Hiện Tượng Thơ & Nhạc Nguyễn Tất Nhiên
 
Trước 1975, Sài G̣n có một hiện tượng trong sinh hoạt văn học – nghệ thuật khá lư thú. Đó là trường hợp Nguyễn Tất Nhiên (1952 - 1992), được mọi người biết đến như một nhà thơ nhưng cũng ít người biết anh c̣n là một nhạc sĩ.

Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30/5/1952 tại xă B́nh Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Ḥa. Anh học trường Trung học Công lập Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970.

Khi mới chập chững bước vào Trung học Đệ nhất cấp, Nguyễn Tất Nhiên đă làm thơ và bạn bè khen thơ của anh hồi đó “rất xuất sắc”. Năm 1966, khi mới 14 tuổi, Nguyễn Tất Nhiên đă lập một “thi văn đoàn” mang tên “Tiếng Tâm T́nh” với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ.

Hai anh “thi sĩ học tṛ” đă chung nhau xuất bản một tập thơ mang tựa đề “Nàng thơ trong mắt” với bút hiệu Hoài Thi Yên Thi (Nguyễn Tất Nhiên) và Đinh Thiên Phương (Đinh Thiên Thọ). Gia đ́nh Nguyễn Tất Nhiên có tiệm may âu phục lớn ngay trong trung tâm thành phố, c̣n gia đ́nh Đinh Thiên Thọ có tiệm tạp hóa rất khá giả… nên tiền in thơ… là chuyện nhỏ!

Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công, thơ in ronéo tặng cho các nữ sinh chẳng ai buồn đọc. Tập thơ xuất bản, gửi bán trong tiệm sách ở đầu chợ Biên Ḥa, để lâu giấy vàng cả ra cũng chẳng ai mua!

Đầu óc Nhiên được mô tả là lúc nào cũng như mơ mộng, suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả trong khi c̣n đang đi học. Bạn bè thời đó gọi đùa Nhiên là “Hải-ngố” hay “Hải-khùng”.

Phải đợi đến khi thơ của Nhiên được một giáo sư trong trường gửi cho tạp chí Sáng Tạo mới được mọi người chú ư. Các nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy thơ của tác giả Nguyễn Tất Nhiên nào đó đăng trên báo vừa hay vừa lạ nên phổ nhạc. Từ đó Nguyễn Tất Nhiên bắt đầu nổi tiếng.

Năm 1972, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ Trường Sĩ quan Thủ Đức, nhưng khi mới đi tŕnh diện khám sức khỏe tại Trung tâm Nhập ngũ số 3 đường Tô Hiến Thành th́ bị các bác sĩ trong Hội đồng Giám định Y khoa… chê và cho về với lư do “tâm thần không ổn định”.

Cũng như nhiều thi sĩ khác, đă làm thơ th́ chắc chắn sẽ có một… “nàng thơ”! Ở trường hợp Nguyễn Tất Nhiên, đó là người bạn học cùng lớp mang tên Duyên, nàng là một “cô Bắc kỳ di cư” hồi năm 1954.


Chân dung Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992)

Chính cô Duyên là nguồn cảm hứng cho những bài thơ đă khiến Nguyễn Tất Nhiên được mọi người biết đến như “Cô Bắc Kỳ nho nhỏ” (Phạm Duy phổ nhạc), “Linh mục” (Nguyễn Đức Quang phổ nhạc thành “V́ tôi là linh mục”), “Ma sơ” (Phạm Duy phổ nhạc thành “Em hiền như ma sơ”), “Khúc t́nh buồn” (Phạm Duy phổ nhạc thành “Thà như giọt mưa”)…

Có điều mọi người ít biết đến là Nguyễn Tất Nhiên đă có 4 năm học đàn và sáng tác ca khúc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa. Những sáng tác của anh phải kể đến Chiều trên đường Hồng Thập Tự, Khi nào em vượt biển, Như màu nắng sân trường, Sài G̣n trên đường Nguyễn Du, Sông chiều áo trắng, Paris thu khúc, Trên nát tan tôi…

Năm 1980, Nguyễn Tất Nhiên sang định cư tại Pháp, rồi sang Mỹ sống ở Quận Cam.

Ngày 3/8/1992, người ta thấy anh nằm chết trong một chiếc xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California. Mộ Nguyễn Tất Nhiên nằm trong “Vườn vĩnh cửu” thuộc nghĩa trang Westminster phía tây Little Saigon và thường được những người du khách Việt đến thăm viếng.

Theo lời nhà báo Đoàn Thạch Hăn th́ bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên là do nhà thơ Du Tử Lê đặt. Nhiên bảo, ngay lần đầu mới gặp, Du Tử Lê đă chê cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thi.

Nhiên hỏi Du Tử Lê: “Bạn bè em ai cũng chê. Cái bút hiệu này hơi sến phải không?”. Lê đáp: “Tất nhiên”. Du Tử Lê nói thêm: “Họ Nguyễn hả? Ừ th́ lấy luôn là Nguyễn Tất Nhiên đi”. Thế là cái tên định mệnh đó ra đời, gắn chặt với thi nghiệp của một con người tài hoa bạc mệnh.

Người ta nói thơ của Nguyễn Tất Nhiên viết về t́nh yêu của tuổi trẻ qua những cảm xúc cũng như tư tưởng “kỳ cục”! Anh thổi một làn gió mới vào thơ Việt Nam với đầy những ư tưởng kỳ lạ: Người yêu là dao nhọn, là tín đồ duy nhất… c̣n anh là linh mục, giảng lời t́nh nhân gian.

Đó chính là cách ẩn dụ táo bạo để nói về cái t́nh cảm âu yếm trong đau khổ, lạc quan trong bi thiết của những người yêu nhau. Những ḍng thơ “kỳ lạ” của anh được đón nhận như một “hiện tượng”, bên cạnh đó là các nhạc sĩ nổi tiếng đă phổ nhạc để phổ biến rộng răi.

Một hiện tượng kết hợp nhuần nhuyễn giữa Thơ và Nhạc hiếm có trong sinh hoạt nghệ thuật của Miến Nam trước thời kỳ 1975.


Nguyễn Tất Nhiên qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Cường
 

* Những bài hát phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên:
- Thà như giọt mưa (Phạm Duy)
- Cô Bắc kỳ nho nhỏ (Phạm Duy)
- Hai năm t́nh lận đận (Phạm Duy)
- Em hiền như Masoeur (Phạm Duy)
- Anh vái trời (Phạm Duy)
- Hăy yêu chàng (Phạm Duy)
- V́ tôi là linh mục (Nguyễn Đức Quang)
- Trúc Đào (Anh Bằng)
- Nỗi sầu khổ dịu dàng (Nguyễn Hữu Nghĩa)
- Lời buộc ràng trăm năm (Nguyễn Hữu Nghĩa)
- Như những hoàng hôn (Nguyễn Hữu Nghĩa)
- Xin chở t́nh ta theo (Nguyễn Hữu Nghĩa)
- Con sáo sang sông (Vơ Tá Hân)



Nguyễn Tất Nhiên


* Thơ Nguyễn Tất Nhiên (Nguồn: Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nxb Nam Á, Paris, 1982):

Khúc t́nh buồn
1
người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc ṃn tay
trùng trùng gió lộng
người từ trăm năm
về khơi t́nh động
ta chạy ṿng ṿng
ta chạy ṃn chân
nào hay đời cạn
người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
2
thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi c̣n kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
1970

(Bài thơ đă được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát “Thà như giọt mưa”:  https://www.youtube.com/watch?v=a-KMG1yoG8Q).


Nhà thơ và Nàng thơ
 

Hai năm t́nh lận đận
1.
hai năm t́nh lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
cùng thở dài như nhau
hai năm t́nh lận đận
hai đứa cùng hư hao
hai năm t́nh lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn c̣n mắt liếc
anh vẫn c̣n nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao
2.
em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người t́nh thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
rơi xuống trần gian mưa
anh bây giờ có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nh́n bụi bậm
làm phân bón rêu xanh 
3.
hai năm t́nh lận đận
em đă già hơn xưa!

(Bài thơ đă được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên: https://www.youtube.com/watch?v=595Pxl7R44c).


Có phải đây là cô Bắc kỳ tên Duyên?


Duyên của t́nh ta con gái Bắc

ta sẽ về thương lại nhánh sông xưa
thương lại bóng h́nh người năm năm trước...
em nhớ giữ tính t́nh con gái Bắc
nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
nhớ dịu dàng nhưng thâm ư khoe khoang
nhớ duyên dáng, ngây thơ... mà xảo quyệt!
ta sẽ nhớ dặn ḍ ḷng nên tha thiết
nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
nên hùng hổ... để đợi giờ thua thiệt!
nghe nói em vừa thi rớt Luật
môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời
mắt công nương thầm khép mộng chân trời
xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(dù thật sự cũng đáng đời em lắm
rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
ta - thằng ôm hận tú tài đôi
không biết t́m ai mà kể lể
chim lớn thôi đành cam rớt lệ
ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh!
nếu v́ em mà ta phải điên t́nh
cơn giận dữ đă tận cùng mê muội
th́ đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài yếu đuối
tay tre khô mối mọt ăn luồn
dễ găy ḍn miểng vụn tả tơi xương
khi tàn bạo siết cổ người yêu dấu!
em chẳng bao giờ rung động cũ
ta năm năm nghiệt ngă với t́nh đầu
nên trở về như một con sâu
lê chân mỏng qua những tàn cây rậm
nuôi hy vọng sau ngàn mưa nắng lậm
lá-xanh-em chưa dấu lở loang nào
để ta c̣n thi sĩ nhất loài sâu
nh́n lá nơn, tiếc, thèm... đâu dám cắn!
nếu v́ em mà thiên tài chán sống
th́ cũng v́ em ta ngại bước xa đời!
1972


Nguyễn Tất Nhiên (thứ hai từ trái qua) và các bằng hữu ở Westminster, Hoa Kỳ.


Trúc đào
Trời nào đă tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ c̣n chưa muốn tàn
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng
Quên người - nhất quyết tôi quên
Mà sao gặp lại c̣n kiên nhẫn chào
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Mùa thu lá rụng êm đềm
Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi v́ hai đứa ngây thơ
T́nh tôi dạo ấy là... ngơ ngẩn nh́n
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
T́nh tôi nít nhỏ ngồi mơ cũng thừa
Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày
Chiều nay ngang cổng nhà ai
Nhủ ḷng tôi chỉ nh́n cây trúc đào
Nhưng mà không hiểu v́ sao
Gặp người xưa lại nh́n nhau mỉm cười?
1973

(Bài thơ đă được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát cùng tên).


Mộ Nguyễn Tất Nhiên
 

Linh mục
1.
dĩ văng là địa ngục
giam hăm đời muôn năm
tôi - người yêu dĩ văng
nên sống gần Satan
ngày kia nghe lời quỉ
giáng thế thêm một lần
trong kiếp người linh mục
xao gầy cơn điên trăng!
2.
v́ tôi là linh mục
không mặc áo nhà gịng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
v́ tôi là linh mục
giảng lời t́nh nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
v́ tôi là linh mục
phổ lời t́nh nhân gian
thành câu thơ buồn bă
nên hạnh phúc đâu c̣n
nên người t́nh duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông
v́ tôi là linh mục
không biết mặt thánh thần
nên tín đồ duy nhất
cũng là đấng quyền năng!
3.
tín đồ là người t́nh
người t́nh là ác quỉ
ác quỉ là quyền năng
quyền năng là tín đồ
tín đồ là người t́nh
4.
v́ tôi là linh mục
không biết rửa tội người
nên âm thầm lúc chết
tội ḿnh c̣n thâm vai...
1970

(Bài thơ đă được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ nhạc thành bài hát “V́ tôi là linh mục”).

Ma Soeur
đưa em về dưới mưa
nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió
hồn ḿnh gần nhau chưa?
tay ta từng ngón tay
vuốt lưng em tóc dài
những trưa ngồi quán vắng
chia nhau t́nh phôi thai
xa nhau mà không hay
(hỡi em cười vô tội
đeo thánh giá huy hoàng
hỡi ta nhiều sám hối
tính nết vẫn hoang đàng!)
em hiền như ma-sơ
vết thương ta bốn mùa
trái tim ta làm mủ
ma-sơ này ma-sơ
có dịu dàng ánh mắt
có êm đềm cánh môi
ru ta người bệnh hoạn
ru ta suốt cuộc đời
(cuộc đời tên vô đạo
vết thương hành liệt tim!)
đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở t́nh nhau mệt nhọc!
đưa em về dưới mưa
áo dài sầu hai vạt
khi chấm bùn lưa thưa
đưa em về dưới mưa
hỡi em c̣n nít nhỏ
chuyện t́nh nào không xưa?
vai em tṛn dưới mưa
ướt bao nhiêu cũng vừa
cũng chưa hơn t́nh rụng
thấm linh hồn ma-sơ
1971

(Bài thơ đă được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát “Em hiền như Ma Soeur”).

Nguyễn Ngọc Chính