Nhưng rồi tiếng thơ TTKH bỗng im bặt...Bí mật vẫn là bí mật bao trùm trong sự khao khát ngưỡng mộ của kẻ yêu thơ.
Lời thơ vụng dại da diết của TTKH nghe ra giọng của một thiếu nữ dậy th́, lần đầu mới biết yêu nên rất chân thành, nóng hổi thốt tự đáy tim. Nó khiến biết bao nhiêu thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam yêu thơ trong nhiều thế hệ, tiền chiến cũng như hậu chiến, trân trọng ghi chép và trao đổi lẫn nhau. Ai cũng tưởng tượng rằng ḿnh là TTKH hay người yêu của nàng trong một mối t́nh tuyệt vọng Roméo-Juliet. Hiện tượng này khác nào thuở phôi thai của phong trào ham mê đọc tiểu thuyết đầu thế kỷ, những thế hệ cha anh của họ say mê đọc tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và thơ của nữ sĩ Tương Phố vậy.

NHƯNG TTKH LÀ AI?
Tông tích của nàng chưa ai rơ, mặc dù mới cách đây một vài năm, thiên hạ muốn cố t́nh hâm nóng lại dư luận bằng cách phanh phui trên mặt báo chí, cho rằng để giải quyết một bí ẩn của một hồ sơ văn học.
Theo tôi, dù sự thực có chứng minh hùng hồn thế nào đi nữa mà đi t́m phỏng vấn thiếu điều căn vặn một nữ sĩ hiện c̣n sống có thế giá, thanh danh bị nghi là TTKH phải thú nhận ḿnh ngày xưa dù đă thành gia thất vẫn nuôi trong tâm tưởng một mối t́nh dù cao thượng trong sạch tha thiết lăng mạn, th́ cũng như: Là giết đời nhau đấy biết không?.Hơn nữa, như lời thơ xưa nàng thống thiết viết trong Bài Thơ Cuối Cùng:
Nếu không im được th́ tôi chết
Đêm hỡi! Làm sao lạnh thế này?

Người ta quên rằng TTKH vốn là một nhân vật khuê nữ dù lăng mạn nhưng tâm lư vẫn bị câu thúc trong khuôn phép lễ giáo câu nệ, nghiêm khắc cách đây hơn nửa thế kỷ ở Việt Nam. Mọi sự đàm tiếu của dư luận là một bản án tử h́nh cho danh giá gia đ́nh. Do đó, chúng ta hăy không những tôn trọng niềm im lặng bí ẩn văn học này, lại trân quí nó và đem “trước bạ” nó vào văn học sử Việt Nam. T́nh trạng cũng như văn học Pháp đă từng trân quí bài thơ ngắn tựa đề Un Secret chứa vỏn vẹn một gịng gọi là “Sonnet d’Arvers”. Tác giả Félix Arvers, thi sĩ duy nhất chỉ nổi tiếng với bài thơ này khởi đầu bằng câu “Mon âme a son secret, ma vie a son mystère” Khái Hưng dịch:
Ḷng ta chôn một khối t́nh
T́m trong phút giây mà thành thiên thu

Dư luận Pháp đă từng sôi nổi ṭ ṃ thắc mắc t́m hiểu: “Quelle est donc cette femme?” (Người đâu tả ở mấy gịng thơ đây?) rốt cuộc đành có thái độ tôn trọng niềm bí mật nên thơ thiên thu này.
Ở Việt Nam, có lần người ta t́m hiểu tông tích của cô bé 15 ngây thơ mà nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) mô tả trong thiên kư sự thơ Chùa Hương. Cuối bài thơ tác giả dí dỏm viết thêm: “Thiên kư sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, v́ không được lấy nhau th́ cô bé c̣n viết nhiều. Lấy nhau là hết chuyện” [Ngày Xưa, Hà Nội 1935].
 
NHƯNG SỰ THỰC TH̀ THẾ NÀO?
Nói ra, nó quá bi thảm đến độ phũ phàng qua sự tiết lộ của nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn với học giả Thái Văn Kiểm là Nguyễn Nhược Pháp chết v́ buồn phiền lúc 24 tuổi (1938) v́ không cưới được nàng, mặc dù yêu nhau tha thiết qua chuyến đ̣ Hương Tích. C̣n “cô bé” không lấy chồng được v́ dị tật sinh dục, nên tuyệt vọng phải tự trầm quyên sinh ở hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam Tinh Hoa – Hương Giang Thái Văn Kiểm – 1997).
Thành ra, chúng ta phải chăng nên thận trọng và đừng giết chất thơ của thi văn trong sự hăm hở t́m hiểu ṭ ṃ tách bạch thực tế quá éo le trong khi hoàn cảnh của người trong cuộc trong t́nh thế “Dẫu ta đi trọn đường trần, chuyện riêng há dám một lần hé môi!” Hé môi ra th́ chết! Ở trên, tôi mạo muội gợi ư nên “trước bạ” câu chuyện TTKH và hoa ti-gôn vào văn học sử Việt Nam. Trước bạ là đăng kư hay ghi chép một cách chính thức vào sổ bộ trong việc lập một tờ văn khế, văn tự phân minh chứng nhận cái quyền sở hữu thuộc về ḿnh một cách chính đáng một món ǵ. Tôi nói như vậy là bắt chước lối nói của học giả Phạm Quỳnh trong bài diễn văn lễ kỷ niệm Nguyễn Du ngày mồng 8.9.1924 tại hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội:
Truyện Kiều là cái “văn từ” của giống Việt Nam ta đă “trước bạ” với non sông đất nước này...
Câu chuyện TTKH và hoa ti-gôn nên trước bạ vào văn học sử Việt Nam v́ nhiều yếu tố hay lư do:
Trước tiên, TTKH là một tâm hồn thơ duy nhất đem gói ghém mảnh t́nh thiên cổ của ḿnh trong màu sắc diễm tuyệt của các cánh hoa ti-gôn. Trước và sau TTKH, không ai làm cả và vô t́nh làm một cách để đời. Nói đến TTKH là nói đến sắc ti-gôn, và ngược lại nói đến ti-gôn là nhớ đến t́nh TTKH. Không ai dám ấm ớ dành vào lănh vực này.
Trong văn học, từng có nhiều trường hợp trước bạ trứ danh, điển h́nh chuyện giai thoại thơ liên quan với thảo mộc cỏ hoa như sau:
-Nh́n cảnh đào se sắt trong gió đông, hồn thơ của ta bỗng thổn thức theo chàng Thôi Hộ đời Đường.
-Ngắm đóa mai sáng sớm, người ta phải ngâm nga:
Tiền đ́nh tạc dạ nhất chi mai.
-Nhắc đến cành liễu rũ, ư thơ xưa bỗng trở lại với câu Kiều:
Khi về hỡi liễu Chương đài –
Cành xuân đă bẻ cho người chuyên tay...

Ở Việt Nam, ăn canh rau sắn Chùa Hương, ta phải nhớ đến Tản Đà với giai thoại nữ sĩ Song Khê thật lăng mạn, chỉ một bài thơ đăng báo tỏ ư muốn ăn rau sắn chùa Hương, nhờ ai mua giùm mà được giai nhân mua gửi qua bưu điẹn tới tay. Nói đến tỉa thủy tiên, ta phải nhớ đến thi sĩ Lan Sơn, tác giả của bài thơ “Vết Thương Ḷng”, tương đương với bài thơ tựa đề “Le vase brisé” (Cái b́nh vỡ) của Sully Prudhomme.
Điểm thứ hai hoa ti-gôn là hoa ǵ? Chắc không ai bận tâm t́m hiểu gốc gác nó đâu? Ư nghĩa về vai tṛ bối cảnh của nó ra sao? Hiểu được hoa ti-gôn sẽ khiến ta phải trước bạ nó là một loài hoa của thi văn. Cái tên ti-gôn nói lên nguồn gốc ngoại lai của nó. Trước đây, có những thứ cỏ hoa cổ điển đă đóng vai tṛ tượng trưng ước lệ trong văn chương Việt Nam như cúc, đào, mai, sen, lư, trúc, liễu...Tuyệt nhiên, không có ti-gôn là thứ thảo mộc người Pháp mới du nhập vào đầu thế kỷ 20 như những hoa lai-ơn, hoa giấy, mimosa, cẩm chướng (carnation hay oeillet). Bỗng thơ của nàng TTKH kỳ bí thổi một luồng sinh khí cho hoa ti-gôn qua những câu vụng dại trữ t́nh nhắc đến “người ấy” của nàng:
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Giải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời cát mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh ḷng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ t́nh ta cũng thế thôi.

[Bài Thơ Thứ Nhất].
Tôi sợ chiều thu nắng phớt mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đ̣
Nếu biết rằng tôi đă có chồng
Trời ơi! người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng!

[Hai Sắc Hoa Ti Gôn].
TTKH sáng tác cả thảy ba bài là Bài Thơ Thứ Nhất, Hai Sắc Hoa Ti Gôn, Bài Thơ Cuối Cùng. Nhưng riêng Bài Thơ Cuối Cùng bị nghi không phải do TTKH v́ khi đăng báo không thấy đề TTKH, vả lại “điệu thơ và chất thơ có vẻ không tự nhiên” (Trần Tuấn Kiệt). Trong bài này, ta thấy không c̣n e ấp nhắc đến chữ “người ấy” và xưng “tôi” nữa, lại gọi thẳng là “anh” và xưng “em”, duy nhất chỉ nói ở câu cuối rằng: “Mưa buồn, mưa hắt trong ḷng ướt - Sợ quá đi anh...có một người!”. Một điều đặc biệt, ti-gôn được gọi là “hoa máu”, “hoa ḷng”!
Sau đây là vài điều tôi riêng t́m hiểu về hoa ti-gôn mà tôi nghĩ rằng không đến nỗi vô bổ và được thích thú theo dơi: Hoa ti-gôn là chữ Antigône thường được gọi tắt ở miền Bắc và Trung, trong Nam gọi nôm na “nho kiểng” (loại dây leo, nhánh, phát hoa có ṿi ở chót, chùm kép to, hoa 5 tai đỏ, ngoài 3 trong 2, tiểu nhị dính nhau ở đáy, noăn sào 3 cánh, 3 ṿi, nhụy bế quả, tên khoa học Antigonon Leptosus) [Việt Nam Tự Điển, Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ].
Ngoài ra, hoa ti-gôn c̣n vài chi tiết sau đáng nói là nguồn gốc ở Mễ Tây Cơ, ở Mỹ nó mọc hoang ở vùng sa mạc thấp tại California và Arizona, ở Việt Nam mọc hoang tại Phan Thiết. Ti-gôn là loại dây leo thường niên nhờ có củ to, ưa chịu nóng mùa hè và thích nhiều nước. Vào mùa đông, ti-gôn không chết, lá rụng nhiều, ngọn cây chết nhưng phục hồi chóng. Về màu hoa, loại sắc đỏ tươi thông thường, cũng có sắc trắng (Variety Alba, Hort) đúng như TTKH tả. Dàn hoa ở trước biệt thự nhà nàng vốn màu trắng: Thuở đó nào tôi có hiểu ǵ
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp màu hoa trắng
Là chút ḷng trong chẳng biếng suy.

Nhưng rồi, nhân một hôm, TTKH đọc một chuyện ngắn Hoa Ti-gôn của nhà văn Thanh Châu đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy tháng 9.1937 nàng mới biết hoa ti-gôn trong truyện màu hồng, nên nảy hứng sáng tác bài thơ bất hủ:
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai.

Những bài thơ của TTKH đánh dấu cao điểm phong trào dân Việt Nam ham đọc tiểu thuyết không phải dịch của Tàu hay của Pháp mà do những cây bút Việt Nam bắt đầu sáng tác mạnh trong thập niên 30. Song hành với những sách của Tự Lực Văn Đoàn có Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Đổ Đức Thu…tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy của nhà sách Tân Dân chủ trương do Vũ Đ́nh Long in số đầu ngày 2.6.1934 cung cấp món ăn tinh thần cần thiết này một cách phát đạt dễ sợ, suốt trong 10 năm đă in mỗi số hàng chục ngàn, phát hành khắp Bắc Trung Nam. Tờ Phổ Thông bán nguyệt san cũng do nhà Tân Dân in cho đến năm 1945 hàng trăm tác phẩm tiểu thuyết, khởi đầu với truyện Tắt Lửa Ḷng của Nguyễn Công Hoan. Trên hai tờ này, đă xuất hiện tên tuổi của Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương...
Về hoa ti-gôn, một điểm đáng nói là vào mùa thu, hoa rụng đầy mặt đất trông rất đẹp mắt giống xác pháo hồng ngày cưới. Nhưng TTKH nh́n hoa ti-gôn rụng lại buồn nhớ người xưa, điệu thơ của nàng nghe như điệp khúc du đương dệt bằng những chữ “thu” láy đi láy lại...
Một mùa thua trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương…
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Từ đấy thu về thu lại thu
Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tim một bóng người
Tôi nhớ lời người đă bảo tôi
Một mùa thu cũ rất xa xôi...
Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ
Một mùa thu cũ rất xa xôi...

Đọc TTKH, người ta có cảm giác buồn se sắt khi nghe một khúc đại hồ cầm bi ai hay đọc lại những bài “Giọt Lệ Thu” của nữ sĩ Tương Phố, hoặc chứng kiến cảnh chôn hoa trong Tuyết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á.
Một cao điểm cần ghi nhận trước bạ về thơ của TTKH là TTKH đă vô t́nh đẩy tính chất lăng mạn tiền chiến lên đến tuyệt đỉnh qua lối sử dụng h́nh ảnh của hoa ti-gôn và mùa thu trong sự diễn đạt tâm t́nh u tuẩn của ḿnh. Tính chất lăng mạn này đă được thi sĩ Thế Lữ khai mào với h́nh ảnh mùi mẫn sau trong bài Giây Phút Chạnh Ḷng, cảm tác tặng tác giả cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt:
Rồi có khi nào ngắm bóng mây
Chiều thu đưa lạnh gió heo may
Dừng chân trên bến sông xa vắng
Chạnh nhớ t́nh tôi trong phút giây.

H́nh ảnh ước lệ trong phong trào lăng mạn tiền chiến là mùa thu, mùa ly biệt, người ra đi vào nơi gió cát hay đứng đợi đ̣ sang sông, và người ở nhà vịn cành hoa nhung nhớ. TTKH thuộc lớp trẻ hơn trong thập niên 30 ở Việt Nam, theo trào lưu nếp sống gia đ́nh tư sản chớm theo xu hướng Tây học và quan niệm thẩm mỹ mới hơn với cảnh trồng dàn hoa ti-gôn hay bông giấy trước cửa biệt thự, nên TTKH không c̣n dịp vịn ngành mai, ngành đào hay đứng dưới dàn hoa thiên lư cổ điển nữa.
Chứng tích của thời này trong thơ TTKH là hoa ti-gôn, một loài hoa ngoại lai khá xa lạ với đại chúng bính dân nhưng lại trở thành đặc trưng gói ghém tâm t́nh lăng mạn Việt Nam thời thượng cho giới thanh niên nam nữ đương thời. Cũng như chứng tích sự suy tàn thê thảm của nền học thi cử đă được hiện ra với những chữ “sâm banh, sữa ḅ” trong thơ của Tú Xương:
Chi bằng đi học làm thông phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa ḅ.

Tuy nhiên, sự lăng mạn tiền chiến Việt Nam ít nhiều cũng đă khai phóng tâm t́nh của giới trẻ nhưng dù sao trên thực tế, c̣n bị g̣ bó trong tinh thần Khổng Giáo, chưa đến nỗi đi đến sự vùng lên chống đối nổi loạn, chỉ ẩn nhẫn chịu đựng trong sự câm nín, ít xảy ra sự bỏ nhà hay quyên sinh:
Ngang trái đời hoa đă úa rồi
Từng mùa gió lạnh, sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp
Để nhớ người không muốn nhớ lời !

Theo tôi, cái lăng mạn của thơ TTKH tượng trưng qua màu sắc ti-gôn rất đẹp và trong sáng, đẹp chay tịnh, đẹp “platonic” (lư tưởng) đẹp một cách tuyệt vọng, đẹp một cách man mác thiên thu như thơ của Félix Arvers hay như bài thơ bất hủ của Trung Hoa về hoàn cảnh một thiếu phụ đoan chính có chồng đă đầm đ́a nước mắt đưa trả cặp ngọc sáng lại cho chàng trai ngỏ ư thương ḿnh một cách trễ tràng...và chỉ nói: “Hận bất tương phùng vị giá th́ !” ư thơ ca dao Việt Nam: “Sao anh không hỏi những ngày em c̣n không!”
Câu chuyện thơ của TTKH và hoa ti-gôn đáng được “trước bạ” trong văn học sử Việt Nam như một vật trân quí. Nhờ thơ của một cô bé Việt Nam lần đầu biết yêu, loài hoa ti-gôn Tây phương lạ hoắc bỗng lưu danh trong ḷng yêu thơ của một thế hệ Việt với những mệnh danh biểu trưng sinh động như
-Hoa của chung t́nh hay một “chút ḷng trong chẳng biến suy”.
-Hoa của sự “tan tác sinh ly”.
-Hoa của dang dở thầm kín hay “tựa trái tim phai, tựa máu hồng”.
Hoa ti-gôn nguyên tên Tây phương là Antigône, ta gọi gọn là ti-gôn. Nó c̣n mang nhiều tên khác rất đẹp tùy theo địa phương xứ sở như: -Tràng hoa vương miện của Nữ Hoàng (Queen’s Wreath). -Hoa hồng của vùng Montana (Rose de Montana).Tên Mỹ thông dụng Coral Vine (dây leo san hô). Đặc biệt theo sách Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, ti-gôn c̣n được gọi là “Dây Hiếu Nữ” hay là “Hoa Nho”.