Friday, July 20, 2012 4:44:17 PM   
  Cựu học sinh Chân Phước Liêm tổ chức đại hội ‘Về Nguồn’
   Nguyên Huy/Người Việt
 
SANTA ANA (NV) -“Về nguồn với chúng tôi là phải biết quay về với nguồn cội nơi mà ngôi trường Chân Phước Liêm được thành lập để giới thiệu cho các thế hệ con em chúng tôi. Về nguồn với chúng tôi cũng là hướng về ngôi trường xưa, những kỷ niệm thời son trẻ và nhớ về đất nước.”
 

Nam nữ giáo sư và cựu học sinh Chân Phước Liêm ḥa chung niềm vui trong ngày hội ngộ “Về Nguồn”. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)

Đó là lời giải thích của ông Nguyễn Công B́nh, trong ban tổ chức, về chủ đề năm nay của Đại Hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm được tổ chức tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana, mới đây.

Khoảng trên 130 anh chị em cựu học sinh Chân Phước Liêm từ nhiều nơi về tham dự. Theo ban tổ chức, khi xướng danh, có những cựu học sinh Chân Phước Liêm từ Đan Mạch, Canada, Minnesota, Texas, Arizona và cả từ Việt Nam tới tham dự. Một số giáo sư từng dậy tại Chân Phước Liêm cũng có mặt như “các thầy Thành, thầy Mẫn, thầy Nghiêm, thầy Hà Thúc Như Mỹ, cô Kim Nguyên, thầy Phạm Ngọc Anh, sơ Thiên Mai, thầy Trần Văn Trí...”

Không khí thật vui và thân mật như trong một gia đ́nh trong ngày Tết. Hầu hết các cựu nữ sinh Chân Phước Liêm đều mặc những chiếc áo dài nhiều màu sắc rực rỡ, ríu rít gọi nhau đến chụp h́nh kỷ niệm trước khi bữa tiệc hội ngộ bắt đầu. Nhiều cựu nam sinh cũng chen nhau xuất hiện trong những pha chụp h́nh của các bạn nữ sinh thuở nào.

Dưới ánh đèn của các chuyên viên chụp h́nh kỷ niệm cho đại hội, ai nấy đều không dấu được nét vui tươi hớn hở trong cái thân t́nh được nắm lại bàn tay của người bạn học xưa mà thời gian 37 năm qua đă chia cắt nhiều người. Ông Lê, một cựu học sinh, hồn nhiên cho biết: “Hôm nay chúng tôi không c̣n phân biệt niên khóa nào. Tất cả chúng tôi là cựu học sinh của Chân Phước Liêm, sống trong sự chan ḥa của t́nh bạn cũ, nghĩa thầy cô xưa, anh ạ.”

Có được cái chân thiết ấy có lẽ v́ Chân Phước Liêm là một ngôi trường tư nhỏ, trong quận G̣ Vấp, Sài G̣n. Trường được khai giảng vào năm 1961 do các linh mục thuộc Ḍng Đa Minh đứng ra tổ chức.

Ông Nguyễn Công B́nh cho biết: “Ngày khai giảng chỉ có duy nhất một lớp đệ thất, c̣n lại là các lớp tiểu học. Từ đó, trường tiến dần lên sau mỗi niên khóa và nhanh chóng tổ chức được đến các lớp đệ nhất cấp trung học như các trung học công lập. Do đó mà anh chị em các lớp thuộc nhiều niên khóa khác nhau đều biết nhau cả v́ đă có cùng nhau một thời gian dài cùng dưới mái trường này.”

Cô Hoa, một cựu học sinh khác, ra trường sau năm 1976 khi cộng sản đổi tên trường là “Trường Phổ Thông Cấp Ba G̣ Vấp,” c̣n nhớ: “Tuy là trường tư, học sinh phải đóng học phí, nhưng những học sinh nghèo mà xuất sắc nhà trường đă miễn cho khỏi đóng học phí. Nếu là học sinh giỏi cũng được bớt từ 50% đến 75% học phí.”

Một niên trưởng cựu học sinh Chân Phước Liêm là ông Hoàng Hải phát biểu trong dịp này: “Hôm nay chúng ta tuy không cùng một lớp, một niên khóa nhưng tất cả chúng ta đă cùng từng chia sẻ những kỷ niệm thơ ấu trong mái trường này. Chúng ta nên trân trọng những thời khắc chúng ta được sống lại như thế này. Chính cái thời khắc quí báu này nó làm sinh động đời sống của chúng ta. Xin hăy gạt bỏ mọi dị biệt trong cuộc sống để chúng ta cùng sống vui trọn vẹn trong lần hội ngộ này.”

Cô Thùy Ngân, một du học sinh Việt Nam thuộc thế hệ thứ nh́ Chân Phước Liêm, mong mỏi học xong sẽ ở lại Hoa Kỳ. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)

Để nhấn mạnh cho ư nghĩa về nguồn cho giới trẻ con em Chân Phước Liêm, ban tổ chức mời hai bạn trẻ là Nguyễn Trí Khang và Vũ Ngọc Bảo Khanh làm MC cho buổi họp mặt. Với dáng dấp tươi trẻ, hồn nhiên, Trí Khang và Bảo Khanh làm cho thế hệ cha anh rất vui mừng khi thấy các em rất lưu loát và phát âm khá chuẩn xác tiếng mẹ đẻ. Không chỉ có hai MC là tuổi trẻ Chân Phước Liêm có mặt mà c̣n cả đội Lân Chân Phước Liêm nữa cũng như rải rác trong các bàn tiệc, nhiều bạn trẻ cũng đến tham dự cùng cha mẹ. Cô Thùy Ngân, một du học sinh, cháu của một cựu nữ sinh Chân Phước Liêm có mặt trong cuộc vui này, bày tỏ: “Cháu thấy vui quá. Ở Việt Nam cháu không thấy có những buổi sinh hoạt như thế này. Học xong cháu sẽ t́m cách xin ở lại Hoa Kỳ.”

Đây chính là sự thành công trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt tị nạn cộng sản.

Sau những phút mừng vui hội ngộ, chụp h́nh kỷ niệm và hàn huyên tạm đủ, buổi họp mặt được khai diễn bằng một lễ tưởng niệm các linh mục và giáo sư đă khuất trước chương tŕnh văn nghệ do các cựu học sinh Chân Phước Liêm đảm nhận. Cuộc vui kéo dài đến 11 giờ khuya bằng một buổi dạ vũ thật thân t́nh.


   Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com