Theo vi.wikipedia.org th́ Nói lái là một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt.

Có nhiều cách nói lái:

-  Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Thídụ: Cái bằng – nói lái thành - Cắng bài

-  Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Thí dụ: Cái bằng – lái lại thành - Bắng cài

-  Cách 3 : Đổi dấu thanh. Thí dụ: Thuỵ Điển lái lại thành thủy điện

Các câu nói lái phổ thông:

- Câu đố: 

Lăng quằng lịt quịt ...lăng quằng trứng là cái ǵ? (lưng quần trắng)

Lăng quằng lịt quịt... lăng quằng rừn là cái ǵ? (lưng quần rằn)

- Chơi chữ cho líu lưỡi: 

Đếm thật nhanh những câu sau sẽ làm líu lưỡi và nói lái xảy ra:

Một con cá đối nằm trên cối đá. Hai con cá đối nằm trên cối đá. Ba con ...

Một thầy giáo tháo giầy. Hai thầy giáo tháo giầy. Ba thầy giáo..."

- Nói lái trong thơ:

Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt: 

Một bài thơ của cụ Thăo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1884:

     Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ
     Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.

Cụ Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng B́nh Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ Nhớ Bạn thế này:

     Nhắc bạn những thương t́nh nhạn bắc
     Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
     Đêm thâu tiếng dế đâu thêm măi
     Công khó chờ nhau biết có không

Bài thơ sau đây sẽ c̣n làm chúng ta thật sự ngạc nhiên về sự phong phú, đa dạng của ngôn từ tiếng Việt cũng như sự tài t́nh của nhà thơ:

Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi,
Chiến khu đong lúa chú khiên rồi
Thi đua sao cứ thua đi măi
Kháng chiến lâu rồi khiến chán thôi!!! 

Thầy giáo tháo giầy, tháo giáo án dán áo
Nhà trường nhường trànhường cả hoa, nḥa cả hương
Nhường luôn hết cả xe, nhè luôn hết cả xương
Nhường luôn miếng đất, nhất luôn cả miếng đường
Nhường tới tận rau, nhàu tới tận xương
Nhường tới cái túi, nhúi...tới cái tường
Lấy lương hưu, để lưu hương
Làm giáo chức, phải giứt cháo
Thảo chương, rồi để được ... thưởng chao

Một số nhà nghiên cứu cho rằng v́ ngôn ngữ Việt Nam đơn âm, nên những tiếng nói lái tương đối dễ cấu tạo và dễ có nghĩa. Điều quan trọng là tiếng nói lái trở lại chỉ có ư nghĩa khi nó trở thành một nghĩa khác như đấu tranh thành tránh đâu. Trái lại, nếu nó vô nghĩa như Cái bằng - nói lái thành - Cắng bài th́ không thể gọi là nói lái được. Trong giới b́nh dân có rất nhiều câu nói hoặc chuyện nói lái rất thô tục, rất dễ nói lái với những tiếng có vần "ôn" như môn, tôn... chủ yếu nhắm vào các bộ phận sinh dục và chuyện quan hệ giữa nam nữ... mà trong thơ Hồ Xuân Hương chúng ta cũng đă thấy ít nhiều như “trái gió”, “lộn lèo” (Trái gió cho nên phải lộn lèo), “đáo nơi neo” (Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo) hay những giai thoại về Trạng Quỳnh với những chữ “nắng cực”, “đá bèo” … 

Nhà báo NVT ở Sydney có kể rằng trong thời gian ông theo học ở một trường trung học tư thục Công Giáo ở Sài G̣n, ở đó vị linh mục tổng giám thị rất khó và vị này có hàm răng bi hô nên một số học sinh khi gặp thường rất lễ phép nói: “Con xin thưa cha rằng …”. Thoạt đầu cha cho rằng những học sinh này ngoan và nói năng thưa gửi lễ phép, nhưng sau đó th́ linh mục này biết những học sinh này trêu chọc về hàm răng hô của ḿnh (v́ “thưa cha rằng” nói lái thành “răng cha thừa”). Tương tự như vậy, ở một trường trung học tôi dạy trước đây ở Việt Nam, một cô giáo dạy Pháp Văn đă đôi lần phải khóc v́ bị một số học sinh rắn mắt gọi cô bằng một cái tên Tây “Hăng Rô” ( “hăng rô” là chữ nói lái của “răng hô - hô răng”). Cô có bị hô răng chút ít. Tôi nghĩ hồi đó việc niềng răng chưa phổ biến nên cô phải chịu vậy, chứ bây giờ th́ cô đă phải tốn vài ngh́n để chỉnh hàm răng hô của cô lại rồi!

Sau 30/4/1975, người dân đă có những tiếng nói lái để diễn tả những hiện tượng nghèo đói, tiêu cực, dối trá …khi phải sống dưới chế độ Công Sản như: quy mă nói lái thành qua Mỹgiáo chức nói lái thành giứt cháokhoái ăn sang nói lái thành sáng ăn khoaiđầu tiên nói lái thành tiền đâuđường Bác đi nói lái thành đường bi đáthộ khẩu nói lái thành hậu khổbảng đỏ nói lái thành bỏ đảngBùi Lan nói lái thành bàn luiVũ Như Cẩn nói lái thành vẫn như cũNguyễn Y Vân nói lái thành vẫn y nguyên v.v….

Nghe nói thời gian gần đây khi Việt Nam vẫn c̣n bị xếp trong danh sách những nước c̣n nghèo đói nên có người đề nghị phải đổi tên Đèo Ngang (một thắng cảnh đẹp ở miền Trung đă được Bà huyện Thanh Quan tức cảnh thành thơ trong một bài Đường Luật “vịnh Đèo Ngang” vẫn c̣n được truyền tụng đến ngày nay) thành một tên khác v́ “Đèo Ngang “ nếu nói lái thành “đang nghèo”. H́nh như đă có ư kiến đề nghị đổi tên “Đèo Ngang“ thành “Đèo Ngừng” nói lái thành “Đừng nghèo“. Nghe có vẻ hay lắm và với tên mới này hy vọng Việt Nam sẽ không c̣n tên trong danh sách các nước nghèo trên thế giới nữa! Nhưng muốn “Đừng nghèo” về lâu về dài th́ th́ có lẽ mọi người phải hạn chế sản xuất “tí nhau” cho dân số không tăng nhiều. Muốn vậy th́ ai ai cũng phải ngưng làm những công việc vợ chồng lúc đêm khuya. Như vậy lại phải đổi tên Đèo Ngang lần nữa thành “Đèo Đứng” cho thích hợp nhưng tên mới này khó được chấp thuân v́ “Đèo Đứng” nếu nói lái lại “đừng đ.” th́ cũng hơi có vẻ dung tục. Theo tôi th́ nên giữ lại tên này. Bạn nào có sáng kiến nào hay hăy đề nghị một tên hay cho thắng cảnh này, không chừng được thưởng lớn đó nghe!

Như đă nói ở phần trên, v́ tên tôi là Môn (có vần ôn) nên khi học lớp đệ nhất trường Nguyễn Đ́nh Chiểu, (một trường nam trung học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh ĐịnhTường) cũng đă bị mấy thằng bạn trời đánh cùng lớp chọc ghẹo bằng cách nói lái, nhất là trong giờ lư – hóa do thầy Nguyễn Văn Kiến phụ trách. Cứ lâu lâu chúng lại la lên: “Thưa thầy, thằng Môn nó viết bài không chịu chừa lề”. Một số thầy không hiểu và cũng chẳng nói ǵ v́ cho đó chỉ là một câu nói vớ vẩn nhưng thầy Nguyễn Văn Kiến th́ biết nên tủm tỉm cười. Chẳng hiểu sao, năm đó tôi học khá chăm mà cũng cứ bị mấy thằng bạn thưa với thầy Kiến: ”Thưa thầy, thằng Môn nó lười quá”. Cũng may năm đó không có cô giáo nào dạy lớp tôi, nếu có th́ chắc mấy cô phải khóc v́ mấy thằng học tṛ “trời đánh” này. Kể ra cũng khá bực ḿnh với cái tên của tôi quá. Đă mấy lần định lén tổ chức cúng chè đổi tên … nhưng cha tôi biết được nên rầy cho một trận nên thân và c̣n suưt bị ăn gậy nữa.

Cũng theo nhận định của một số người, th́ chính nhờ những cách phát âm sai của từng miền Bắc, Trung, Nam mà những chữ nói lái lại được phong phú thêm. Điều này mới nghe thấy có vẻ nghịch lư nhưng lại đúng. 

Chẳng hạn, một số người miền Bắc thường phát âm sai phụ âm “tr” thành “ch” do đó mới có những chữ như “trông trời” nói lái thành “chơi chồng” như trong những câu thơ dưới đây:
Cô kia sao cứ trông trời
Để tôi xin nguyện làm trời  trông
Trông trời sướng lắm phải không
Trời  trông lại c̣n mong nỗi ǵ!
 
Một số người miền Nam đôi khi phát âm những phụ âm “v” và “d” ở đầu mỗi chữ,  những phụ âm “c” và “t”, “n” và “ng” ở cuối mỗi chữ đều giống nhau hoặc không phân biệt khi phát âm những chữ có dấu hỏi, dấu ngă nên đă có những chữ được nói lái rất hay phát sinh từ những phát âm sai này. 

Tôi nhớ thầy Nguyễn Văn Kiến, dạy lư – hóa là một giáo sư giỏi, trẻ, đẹp trai và cũng khá nổi tiếng với những chữ nói lái. Khi vào lớp dạy, thường các giáo sư  mở sổ điểm danh đọc tên, riêng thầy Kiến th́ chỉ gọi trưởng lớp hỏi: “Hôm nay ai vắng” (“ai vắng“ nếu nói lái thành “ăng vái”, nhưng một số người miền Nam phát âm thành “ăn d.). Cũng vậy, có vài học sinh không chịu học bài và làm bài tập th́ thầy thường mắng nhẹ: “Tṛ này lười quá”, nhưng sau đó thầy lại cuời nhẹ nói thêm: “Tṛ này lại hỗn nữa, vừa hỗn vừa lười” . Ban đầu chúng tôi không hiểu nhưng sau này th́ biết nhưng vẫn không dám cười v́ thầy nói những câu này một cách rất b́nh thường và thầy không cười. Cũng cần nói thêm là lớp tôi và trường Nguyễn Đ́nh Chiểu chỉ có nam sinh nên thầy mới nói vậy cho vui cũng như để làm giảm bớt những căng thẳng cho năm cuối cùng của bậc trung học này. 

Thầy Lê Phú Thứ, giáo sư Anh Văn có kể cho tôi nghe, một vài nam sinh nghịch ngơm, trong giờ chơi thỉnh thoảng bắt con dê đực của bác bảo vệ trường cột vào chân bàn giáo sư trước giờ dạy của thầy Thế Viên. Thầy Thế Viên biết đây là sư nghịch ngợm, đùa vui của học tṛ nên không rầy la mà chỉ nói trưởng lớp dắt con dê trả lại cho bác bảo vệ trường và nhắc nhở lần sau đừng làm vậy nữa, mất thời giờ dạy của thầy. Thầy Thế Viên là giáo sư Việt Văn và cũng là một thi sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Khi học sinh cột con dê đực vào chân bàn giáo sư trong giờ thầy Thế Viên dạy là có ư nói lái tên thầy (Thế Viên nói lái thành “thiến vê” và phát âm giọng Nam thành  “thiến dê”).

Vâng chuyện nói lái th́ rất dông dài nhưng xin phép được tạm ngưng ở đây và hẹn các bạn vào một dịp khác. 

Xin dặn nhỏ riêng các bạn của tôi: “Năm nay là năm Nhâm Dần, năm con Cọp, nhớ dặn bà xă cho kỹ, nếu đi đâu lỡ có thấy cọp, dù là cọp hiền hay cọp nhỏ cũng nhớ đừng “bắt cọp” đấy nhé 

Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn


Những câu nói lái hài hước, bá đạo....

Ra bờ Hồ kiếm Bồ hờ...

Thế em là Mây? Sao anh thấy em là mê....

Như chim lầm tổ khi đặt con tim lầm chỗ.

Chết rồi tôi phải trở dzề, hông thôi lại bị trễ dzờ
Ôi thật bất ngờ Cao Văn Lầu lại nằm trong một câu văn Lào...
Hương qua đèo là Heo qua đường...
Dạo này thấy người yếu !!! Chắc do thiếu người ấy ?

Em không dám bung cánh tay, sợ Anh tung cánh bay ?...

T́nh như giấc mộng tan – Tàn như giấc mộng tinh...

Em càng nặng kư, em càng kỵ nắng...
Bán hết đám cá tươi để làm đám cưới ta...

Thầm thương em nên tôi mới thường thăm em.

Ta không thể ngủ vì ngu không thể tả !!!!
Đánh tung mỡ bạn để đánh tan mỡ bụng.
Thuận buồm xuôi gió rồi thuận gị xuôi bướm...

Thương em tới già rồi tha em tới giường...

Thương nhau mà sống và thông nhau mà sướng...

Đừng có sầu dù đầu có sừng !!!

Người ta gọi em là thánh yêu,
     Nhưng họ đâu biết là v́ em thiếu anh?...



Chim thiếu ăn chim t́m con sâu
     Em thiếu anh em sầu con tim

Thức đêm anh tỉnh bằng trà...
     Thích em anh trả bằng t́nh được không?

Trước khi cưới em là hồng tươi sáng...     


Cưới xong rồi em thành hàng tươi sống...
 

– Bật mí bí mật bị mất
– Công với Rùa là Cua với Rồng
– Cáo với sóc là cóc với sáo
– Đơn giản giống như đang giỡn
– Đấu tranh tức là đánh trâu, nhưng đánh trâu rủi bị trâu đánh th́ biết tránh đâu .
– Người sáng chói là người sói trán
– Muốn làm thủ tục nhanh phải có ǵ cho quan thục tủ
– Hiện đại mà không hại điện
– Cao nhân tất hữu « cao nhân tụ »
– Hương qua đèo là heo qua đường
– Ban lănh đạo là Bao lănh đạn
– C̣ lùi ~> C̣ không tiến là tiền không có
– Ghê gớm th́ đi gơm ghế
– Đừng mơ hăo cho hao mỡ
– Yêu nhiều th́ ốm, ôm nhiều th́ yếu
– Thầy tu mô Phật cũng thù Tây
– Khoái ăn sang nên … sáng ăn khoai
– Hộ khẩu là Hậu khổ

Những câu nói lái hơi tục tĩu ( 18+ )

– Gái Củ Chi , chỉ cu , hỏi củ chi ?
– Có chỗ đứng và cứng chỗ đó
– Cuối bài là cái b …
– Lai giống là …
– Thằng Hải dớ mặc quần hở d …
– Đại du là Đ … dai
– Ḷ tôn là L … to
– Kẹo vặt là C … vẹo
– Công ngủ là C … ngổng
– Đạo dụ là Đ … dạo
– Đạo Ù Ù là Đ … ào ào
– Tu phải đạo là tao phải Đ …

– « Gố giang hài, ḷ tôn vũ đệ
    Trung anh hào , cự bạch đại du
    Nhất nhật śnh tầu khu ai động
    Tam niên đỗ lể chẩm đăng ai »
 
– Gái quốc sắc lờn trôn dũ đệ
   Trai anh hào cự bặc đại du
   Ông công công khu công khủ đội
   Nhất niên khu động vạn niên sầu
 
– Sông Hương sương trắng mù anh đợi
   Nắng cực lên rồi cá không reo
   Gặp gái b́nh sinh tu phải đạo …
 
– Tĩnh Xuân chiêu giá tại thẩm du
   Thẩm du sương sáo sóng long trường
   Thiếu nữ ḷ tôn ngời tượng sứ
   Anh hùng phong nhĩ thích chính bong
 
– Anh hùng qua cầu ngồi thẩm du
   Tích Xuân chiêu giá sáo vị thu
   Anh hùng bên song đương tự sáng
   Thiếu nữ qua cầu mộng lưng du .

*************
 
Thầy giáo: Tại sao đàn ông, con trai thích đông vui ??
Học tṛ : Tại v́ đông vui là đui dông, đui là mù, dông là gió. Mù gió là ṃ dú (miền Nam đọc chữ v, d hay giống nhau).
Thầy giáo : Tôi phái (khoái) em rồi đó !!!
 
********************************

MẪU CHUYỆN VUI VỀ VIỆC NÓI LÁI

CÂU CHUYỆN 1:
"Nhớ lúc c̣n nhỏ, đọc sách Văn học sử Việt Nam của giáo sư Dương Quảng Hàm, thấy các câu như: “Con cá đối nằm trên cối đá, con c̣ lửa đậu ở cửa ḷ, chim vàng lông đậu trên giồng lang”… tác giả vô cùng khoái chí. Đă thế người Việt ḿnh lại có tính hài hước, biết pha tṛ trong câu đối nên đă tạo được nhiều câu chuyện văn chương dí dỏm, tiếu lâm…

Tác giả không thể nhịn cười được khi nghe kể lại câu chuyện đối đáp của một đôi trai gái trong một buổi lễ cưới tại Tân Thuận Đông (?). Sui gia hai họ, đàng gái th́ gốc G̣ Công c̣n đàng trai là người quận Hóc Môn, Gia Định. Số là, sau khi đi rước dâu từ khuya và sau phần nghi thức hôn lễ, hai họ và thân bằng quyến thuộc được nhà trai khoản đăi long trọng tại tư gia. 

Mà khi rượu vào th́ lời phải ra như ông bà ta xưa nay thường nói. Thấy các cậu đi họ nhà trai vừa liến thoắng vừa vui vẻ, một cô gái G̣ Công, không những xinh xắn mà lại có máu tiếu lâm, bị kích động, cả gan “chọc ghẹo” các cậu trai quê 18 Thôn Vườn Trầu. Cô nói:

- Trai Hóc Môn thật là danh bất hư truyền, chơi rắn mắt không ai chịu nổi!
Có ai đó lớn tiếng đ̣i cô giải thích. Cô thản nhiên đáp:
- Chứ không phải “Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc” đó sao? Hóc Môn là hôn móc chứ c̣n ǵ nữa! Mọi người vỡ lẽ cười vang lên làm các cậu đi họ nhà trai đỏ mặt v́ mắc cỡ (hay v́ nhậu quá trớn không chừng).

Cũng may, trong đám đi ăn cưới họ nhà trai lại có một nhân vật cừ khôi thuộc loại “tứ chiến giang hồ, vơ lâm cao thủ” trong làng tếu. Mặt đỏ gay v́ men rượu, cậu khoan thai đứng dậy chào hai họ rồi ung dung trả lời:
- Thưa quư chị quư cô, nhờ con trai Hóc Môn chơi bạo như vậy nên mới có chuyện “Gái G̣ Công vừa gồng vừa co” đó mà! (G̣ công nói lái là gồng co).
Mọi người lại được dịp vui cười thoải mái một lần nữa trong t́nh thông gia hai họ và về sau câu chuyện được đồn đăi khắp nơi." (sưu tầm)


CÂU CHUYỆN 2:
"Một lần khác ba anh em chúng tôi trong đó có một thầy dạy toán và một thầy dạy sinh vật có việc đi xa, bị mắc mưa giữa đường. Cả ba liền tắp vào một quán cà phê cạnh đường, vừa đụt mưa, vừa du dương điếu thuốc bên cốc cà phê phin nóng hổi. Tiệm cà phê khá lớn và rất đông nhân viên phục vụ. Đang ngồi lim dim nhả khói, bỗng thầy HTC, dạy môn vạn vật, nhớ lại chuyện hai con ḅ cạp giao hoan mà thầy có cơ may chứng kiến nên nảy ư làm một câu đối trong đầu rồi vừa cười mỉm, vừa rung đùi, ra vẻ khoái chí lắm. Thầy nghĩ rằng câu đối hóc búa nầy mà nói ra sẽ không ai đối được. Thầy cười duyên nói:

- Tôi dạy môn sinh vật nhưng nay tôi xin múa ŕu, nghĩ ra câu đối này đố anh em đối được th́ tôi sẽ phục sát đất. Này nhé:
“Con ḅ cạp, cạp con ḅ cạp, cạp chỗ ḅ mà ḅ chỗ cạp.”

 
Thầy Cao T. Giám học của trường, nguyên là giáo sư ban toán, gốc người Huế, nổi tiếng hài hước trong trường, trầm tư t́m vế đối. Cũng may, trước đó mấy ngày báo Trắng Đen trong đó có tường thuật một vụ quan hệ t́nh cảm bất chính của một cặp thương gia bị đổ bể và bị đưa ra Ṭa. Ngó ngay mặt thầy C., anh thách:
 
- Nếu tao đối được th́ mày trả chầu cà phê này nhe! C̣n nếu đối không chỉnh, tao sẽ trả hết, luôn hai gói Capstan. Mấy khách ngồi uống cà phê ở mấy bàn kế cận, cười tủm tỉm chăm chú lắng nghe.
Thầy Cao T. tằng hắng một tiếng rồi giả bộ nghiêm trang nói:
 
Anh tiểu thương, thương chị tiểu thương, thương chỗ tiểu mà tiểu chỗ thương.

Một tràng pháo tay nổ vang trong quán xen lẫn với tiếng cười vui. Thầy C. dạy môn sinh vật vừa gật đầu, vừa vỗ tay tán thưởng nhưng muốn t́m cách gỡ huề cho bớt “quê”, thầy nói:
 
- Bây giờ, nếu mấy anh đối được câu này, tôi sẽ mời chầu khác ngay tại đây v́ trời vẫn c̣n mưa, chưa thể đi được. Cả bọn đồng ư. Không khí trong quán cà phê bỗng trở nên ấm cúng và vui nhộn lên đến nỗi mấy anh chị chạy bàn cũng đứng lại nghe ngóng một cách thích thú. Thầy C. ôn tồn nói câu mới:
 
Thầy sinh vật, vật cô sinh vật, vật chỗ sinh mà sinh chỗ vật.

Anh tiếp viên trẻ, tự năy giờ tuy đi tới đi lui nhưng vẫn chăm chú lắng nghe một cách khoái chí. Bỗng anh góp ư:
- Xin phép mấy anh cho tôi tham gia được không?
Mọi người đồng thanh hoan hô và khích lệ cậu tiếp viên. Cậu ta làm ra vẻ rụt rè rồi đáp:
- Em nói ra, nếu có ǵ sai, xin quư anh tha cho nhé! Em xin đối:
 
Anh cà phê thương chị cà phê, phê chỗ cà mà cà chỗ phê.

Báo hại thầy sinh vật lại tốn thêm một chầu cà phê thuốc lá nữa… C̣n mấy cô nữ tiếp viên đồng loạt cười vang rân rồi chạy trốn vào trong v́ mắc cở…" (sưu tầm)
 
*****************************
 
Nói lái với ngôn ngữ ngoại quốc

Thầy giáo dạy tiếng Pháp ghi trên bảng: Onze heures dix minutes (Chữ ''dix'' trước danh từ, được đọc là /di/ (đi). Câu có nghĩa ''Mười một giờ, mười phút.'' Anh học tṛ nọ phát âm theo kiểu Việt: Ông giơ đít mi nút.

 
V́ sao phụ nữ thích nấu nướng? V́, Nấu là Đun, Nướng là Thui. Đun Thui là Đui Thun. Đui là Mù, Thun là Co, Mù Co là.....ṃ cu!
 
Lưu loát tiếng Anh thời @:
Hỏi: you try, you five, you five you now ?
Trả lời : I five hight you....hehehe
Có nghĩa là :vú trái ,vú phải anh phái (khoái) vú nào ??
Trả lời : tôi phái (khoái) hai (2)vú .hehehe


Sưu Tầm